3. Một đời như kẻ tìm đường

Trước khi đọc (SGK Kết nối tri thức và cuộc sống)

Hướng dẫn giải

Mỗi lựa chọn của chúng ta trong hôm nay đều có ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống của chúng ta trong tương lai, bởi nó sẽ dẫn đến những hướng đi khác nhau trên đường đời.

- Để đưa ra lựa chọn đúng trong cuộc đời, chúng ta cần xác định được mục tiêu của bản thân, năng lực của bản thân để từ đó xác định con đường phù hợp với chính mình.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Câu 1 (SGK Kết nối tri thức và cuộc sống)

Hướng dẫn giải

     Nội dung sẽ được trình bày trong văn bản có thể là về khó khăn của nhân vật khi phải lựa chọn những con đường cho tương lai.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Câu 2 (SGK Kết nối tri thức và cuộc sống)

Hướng dẫn giải

Người viết đã nêu ra những tình huống lựa chọn là:

- Tình huống lựa chọn ngoại ngữ thịnh hành và chương trình học cổ điển hoặc hiện đại. Cha mẹ nhân vật có ý hướng anh vào chương trình cổ điển còn nhân vật tôi sau khi nghe nhạc Mỹ thì nghiêng hẳn về phía hiện đại.

- Tình huống lựa chọn ngành nghề, công việc trong tương lai. Cha anh muốn anh theo ngành kiến trúc, mẹ thì thích bác sĩ và cuối cùng cả hai hướng nhân vật tôi theo nghề công chức – một sự lựa chọn an toàn.

 

 

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Câu 3 (SGK Kết nối tri thức và cuộc sống)

Hướng dẫn giải

     Những suy ngẫm, đúc rút của người viết là cuộc đời luôn có nhiều ngã rẽ, khúc quanh phải lựa chọn, dù muốn hay không thì chúng ta cũng phải đưa ra một lựa chọn hoặc đôi khi không có quyền được chọn. Mỗi lựa chọn, mỗi lộ trình sẽ đẩy chúng ta đến với sự thay đổi có thể tốt hoặc có thể xấu.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Câu 4 (SGK Kết nối tri thức và cuộc sống)

Hướng dẫn giải

   Giữa lựa chọn và số phận chỉ cách nhau bởi một vách ngăn mỏng manh, số phận chưa hẳn đã là sự lựa chọn trước đấy của chúng ta và cái chúng ta lựa chọn có thể sẽ là số phận tương lai của chúng ta. Mối quan hệ giữa lựa chọn và số phận rất gần gũi và gắn với nhau.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Câu 5 (SGK Kết nối tri thức và cuộc sống)

Hướng dẫn giải

     Những đúc rút, suy ngẫm của người viết là cuộc đời là một hành trình dài vô tận, đường đi có thể là sự thành công hoặc thất bại, hạnh phúc hay khổ đâu là tùy vào tâm trạng của chúng ta, vào những thứ chúng ta gặt hái được trên đường đi.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Câu 6 (SGK Kết nối tri thức và cuộc sống)

Hướng dẫn giải

      Người viết có giọng điệu vui tươi, hạnh phúc, có tâm trạng nhẹ nhõm và hài lòng với cuộc đời của mình, với những việc mình đã làm.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Câu 1 (SGK Kết nối tri thức và cuộc sống)

Hướng dẫn giải

      Mục đích của bài viết là muốn truyền tải đến người đọc rằng trong cuộc đời có nhiều lúc chúng ta phải lựa chọn, lựa chọn đó có thể làm thay đổi cuộc sống của chúng ta hoặc là thành công, hạnh phúc hoặc thất bại, đau khổ và điều đó tùy vào chính tâm trạng của chúng ta.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Câu 2 (SGK Kết nối tri thức và cuộc sống)

Hướng dẫn giải

- Quan điểm chính của tác giả trong bài viết này là cuộc đời của chúng ta như một con đường với hàng ngàn khúc quanh, đến khúc quanh nào chúng ta cũng bắt buộc phải có những lựa chọn dù những lựa chọn đó chưa chắc đã là cuộc đời tương lai của chúng ta.

- Những lí lẽ, bằng chứng được triển khai là:

+ Đầu tiên là câu chuyện về sự lựa chọn đầu tiên trong cuộc đời của người viết năm mười bốn tuổi, lựa chọn môn học, chương trình học và ngành nghề tương lai.

+ Những lựa chọn bất đắc dĩ mà người viết phải chọn như không chọn Pháp nhưng phải đi Pháp, tốt nghiệp kĩ sư dù chưa bao giờ nghĩ tới, cũng chưa bao giờ mơ tới quyền lực nhưng lại có những vị trí quyền lực.

+ Số phận và lựa chọn của người viết: làm kĩ sư cầu đường nhưng chưa bao giờ thiết kế đường, chưa bao giờ học kinh tế nhưng đã làm tư vấn về kinh tế và đã dạy kinh tế trong trường đại học, …

+ Những con đường mà chúng ta chọn rồi cũng sẽ là thành công và hạnh phúc vì thành công và hạnh phúc không phụ thuộc vào con đường đã chọn mà vào tâm trạng của chính chúng ta, vào thành quả mà chúng ta gặt hái được.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Câu 3 (SGK Kết nối tri thức và cuộc sống)

Hướng dẫn giải

- Các yếu tố miêu tả, biểu cảm là:

+ Miêu tả sự trao đổi thông tin trong tự nhiên, thông tin từ giọt mưa, tia sáng, đồng hồ, gió,… và hình ảnh “nhà” trong mối quan hệ giữa tự nhiên và con người. Yếu tố miêu tả giúp người đọc hình dung rõ hơn về các bằng chứng được nêu trong đoạn văn, đoạn văn thêm phần sinh động hơn.

+ Tác giả bày tỏ cảm xúc, quan niệm về con người và tự nhiên, đặt ra những câu hỏi mở đầu vấn đề cũng như suy nghĩ của bản thân về vấn đề này. Yếu tố biểu cảm được sử dụng khi nêu những luận điểm chính, thể hiện suy nghĩ, cảm xúc của tác giả góp phần làm rõ hơn luận điểm, người đọc cũng tiếp cận vấn đề dễ hơn.

- Biện pháp tu từ được sử dụng là biện pháp điệp từ “chúng ta”. Tác giả sử dụng biện pháp điệp từ xuyên suốt văn bản để nhấn mạnh đối tượng của vấn đề là chúng ta – con người, làm rõ hơn về các mối quan hệ giữa con người với thực tại, con người với thế giới và con người với tự nhiên.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)