1. Hịch tướng sĩ

Hịch tướng sĩ (SGK Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo tập 2 trang 92)

Hướng dẫn giải
Tài liệu:"Việt Nam sử lược" của Trần Trọng Kim: Cuốn sách này cung cấp thông tin chi tiết về ba lần kháng chiến của nhà Trần và hào khí của quân dân Đông A."Lịch sử Việt Nam" của Nguyễn Khắc Thuần: Cuốn sách này cũng cung cấp một cái nhìn tổng quan về lịch sử Việt Nam và có phần đề cập đến ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên.Hình ảnh:Bức tranh "Trận Bạch Đằng năm 1288": Bức tranh này miêu tả cảnh quân dân nhà Trần dùng chiến thuật đặt hàng đinh để đánh bại quân Mông - Nguyên trên sông Bạch Đằng.Hình ảnh các vị tướng quân dân nhà Trần như Trần Hưng Đạo, Trần Quốc Tuấn, Trần Nhân Tông: Các hình ảnh này thể hiện sự dũng cảm và tài năng lãnh đạo của các vị tướng trong ba lần kháng chiến.Phim tài liệu:"Hào khí Đông A" (2019): Đây là một bộ phim tài liệu nổi tiếng về ba lần kháng chiến của nhà Trần và hào khí của quân dân Đông A. Phim cung cấp thông tin chi tiết và hình ảnh sống động về cuộc kháng chiến này.Giai thoại:Giai thoại về Trần Hưng Đạo và chiến thắng Bạch Đằng: Giai thoại này kể về sự thông minh và tài năng của Trần Hưng Đạo trong việc đánh bại quân Mông - Nguyên trên sông Bạch Đằng (Trả lời bởi Đỗ Đức Duy)
Thảo luận (1)

Hịch tướng sĩ (SGK Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo tập 2 trang 92)

Hướng dẫn giải

1. - Hào khí Đông A (chữ A và chữ Đông trong chữ Hán ghép lại thành chữ Trần) là hào khí của nhà Trần, thể hiện khí thế oai hùng, hào sảng, nhiệt huyết của nhà Trần. Hào khí Đông A là kết tinh lòng yêu nước sâu sắc của những người con thời Trần.

- Ba lần chiến thắng Mông - Nguyên đã thể hiện tinh thần yêu nước tha thiết, lòng căm thù giặc sâu sắc và ý chí chiến đấu mạnh mẽ của quân dân nhà Trần. Sự đoàn kết của quân, dân, cả nước ấy chính là biểu hiện của hào khí Đông A trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên.

THAM KHẢO

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (2)

Hịch tướng sĩ (SGK Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo tập 2 trang 93)

Hướng dẫn giải

  Những nhân vật lịch sử được nêu ở phần 1 có điểm chung là tận trung với chủ, với đất nước mà chấp nhận hi sinh bản thân mình, quyết không đầu hàng nối giáo cho giặc.

tham khảo

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Hịch tướng sĩ (SGK Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo tập 2 trang 93)

Hướng dẫn giải

THAM KHẢO!

- Trần Quốc Tuấn nói về giặc bằng những từ ngữ thể hiện thái độ khinh thường, căm phẫn trước những hành động ngang nhiên, làm nhục đất nước mình, vơ vét của cải như: lưỡi cú diều, thân dê chó, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vét của kho có hạn, ...

- Hình ảnh, câu văn so sánh để thể hiện sự canh cánh về đất nước: “Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi để tai vạ về sau!”.

- Hình ảnh, câu văn, từ ngữ thể hiện sự căm thù giặc: tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. 

- Tinh thần quyết tâm: Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gối trong da ngựa, ta cũng vui lòng.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Hịch tướng sĩ (SGK Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo tập 2 trang 94)

Hướng dẫn giải

THAM KHẢO!

- Giọng điệu ở phần 3 vừa là người trên nói với kẻ dưới,

- Giọng điệu vừa là lời của người đồng cảnh ngộ.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Hịch tướng sĩ (SGK Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo tập 2 trang 95)

Hướng dẫn giải

THAM KHẢO!

* Tóm tắt các phần của Hịch tướng sĩ:

Phần 1: Nêu những gương trung thần nghĩa sĩ trong sử sách để khích lệ ý chí lập công danh, xả thân vì nước.

Phần 2: Tố cáo sự hống hách và tội ác của kẻ thù, đồng thời nói lên lòng căm thù giặc.

Phần 3: Phân tích phải trái, làm rõ đúng sai trong lối sống, trong hành động của các tướng sĩ.

Phần 4: Nêu nhiệm vụ cụ thể, cấp bách, khích lộ tinh thần chiến đấu của tướng sĩ.

* Hệ thống luận điểm, lí lẽ, bằng chứng của văn bản

TT

Luận điểm

Lí lẽ và bằng chứng

1

Các trung thần được ghi trong sử sách đều là những người vượt lên cái tầm thường, hết lòng phò tá quân vương, bảo vệ đất nước.

