Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

OLM.VN, BINGCLASS.COM, HOC24.VN, DOC24.VN 1 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÂM ĐỒNG ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi có 01 trang) KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 CHUYÊN NĂM HỌC 2019 – 2020 Môn thi: NGỮ VĂN (chuyên) Thời gian làm bài: 150 phút. Ngày thi: 3/6/2019 I. ĐỌC HIỂU (4 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi dưới đây: “Ta hát bài ca gọi cá vào Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao Biển cho ta cá như lòng mẹ Nuôi lớn đời ta tự buổi nào” (SGK Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018) Câu 1 (1 điểm): Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? Câu 2 (1 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong đoạn thơ trên. Câu 3 (2 điểm) “Biển cho ta cá như lòng mẹ Nuôi lớn đời ta tự buổi nào” Từ hai câu thơ trên, em có suy nghĩ gì về vai trò của biển và trách nhiệm của mỗi người đối với biển đảo quê hương? II. TẬP LÀM VĂN (16 điểm) Câu 1 (6 điểm) Viết một bài văn nghị luận (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của em về tình yêu thương. Câu 2 (10 điểm) Bàn về truyện ngắn, có ý kiến cho rằng: Qua một nỗi lòng một cảnh ngộ, một sự việc của nhân vật, nhà văn muốn đối thoại với bạn đọc một vấn đề nhân sinh. Bằng sự hiểu biết về truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. OLM.VN, BINGCLASS.COM, HOC24.VN, DOC24.VN 2 ĐÁP ÁN I. ĐỌC HIỂU Câu 1. Đoạn thơ trên trích trong Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận. Câu 2. Tác dụng của phép so sánh: So sánh sự vật, hiện tượng thiên nhiên lớn lao kì vĩ là “biển” với “lòng mẹ”, thứ cũng rộng lớn, trường tồn, không thể đong đếm hết được. Qua phép so sánh này, Huy Cận ngầm bày tỏ niềm biết ơn trước sự rộng lượng của biển cả. Nhờ biển cả giàu có, biển lại lặng, sóng êm mà đem đến cho những người dân làng chài mẻ cá bội thu. Như vậy, song hành cùng với tư thế khỏe mạnh, chinh phục, làm chủ thiên nhiên, tác giả cũng bày tỏ niềm biết ơn trước sự giàu có, ưu đãi của biển cả. Câu 3. - Vai trò của biển: Biển tạo ra nguồn lợi lớn, đem đến thu nhập cho những người ngư dân. - Trách nhiệm của con người đối với biển đảo quê hương: + Biết ơn trước sự giàu có, ưu đãi của biển cả. + Khai thác gắn liền với tôn tạo, không khai thác quá mức, trái phép. + Hiểu biết, nhận thức rõ về ý nghĩa, vai trò của biển đảo để bảo vệ vùng trời, vùng biển của quê hương. II. TẬP LÀM VĂN Câu 1. 1. Yêu cầu về hình thức - Viết đúng đoạn văn nghị luận xã hội khoảng 400 chữ. - Không mắc lỗi diễn đạt, chính tả, lỗi dùng từ đặt câu. - Văn phong lưu loát, trôi chảy. 2. Yêu cầu về nội dung * Thế nào là tình yêu quê hương? Biểu hiện? * Vai trò của tình yêu quê hương? * Làm thế nào để thể hiện tình yêu quê hương? * Sẽ ra sao nếu con người không có tình yêu quê hương? Liên hệ bản thân. OLM.VN, BINGCLASS.COM, HOC24.VN, DOC24.VN 3 Câu 2. 1. Yêu cầu về hình thức - Viết đúng bài văn nghị luận có đủ 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. - Không mắc lỗi diễn đạt, chính tả, lỗi dùng từ đặt câu. - Văn phong lưu loát, trôi chảy. 2. Yêu cầu về nội dung a. Khái quát và Giải thích nhận định: - Chiếc lược ngà được xem là tác phẩm xuất sắc của Nguyễn Quang Sáng viết về chiến trường Nam Bộ. - Tác phẩm được viết năm 1966, trong khi cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra cam go ác liệt, trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh, tác giả vẫn làm ngời sáng được tình cha con sâu sắc, đáng trân trọng. - Giải thích nhận định: Qua một nỗi lòng một cảnh ngộ, một sự việc của nhân vật, nhà văn muốn đối thoại với bạn đọc một vấn đề nhân sinh. + Một nỗi lòng, một cảnh ngộ: là tình huống truyện mà tác giả bày ra trong tác phẩm. + Đối thoại: chính là tạo ra sự tương tác hai chiều giữa nhà văn và bạn đọc. + Vấn đề nhân sinh: là vấn đề về con người, mang tính xã hội, luôn đặt ra ở mọi thời đại. => Cả câu: Thông qua một số phận, mảnh đời cụ thể, nhà văn luôn cố gắng gửi vào đó một thông điệp, thậm chí là một cuộc đối thoại để người đọc suy ngẫm, phán xét, đồng tình hoặc phản đối. => Chiếc lược ngà là một tác phẩm như thế. Thông qua cảnh ngộ éo le khiến tình cha con trở nên xa lạ sau 8 năm cách biệt, Nguyễn Quang Sáng muốn kín đáo gửi gắm tình cảm, sự đồng cảm xót thương với con người. Vấn đề nhân sinh được đặt ra trong tác phẩm đó là khẳng định tình cảm cha con, tình cảm gia đình luôn là tình cảm mãnh liệt, bất diệt, dù trong hoàn cảnh chiến tranh. b. Phân tích: * Nỗi lòng, cảnh ngộ mà Nguyễn Quang Sáng gửi gắm trong Chiếc lược ngà là: tình cảm cha con sâu nặng trong chiến tranh. - Phân tích tình cảm của ông Sáu với bé Thu. OLM.VN, BINGCLASS.COM, HOC24.VN, DOC24.VN 4 - Phân tích tình cảm của bé Thu dành cho ông Sáu. * Thông qua tình huống éo le, Nguyễn Quang Sáng muốn tố cáo tội ác của giặc, kẻ gây ra chiến tranh phi nghĩa khiến gia đình phải li tán. Đồng thời cũng thể hiện niềm cảm thương và sự trân trọng, ngợi ca tình cha con sâu nặng trong chiến tranh. * Cuộc đối thoại và vấn đề nhân sinh: Khẳng định sự mãnh liệt và tình cảm cha con bất diệt, dù chiến tranh ác liệt cũng không thể hủy hoại được. Hơn thế, tình cha con mãnh liệt để ông Sáu vững tay súng chiến đấu với kẻ thù, giải phóng đất nước và cũng khiến bé Thu khôn lớn trưởng thành, nhanh chóng tiếp bước thế hệ cha anh, trở thành cô giao liên dũng cảm. c. Đánh giá, nhận xét: - Nhận định trên hoàn toàn đúng. - Điều ấy không chỉ đúng với tác phẩm Chiếc lược ngà mà còn tính đúng đắn còn có thể thấy được trong nhiều tác phẩm khác.
00:00:00