Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

ÔN THI VÀO 10 MÔN NGỮ VĂN 1 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN NĂM HỌC: 2016-2017 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề) PHẦN I: TIẾNG VIỆT Câu 1 (0,5 điểm) Câu tục ngữ sau liên quan đến phương châm hội thoại nào: Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau Câu 2 (2,5 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: Huế đẹp với cảnh sắc sông núi. Sông Hương đẹp như một dải lụa xanh bay lượn trong tay nghệ sĩ. Núi Ngự Bình như cái yên ngựa nổi bật trên nền trời trong xanh. Chiều đến, những chiếc thuyền nhỏ nhẹ nhàng lướt trên dòng nước hiền dịu như gương. Những mãi chèo thong thả buông, những giọng hò Huế ngọt ngào bay bổng trên sông, trên những ngọn cây thanh trà, phượng vĩ. (Theo Tiếng Việt thực hành, SGK Ngữ văn 8, tẬP 1, NXBGD) a. Ghi lại câu chủ đề của đoạn văn trên. b. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu “Sông Hương đẹp như một dải lụa bay lượn trong tay người nghệ sĩ múa”. c. Viết một câu văn với chủ đề tự chọn có sử dụng biện pháo tu từ đã được nói đến. PHẦN II: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (3 ĐIỂM) Đọc đoạn thơ dưới đây và trả lời các câu hỏi: Không có kính, ừ thì có bụi, Bụi phun tóc trắng như người già Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha. ÔN THI VÀO 10 MÔN NGỮ VĂN 2 Không có kính, ừ thì ướt áo Mưa tuôn, mưa xối như ngòai trời Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi. Câu 1: (0, 5 điểm) Đoạn thơ trên được trích từ bài thơ nào, của tác giả nào? Câu 2: (0,75 điểm) Nêu nội dung của đoạn thơ. Câu 3: (0, 75 điểm) Chỉ ra nét đặc sắc ở cách dung từ ngữ trong hệ thống các từ gạch chân. Tác dụng của cách sử dụng ấy. Câu 4: (1 điểm) Từu tinh thần cách mạng của người lính Trường Sơn năm xưa, em hãy viết một đoạn văn bàn về tinh thần yêu nước của thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay. PHẦN III: LÀM VĂN Cảm nhận hình tượng anh thanh niên trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long, Ngữ văn 9, Tập 1 ÔN THI VÀO 10 MÔN NGỮ VĂN 3 HƯỚNG DẪN LÀM BÀI Câu Ý Nội dung I TIẾNG VIỆT 1 Câu tục ngữ liên quan đến phương châm lịch sự 2 a Câu chủ đề của đoạn văn là: Huế đẹp với cảnh sắc sông núi. b -Biện pháp: so sánh. - Tác dụng: miêu tả vẻ đẹp mềm mại, dịu dàng, nữ tính của dòng Hương Giang. c Viết câu văn có chủ đề tự chọn sử dụng biện pháp so sánh. II ĐỌC HIỂU 1 Đoạn thơ trích từ bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. 2 Nội dung đoạn thơ là tái hiện chân thực những gian khổ của người lính lái nhưng họ vẫn lạc quan, yêu đời, trẻ trung, sôi nổi của họ. 3 -Nét đặc sắc trong cách dùng từ: những từ ngữ đời sống được đưa vào thơ mà không làm mất đi vẻ đẹp câu thơ, ngược lại làm cho câu thơ thêm chân thực, sống động. - Tác dụng: khắc họa thái độ bất chấp nguy hiểm, khó khăn, gian khổ của người lính, họ coi khó khăn là một cơ hội để thử thách. 