Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

OLM.VN, BINGCLASS.COM, HOC24.VN, DOC24.VN 1 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐỀ CHÍNH THỨC KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2019 Môn thi: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao bài) Câu 1 (2 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Vầng trăng quê em Vầng trăng vàng thắm đang từ từ nhô lên sau lũy tre làng (1). Làn gió nồm nam thổi mát rượi (2). Trăng óng ánh trên hàm răng, trăng đậu vào đáy mắt (3). Trăng ôm ấp mái tóc bạc của các cụ già (4). Khuya (5). Làng quê em đã vào giấc ngủ (6). Chỉ có vầng trăng vẫn thao thức như canh gác trong đêm (7). (Theo Phan Sĩ Châu, tiếng việt 3, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019) a. Hãy cho biết các từ được gạch chân thực hiện phép liên kết gì? (0,5 điểm) b. Xác định phần trung tâm của cụm từ “mái tóc bạc của các cụ già”. Cho biết đây là cụm danh từ, cụm động từ hay cụm tính từ? (0,5 điểm) c. Tìm câu đặc biệt. (0,5 điểm) d. Xác định biện pháp tu từ từ vựng được sử dụng trong câu (7). (0,5 điểm) Câu 2 (3 điểm) Viết một đoạn văn bản hoặc bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của lời chào trong giao tiếp hằng ngày. Câu 3 (5 điểm) Phân tích sự thay đổi tâm trạng của bé Thu trong hai đoạn trích sau: “(…) Trong bữa cơm sau đó, anh Sáu gắp một cái trứng cá to vàng để vào chén nó. Nó liền lấy đũa xoi vào chén, để đó rồi bất thần hất cái trứng ra, cơm văng tung tóe cả mâm. Giận quá và không kịp suy nghĩ, anh vung tay đánh vào mông nó và hét lên: - Sao mày cứng đầu quá vậy, hả? Tôi tưởng con bé sẽ lăn ra khóc, sẽ giẫy, sẽ đạp đổ cả mâm cơm, hoặc sẽ chạy vụt đi. Nhưng không, nó ngồi im, đầu cúi gằm xuống. Nghĩ thế nào, nó cầm đũa, gắp lại cái OLM.VN, BINGCLASS.COM, HOC24.VN, DOC24.VN 2 trứng cá để vào chén, rồi lặng lẽ đứng dậy, bước ra khỏi mâm. Xuống bến, nó nhảy xuống xuồng, mở lòi tói cố làm cho dây lòi tói khua rổn rảng, khua thật to, rồi lấy dầm bơi qua sông. Nó sang nhà ngoại, mét với ngoại và khóc ở bên ấy. Chiều đó, mẹ nó sang dỗ dành mấy nó cũng không về.” Và: “(…) Trong lúc đó, nó vẫn ôm chặt lấy ba nó. Không ghìm được xúc động và không muốn cho con thấy mình khóc, anh Sáu một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt, rồi hôn lên mái tóc con: - Ba đi rồi ba về với con. - Không! – Con bé hét lên, hai tay nó siết chặt lấy cổ, chắc nó nghĩ hai tay không thể giữ được ba nó, nó dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba nó, và đôi vai nhỏ bé của nó run run. Nhìn cảnh ấy, bà con xung quanh có người không cầm được nước mắt, còn tôi bỗng thấy khó thở như có bàn tay ai năm lấy trái tim tôi.” (Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019) OLM.VN, BINGCLASS.COM, HOC24.VN, DOC24.VN 3 ĐÁP ÁN Câu 1 (2 điểm) a. Các từ gạch chân thực hiện phép lặp. b. Phần trung tâm của cụm từ “mái tóc bạc của các cụ già” là từ “mái tóc”. Đây là cụm danh từ. c. Câu đặc biệt: “Khuya”. d. Câu (7) sử dụng phép nhân hóa và so sánh. - Nhân hóa qua từ (vầng trăng) thao thức. - So sánh: vầng trăng thao thức như canh gác trong đêm. Câu 2. (3 điểm) * Lời chào hỏi trong giao tiếp hằng ngày là gì? * Biểu hiện: - Các cụ có câu: “Lời chào cao hơn mâm cỗ” hay “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” là muốn đề cập đến tầm quan trọng của giao tiếp và lời chào hỏi trong giao tiếp. - Kính trên nhường dưới: đi đâu cũng phải tuân thủ nguyên tắc này. Lễ phép và lịch sử chào hỏi ở mọi lúc mọi nơi. - Thân thiện, chân thành. * Ý nghĩa: - Lời chào thể hiện sự giáo