Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

OLM.VN, BINGCLASS.COM, HOC24, DOC24.VN 1 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CAO BẰNG ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2019 – 2020 Môn: Ngữ Văn Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (3 điểm): Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “- Trời ơi, chỉ còn có năm phút! Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Anh chạy ra nhà phía sau rồi trở vào liền, tay cầm một cái làn. Nhà họa sĩ tặc lưỡi đứng dậy. Cô gái cũng đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già.” a. Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào? Ai là tác giả? b. Qua câu “Trời ơi, chỉ còn có năm phút!”, em hiểu anh thanh niên muốn nói gì? Vì sao anh không nói thẳng điều đó với họa sĩ và cô gái? c. Chi tiết “Nhà họa sĩ tặc lưỡi đứng dậy” cho thấy điều gì? Câu 2 (2 điểm): Xác định và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau: “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ” (Viễn Phương, Viếng lăng Bác, Ngữ văn 9, tập 2) Câu 3 (5 điểm): Phân tích đoạn thơ sau: Ta làm con chim hót Ta làm một nhành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc OLM.VN, BINGCLASS.COM, HOC24, DOC24.VN 2 (Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ, Ngữ văn 9 tập 2) ĐÁP ÁN Câu 1. a. Đoạn văn trích trong Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long. b. Qua câu văn trên cho thấy anh thanh niên đang tiếc nuối vì thời gian trôi qua quá nhanh. Anh không nói thẳng điều đó với ông họa sĩ và cô gái vì cách diễn đạt chứa hàm ý này giúp bộc lộ kín đáo, thú vị hơn. c. Ông họa sĩ tặc lưỡi vì dường như cũng tiếc rẻ. Bởi cuộc trò chuyện chỉ diễn ra vỏn vẹn có 30 phút. Ông vẫn chưa kịp trao đổi lại những điều ông suy nghĩ về anh thanh niên. Câu 2. - Hai câu thơ sử dụng phép ẩn dụ qua từ “mặt trời”. - Tác dụng: diễn tả sự lớn lao kì vĩ của Bác. Bác cũng như vầng dương của tự nhiên, soi sáng, soi đường chỉ lối, mang lại sự sống, sự hồi sinh cho dân tộc Việt Nam. Câu 3. 1. Mở bài: - “Mùa xuân nho nhỏ” (1980) là tiếng lòng tha thiết gắn bó với cuộc đời, với thiên nhiên, đất nước của nhà thơ Thanh Hải. - Khổ bốn và khổ năm của bài thơ thể hiện khát vọng, lí tưởng sống cao đẹp của nhà thơ. 2. Thân bài a. Khái quát: - Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh Thanh Hải đang nằm trên giường bệnh, không bao lâu sau thì qua đời. Bởi vậy mà từng vần thơ thật đáng trân trọng. - 2 khổ thơ trên thuộc khổ 4, 5 của bài thơ, nói lên ước nguyện được hóa thân và dâng hiến của Thanh Hải trong mùa xuân độc lập của đất nước. Bằng phép điệp ngữ, ẩn dụ, hoán dụ và những từ ngữ, hình ảnh thơ độc đáo, lời thơ chứa đựng sự chân thành, giản dị, hai khổ thơ đã nói lên ước nguyện nhỏ bé, khiêm nhường mà cũng thật đáng trân trọng của Thanh Hải. Đặt trong bối cảnh Thanh Hải sáng tác những vần thơ này khi đang nằm trên giường bệnh thì lại càng đáng trân trọng hơn. OLM.VN, BINGCLASS.COM, HOC24, DOC24.VN 3 b. Cụ thể: - Mùa xuân đất nước đã khơi dậy trong lòng nhà thơ những khát vọng sống tốt đẹp: “Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến.” + Điệp từ “ta làm”, lặp cấu trúc, liệt kê -> giúp tác giả bày tỏ ước nguyện được hiến dâng cuộc đời mình cho quê hương, xứ sở. + Các hình ảnh “con chim hót”, “một cành hoa”, “một nốt trầm”: giản dị, tự nhiên mà đẹp, thể hiện ước nguyện khiêm nhường mà đáng quý. + Có sự ứng đối với các hình ảnh ở đầu bài thơ -> lí tưởng cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên, tất yếu; gợi liên tưởng đến mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, giữa con người – đất nước. => Tấm lòng thiết tha được hòa nhập, được cống hiến cho cuộc đời, cho đất nước. - Khát vọng sống đẹp được nâng lên thành lí tưởng sống cao cả: “Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc .” + “Mùa xuân nho nhỏ”: ẩn dụ cho những gì đẹp nhất, tinh túy nhất của cuộc đời con người để góp phần làm nên mùa xuân của đất nước. Là cách nói khiêm nhường, giản dị, gợi một tâm hồn đẹp, một lối sống đẹp, một nhân cách đẹp “lặng lẽ dâng cho đời”. + Điệp từ “dù là” + hình ảnh tương phản “tuổi hai mươi” – “khi tóc bạc” khẳng định sự tồn tại bền vững của những khát vọng và lí tưởng sống ấy. Cả cuộc đời mình ông vẫn muốn chắt chiu những gì tốt đẹp nhất để hiến dâng cho đời. => Khổ thơ là lời tổng kết của nhà thơ về cuộc đời mình. Cho đến tận cuối đời ông vẫn khát khao cống hiến cho đất nước. 3. Kết bài: OLM.VN, BINGCLASS.COM, HOC24, DOC24.VN 4 Lời thơ giản dị và dạt dào xúc động, vừa chứa chan cảm xúc, vừa đậm đà ý vị triết lí, gợi bao liên tưởng sâu xa. Hai khổ thơ thể hiện khát vọng đẹp đẽ muốn là “một mùa xuân nho nhỏ” dâng hiến cho cuộc đời của nhà thơ Thanh Hải.
00:00:00