4 - Hình thức: đoạn văn. - Nội dung: + Khẳng định tình yêu nước là tình cảm truyền thống của dân tộc ta. + Thế hệ trẻ ngày nay tiếp thu và phát triển tình yêu nước. Có những người có tinh thần yêu nước, thể hiện ở việc ra sức học tập, rèn luyện để đóng góp vào sự phát triển của đất nước. + Có người thờ ơ với thời cuộc, với vận mệnh dân tộc, thậm chí chống phá nhà nước. + Ngợi ca, phê phán. + Liên hệ bản thân III LÀM VĂN 1 Giới thiệu chung - Tác giả: Nguyễn Thành Long (1925-1991), quê ở Duy Xuyên, Quảng Nam. Ông viết văn từ t hời kì khán g chiến chống P háp, là cây bút chuyên viết truyện ngán và kí. Thành công trong sáng tác của Nguyễn Thành Long không phải ở khai thác tình huống dữ dội mà là sự nhẹ nhàng, trong trẻo, thấm đẫm chất trữ tình. - Tác phẩm: “Lặng lẽ Sa Pa” sáng tác năm 1970, trong chuyến đi thực ÔN THI VÀO 10 MÔN NGỮ VĂN 4 tế của tác giả ở Lào Cai, in trong tập “Giữa trong xanh” (1972), là một trong những tác phẩm thành công của ông. - Truyện xây dựng thành công nhân vật anh thanh niên với những vẻ đẹp tiêu biểu của người thanh niên Việt Nam trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ. 2 Phân tích a. Công việc và hoàn cảnh sống - Anh sống và làm việc một mình trên đỉnh Yên Sơn, quanh năm giữa cỏ cây, mây mù lạnh lẽo. Anh làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu. Cụ thể là đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự báo thời tiết. Xung quanh anh chỉ là máy móc và cây rừng. Anh có bốn ca: 4 giờ, 11 giờ, 7 giờ tối, 1 giờ sáng. Tính chất công việc đòi hỏi phải tỉ mỉ, chính xác, đặc biệt là làm việc lúc 1 giờ sáng, có mưa gió, bão tuyết. à Hoàn cảnh sống đặc biệt. Cái khó khăn lớn nhất là nỗi cô đơn vắng vẻ, quanh năm suốt tháng trên đỉnh núi cao. Anh thèm người đến độ có khi phải tự lăn cây ra chắn giữa đường để xe dừng lại, để được gặp mọi người một lát rồi lại tiếp tục công việc. b. Nhân vật anh thanh niên có nhiều phẩm chất đáng quý - Một than h n iên g iàu ng hị lự c đã vượt qu a hoàn cảnh sống bằng những suy nghĩ rất đẹp, giản dị mà sâu sắc. Anh quan niệm sống là cống hiến. Anh có ý thức về công việc, yêu nghề và thấy được ý nghĩa cao quý trong công việc: yên tâm với nghề khi biết mình đã đóng góp phần phát hiện kịp thời một đám mây khô nhờ đó “không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mỹ trên cầu Hàm Rồng”; suy nghĩ: ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được. - Một người hiếu khách, cởi mở, chân tình: + Với bác tài xế xe khách: có tình cảm thân thiết, chuyến nào chạy lên, bác đều ghé lại trạm khí tượng để người thanh niên gặp gỡ, trò chuyện; anh tìm và tặng củ tam thất cho vợ bác lãi xe đang bị ốm. + Với ông họa sĩ và cô kĩ sư trẻ mới gặp lần đầu: hiếu khách, vui mừng, ân cần mời hai người lên nhà, cắt hoa tặng cô gái, dẫn khách đi thăm vườn khí tượng, giới thiệu các loại máy móc, kể công việc hàng ngày của mình, pha trà ngon đãi khách, giãi bày tâm sự tự nhiên, chân thành. Đến khi chia tay, anh xúc động đến nỗi phải quay mặt đi và ÔN THI VÀO 10 MÔN NGỮ VĂN 5 không dám tiễn khách ra xe dù chưa đến giờ “ốp”, và có lẽ để che giấu cái e ấp, xao xuyến, bang khuâng của hai người con gái con trai mới gặp nhau đột ngột, quý mến nhau rồi chia tay nhau ngay, bởi biết là không bao giờ gặp nhau nữa. + Khiêm tốn, thành thật: Trong suy nghĩ, anh luôn cho rằng những đóng góp của mình là nhỏ bé. Anh có ba mươi phút để nói chuyện nhưng chỉ nói về mình trong năm phút. Khi ông họa sĩ muốn vẽ bức chân dung về những con người có đóng góp, anh lại giới thiệu những người khác, đó là anh kĩ sư vườn rau dưới Sa Pa ngày