dục, trình độ văn hóa của một người. - Lời chào hỏi mở đầu một cuộc trò chuyện quyết định đến sự thành công, tạo thiện cảm trong giao tiếp. - Lời chào hỏi giúp ta sống đẹp, thân ái, chan hòa hơn với mọi người xung quanh. * Sẽ ra sao nếu con người sống mà không biết chào hỏi: - Cuộc sống hàng ngày của người đó hẳn nhạt nhẽo vô vị, thậm chí là cách biệt hẳn với mọi người xung quanh. - Nếu không biết chào hỏi trong giao tiếp hằng ngày thì người đó cần phải học lại cách ứng xử, điều chỉnh nhận thức của mình trước khi học những kiến thức khác. OLM.VN, BINGCLASS.COM, HOC24.VN, DOC24.VN 4 * Làm thế nào để đạt được hiệu quả giao tiếp chỉ với lời chào: - Chào hỏi rất quan trọng, có thể truyền cảm hứng và lây lan tình cảm hứng khởi cho mọi người khi bắt đầu ngày mới, một công việc mới hay đơn giản chỉ là một cuộc trò chuyện - Bởi vậy cùng với lời chào tuân thủ sự tôn trọng, chân thành thì cần kèm theo biểu hiện và thái độ phù hợp. * Liên hệ bản thân: Bài học nhận thức và hành động. Câu 3. (5 điểm) 1. Giới thiệu chung - Đoạn trích trên trích trong tác phẩm Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng. - Tác phẩm được viết năm 1966 – khi cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra cam go, quyết liệt, là một trong những tác phẩm viết rất xúc động về tình cảm cha con trong chiến tranh. - Đoạn trích trên đã tái hiện tình cảm yêu cha sâu nặng của bé Thu. 2. Phân tích a. Đoạn văn (1) là nói về tình cảm của bé Thu trước khi nhận ra ông Sáu là ba. - Bé Thu cương quyết từ chối tình cảm và sự quan tâm của ông Sáu. Nó hất miếng trứng cá mà ông Sáu gắp cho nó, làm cơm văng tung tóe. Nó bị ông Sáu đánh tét vào mông nhưng không khóc. Điều đó cho thấy bé Thu là đứa trẻ khá bướng. - Bé Thu lặng lẽ nhặt miếng trứng cá trả lại rồi đứng dậy. - Bé Thu còn ương ngạnh hơn khi bỏ sang ngoại và cố mở dây lòi tói khuya rổn rảng. => Hành động chống đối thể hiện sự bực tức của bé Thu nhưng đồng thời cũng thể hiện tình thương cha mãnh liệt. Bởi thương cha, yêu cha nên bé Thu mới kiên quyết chỉ dành tình cảm cho người cha ở trong ảnh. b. Đoạn văn (2) là nói về tình cảm của bé Thu sau khi nhận ra ông Sáu là ba. - Khi nhận ra cha, bé Thu ngay lập tức ôm chặt lấy cha. Hành động này vốn bé Thu phải được ôm ba mỗi ngày nhưng vì chiến tranh xa cách nên bé Thu không có dịp được thực hiện. - Trước khi ông Sáu đi, đã đáp lại sự nhận thức muộn màng của bé Thu bằng hành động ân cần: ông ôm bé Thu vào lòng, vuốt tóc, xoa đầu và hứa: “Ba đi rồi ba về với con”. OLM.VN, BINGCLASS.COM, HOC24.VN, DOC24.VN 5 Nhưng bé Thu không chịu, và níu giữ ba bằng những hành động trẻ con: dùng hai tay siết chặt lấy cổ, dùng cả hai chân câu chặt lấy ba. => vừa đáng yêu, trẻ con, vừa đáng thương. Đáng yêu vì đó là biểu hiện của đứa trẻ ngây thơ hồn nhiên. Đáng thương vì bé Thu vừa mới kịp nhận ra ba thì hai cha con đã lại phải chia xa nhau. - Bé Thu còn đưa ra một lời cầu khiến để giữ mối dây liên hệ với ba trong những ngày ba trở lại chiến trường: ba mua cho con cây lược nghe ba. => Tình cảm yêu cha của bé Thu thật mãnh liệt, sâu sắc. 3. Đánh giá - Sự bướng bỉnh, có chút ngỗ ngược của bé Thu không đáng trách bởi đó là hành động chịu tác động bởi yếu tố khách quan, do chiến tranh gây nên sự xa cách, khiến cha con không nhận ra nhau. - Bé Thu là đứa con có tình thương cha sâu nặng. Bởi thương cha, yêu cha nên bé mới quyết dành tình cảm cho người cha trong ảnh. Khi biết được nguyên nhân, bé Thu đã bộc lộ hết những chất chứa, kìm nén bấy lâu trong lòng. Điều đó thật xúc động và đáng trân trọng.
00:00:00