Những tấm gương trung thần nghĩa sĩ: Kỷ Tín, Do Vu, Dự Nhượng, Kính Đức, Cảo Khanh, Vương Công Kiên, Nguyễn Văn Lập, Cốt Đãi Ngột Lang, Xích Tu Tư.

2

Cần phải đánh bại quân giặc để trừ tai vạ về sau.

Sự ngược ngạo, tàn ác, tham lam của quân giặc.

3

Cần phải nhìn chủ nhục mà biết lo, thấy nước nhục mà biết nghĩ, luyện binh đánh giặc.

- Những thú vui tiêu khiển, sự giàu có cũng không thể chống lại quân giặc. Nếu để nước nhục thì chịu tiếng xấu muôn đời.

- Chỉ có luyện binh đánh giặc mới có thể chiến thắng, cửa nhà no ấm, tiếng thơm muôn đời.

4

Phải luyện theo Binh thư yếu lược để đánh thắng giặc mới được coi là phải đạo thần chủ, còn nếu khinh bỏ sách này thì là kẻ nghịch thù.

- Binh thư yếu lược là binh pháp do Trần Quốc Tuấn chộn từ các nhà hợp lại một quyển.

- Dựa vào đạo thần chủ, trước sự xâm lược của quân Mông - Nguyên, Trần Quốc Tuấn coi giặc là kẻ thù không đội trời chung.

- Nếu không rửa nhục cho chủ, cho nước thì muôn đời để thẹn, không còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Hịch tướng sĩ (SGK Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo tập 2 trang 95)

Hướng dẫn giải

- Giọng điệu:

+ Khi cần thể hiện lòng trung với chủ, với nước: giọng điệu tha thiết.

+ Khi nói lí lẽ với các tướng sĩ: phân tích rõ ràng, giọng điệu mang tính khuyên bảo và răn đe.

+ Khi kể về tội ác của kẻ thù: giọng căm phẫn, khinh bỉ, coi thường.

- Hình ảnh so sánh: So sánh việc để quân giặc ngang nhiên ở Đại Việt không khác nào đem thịt mà nuôi hổ đói.

- Ẩn dụ: coi quân giặc là cú diều, dê chó nhằm thể hiện sự khinh thường.

- Tương phản:

+ Hình ảnh các trung thần xả thân vì chủ, vì nước và hình ảnh tướng sĩ Đại Việt ngang nhiên nhìn quân giặc hống hách mà vẫn lo ăn chơi hưởng lạc.

+ Tương phản giữa kết quả của việc không biết nhục mà đánh giặc và kết quả của việc biết rửa nhục cho nước, để đánh giặc. 

tham khảo!

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Hịch tướng sĩ (SGK Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo tập 2 trang 95)

Hướng dẫn giải

- Mục đích viết của văn bản: Khích lệ lòng yêu nước của các tướng sĩ để đẩy ý chí quyết chiến một mất một còn với kẻ thù xâm lược.

+ Mục đích viết phần 1: Khơi gợi lòng căm thù giặc và mối nhục mất nước.

+ Mục đích viết phần 2: Khích lệ lòng trung quân ái quốc và lòng ân nghĩa của những người đồng cảnh ngộ.

+ Mục đích viết phần 3: Khơi gợi ý chí lập công danh, xả thân vì nước quên thân vì dân phục vụ.

+ Mục đích viết phần 4: Khích lệ lòng tự trọng ở mỗi chiến sĩ khi họ nhận thức rõ đúng sai, phải trái.

   (Trả lời bởi Đoàn Trần Quỳnh Hương)
Thảo luận (1)

Hịch tướng sĩ (SGK Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo tập 2 trang 96)

Hướng dẫn giải

THAM KHẢO!

Trần Quốc Tuấn đã sắp xếp hệ thống luận điểm hợp lí, thuyết phục:

- Khích lệ nhiều mặt để tập trung vào một hướng.

- Khích lệ từ ý chí lập công danh, lòng tự trọng cá nhân, tự tôn dân tộc đến lòng căm thù giặc, tinh thần trung quân ái quốc, nghĩa tình cốt nhục... để cuối cùng khích lệ lòng yêu nước bất khuất, quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Hịch tướng sĩ (SGK Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo tập 2 trang 96)

Hướng dẫn giải

Theo Trần Quốc Tuấn, các tướng sĩ phải có trách nhiệm bảo vệ đất nước, chuyên tâm học theo Binh thư yếu lược để chống lại giặc Mông – Nguyên xâm lược. Đó là việc làm theo lẽ phải, theo chính nghĩa, xuất phát từ cơ sở trách nhiệm của đấng nam nhi với Tổ quốc; từ cơ sở tuân theo đạo thần - chủ, từ lợi ích của cá nhân và dòng tộc của từng binh sĩ.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)