ngày chỉ biết trong vườn su hào rình xem cách bướm thụ phấn, lấy phấn. Ông có công làm cho củ su hào miền Bắc nước ta to hơn, ngọt hơn trước.Rồi cả đồng chí khoa học lúc nào cũng trong tư thế chờ sét. Anh kể về những dồng nghiệp của mình với thái độ say sưa. - Một người thanh niên có đời sống tâm hồn trẻ trung, phong phú và lành mạnh: + Anh thích giao lưu, gặp gỡ đến mức thèm người. + Anh tự tạo niềm vui trong sáng, lành mạnh: Trồng hoa, đọc sách, chăn nuôi. Anh còn có sách làm bạn. Anh rất ham đọc sách, bác lái xe đọc sách, anh mừng quýnh. Lúc nào anh cũng có người trò chuyện, đó là sách.Sách không chỉ là niềm vui, là người thân mà còn là một người thầy. + Anh sống ngăn nắp, gọn gang với một căn nhà ba gian sạch sẽ, với chiếc giường con, một chiếc bàn học, một giá sách dù chỉ một mình. - Lí tưởng sáng ngời , anh nói với c ô kĩ sư “Cũng đo àn viên phỏng”chứng tỏ sự đồng cảm về lí tưởng sống giữa hai người, những thanh niên ba sẵn sang trong kháng chiến chống Mỹ vào những năm 70 của thế kỉ XX. c. Tác động của anh thanh niên đến những người xung quanh - Anh làm cho những người tiếp xúc với mình cảm thấy khâm phục: Ông họa sĩ thấy “Người con trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm cho ông nhọc quá”. Nhọc là vì ông không biết làm thế nào để vẽ hết cái hồn của người thanh niên vào bức chân dung của mình. Còn cô kĩ sư cảm thấy bàng hoàng, làm cô hiểu thêm về cuộc sống một mình dung cảm tuyệt đẹp của người thanh niên, về cái thế giới của những người mà anh kể, và về cả con đường cô đang đi tới. ÔN THI VÀO 10 MÔN NGỮ VĂN 6 - Chỉ bằng một số chi tiết và xuất hiện trong một thời gian ngắn, tác giả đã khắc họa chân dung nhân vật chính với những nét đẹp về tư tưởng, tình cảm, cách sống và những suy nghĩ về cuộc sống, công việc. Đó là nét đẹp của con người mới xã hội chủ nghĩa, có lí tưởng đẹp, nghị lực, tinh thần trách nhiệm với công việc, tình yêu lao động, yêu cuộc sống, yêu quê hương đất nước. => Con người anh và những việc anh đang làm đã truyền cảm hứng, say mê công việc và niềm tin cho những người xung quanh. => Với nhân vật chính là anh thanh niên, truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa man mác như một bài thơ. Bài thơ với âm hưởng ngợi ca những con người trong thời đại mới, những thanh niên hết lòng vì lí tưởng và chan chứa tình yêu quê hương đất nước. Đồng thời họ cũng rất gần gũi, giản dị, đời thường. Anh thanh niên là hình ảnh đại diện cho thế hệ trẻ Việt Nam những năm 70 của thế kỉ XX và cho tới ngày nay chúng ta vẫn phải học tập và noi theo. d. Nghệ thuật xây dựng nhân vật - Tạo tình huống gặp gỡ bất ngờ, thú vị. - Miêu tả nhân vật ở nhiều điểm nhìn khác nhau: ông họa sĩ, bác lái xe, cô kĩ sư trẻ. - Lời văn giản dị, tinh tế. 3 Tổng kết - Khẳng định vẻ đẹp của nhân vật về tư tưởng, tình cảm, cách sống và những suy nghĩ về cuốc sống, công việc. Đó là nét đẹ của con người mới xã hội chủ nghĩa, có lí tưởng đẹp, nghị lực, tinh thần trách nhiệm với công việc và tình yêu lao động, yêu cuộc sống, yêu quê hương đất nước. - Rút ra bài học cho bản thân: + Sống có lí tưởng, có mục đích, cống hiến hết mình cho lí tưởng đó. + Sống giản dị, cởi mở, chân thành với mọi người. + Luôn giữ tinh thần lạc quan, yêu đời trong mọi hoàn cảnh.
00:00:00