Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

SỞ GD&ĐT TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1 NĂM 2018 MÔN ĐỊA LÍ Thời gian làm bài: 50 phút Câu 1: Biểu hiện nào sau đây không chứng minh địa hình của nước ta là địa hình của vùngnhiệt đới ẩm gió mùa? A. Địa hình có tính chất già. B. Cường độ phong hóa, xâm thực, bào mòn, rửa trôi trên đất đá, sườn dốc rất lớn. C. Quá trình bồi tụ ở hạ lưu sông diễn ra nhanh. D. Tốc độ hòa tan và phá hủy đá vôi diễn ra nhanh, hình thành địa hình Caxtơ với các hang động ngầm, suối cạn, thung lũng khô. Câu 2: Biểu hiện của tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và tính chất khép kín của biển Đông là A. sóng mạnh nhất vào thời kì gió mùa Đông Bắc, dòng hải lưu hoạt động theo mùa. B. nhiệt độ nước biển cao, trung bình trên 230C và tăng dần từ Nam ra Bắc. C. độ muối trung bình khoảng 30-33 %0và đồng nhất giữa các mùa. D. thủy triều biến động theo hai mùa lũ cạn và tác động sâu sắc nhất là ở đồng bằng sông Hồng. Câu 3: Cho biểu đồ Căn cứ vào biểu đồ, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về cơ cấu dân số theo thành thị-nông thôn nước ta trong giai đoạn 1998-2014? A. Tỷ trọng dân số thành thị tăng 10,0%. B. Tỷ trọng dân số thành thị còn thấp. C. Tỷ trọng dân số nông thôn chiếm ưu thế và có xu hướng tăng. D. Cơ cấu dân số theo thành thị-nông thôn ở nước ta có sự chuyển dịch song còn chậm. Câu 4: Đặc điểm nào sau đây không đúng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta? A. Tỉ trọng ngành dịch vụ hiện nay đứng thứ 2 trong cơ cấu GDP cả nước. B. Hiện nay, khu vực nông-lâm-ngư nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng cao nhất nhưng đang có xu hướng giảm. C. Tỉ trọng công nghiệp và xây dựng tăng nhanh nhất trong cơ cấu GDP. D. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa Câu 5: Các trung tâm công nghiệp có quy mô rất lớn ở Nhật Bản là: A. Tôkiô, Icôcôhama, Caoaxaki, Nagôia, Ôxaca, Hirôsima. B. Tôkiô, Icôcôhama, Caoaxaki, Nagôia, Ôxaca, Nagaxaki. C. Tôkiô, Icôcôhama, Caoaxaki, Nagôia, Ôxaca, Kiôtô D. Tôkiô, Icôcôhama, Caoaxaki, Nagôia, Ôxaca, Côbê Câu 6: Đặc điểm nào sau đây không đúng với nền nông nghiệp cổ truyền nước ta? A. Năng suất lao động thấp. B. Sử dụng nhiều sức người. C. Sản xuất theo hướng chuyên môn hóa. D. Đặc trưng bởi sản xuất nhỏ, công cụ thủ công. Câu 7: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 12, cho biết vườn quốc gia nào sau đây không thuộc Đồng bằng sông Hồng? A. Cát Bà B. Ba Vì C. Ba Bể. D. Xuân Thủy Câu 8: Việt Nam không có vùng biển chung với quốc gia nào sau đây? A. Philippin. B. Trung Quốc C. Campuchia D. ĐôngTimo Câu 9: Cho bảng số liệu: Để thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu giá trị xuất-nhập khẩu nước ta giai đoạn 2000- 2014, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất? A. Biểu đồ cột B. Biểu đồ đường C. Biểu đồ miền D. Biểu đồ tròn. Câu 10: Đồng bằng sông Hồng có năng suất lúa cao nhất cả nước do nguyên nhân nào sau đây? A. Trình độ thâm canh cao, người dân có nhiều kinh nghiệm sản xuất. B. Nguồn nước dồi dào, đất đai màu mỡ. C. Lịch sử khai thác lâu đời, địa hình bằng phẳng. D. Cơ sở hạ tầng tốt, khí hậu thuận lợi. Câu 11: Cây ăn quả, cây dược liệu, cây công nghiệp cận nhiệt và ôn đới là sản phẩm chuyên môn hóa của vùng nào sau đây? A. Bắc Trung Bộ B. Trung du và miền núi Bắc Bộ. C. Đồng bằng sông Hồng D. Tây Nguyên. Câu 12: Căn cứ vào Atlat Địa lý trang 15, cho biết vùng nào sau đây có mật dộ dân số cao nhất nước ta? A. Đông Nam Bộ B. Đồng bằng sông Hồng. C. Bắc Trung Bộ D. Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 13: Tuyến đường biển nội địa quan trọng nhất ở nước ta là A. Hải Phòng-Đà Nẵng. B. TP. Hồ Chí Minh-Cửa Lò. C. Hải Phòng-TP. Hồ Chí Minh. D. TP. Hồ Chí Minh-Đà Nẵng. Câu 14: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 13, cho biết dãy núi nào sau đây có hướng vòng cung? A. Đông Triều B. Hoàng Liên Sơn C. Pu Đen Đinh D. Trường Sơn Bắc Câu 15: Cho bảng số liệu A. Biểu đồ cột B. Biểu đồ đường C. Biểu đồ miền D. Biểu đồ tròn Câu 16: Đặc điểm kinh tế-xã hội nào sau đây không đúng với Đồng bằng sông Hồng? A.Có lịch sử khai thác lãnh thổ sớm nhất cả nước. B. Mật độ dân số cao nhất cả nước. C. Năng suất lúa cao nhất cả nước. D. Sản lượng lúa cao nhất cả nước. Câu 17: Ngành chăn nuôi ở nước ta phát triển mạnh trong thời gian gần đây do nguyên nhân chính nào sau đây? A. Dịch vụ cho ngành chăn nuôi có nhiều tiến bộ và ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm chăn nuôi được chú trọng phát triển. B. Cơ sở thức ăn cho chăn nuôi ngày càng được đảm bảo và nhu cầu của thị trường đối với các sản phẩm chăn nuôi tăng nhanh. C. Điều kiện thời tiết thuận lợi và nhu cầu của thị trường đối với các sản phẩm chăn nuôi tăng nhanh. D. Cơ sở thức ăn cho chăn nuôi ngày càng được đảm bảo và dịch vụ cho ngành chăn nuôi có nhiều tiến bộ. Câu 18: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 10, cho biết sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam thuộc hệ thống sông nào sau đây? A. Sông Đà. B. Sông Thái Bình C. Sông Hồng. D. Sông Cả. Câu 19: Ngành nào sau đây không phải là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay? A. Dệt – may B. Năng lượng C. Luyện kim D. Chế biến lương thực, thực phẩm Câu 20: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 15, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về đặc điểm dân cư ở vùng Bắc Trung Bộ? A. Đô thị có quy mô dân số lớn nhất của vùng là Thanh Hóa. B. Các đồng bằng sông Cả, sông Mã là nơi tập trung đông dân cư nhất vùng. C. Mật độ dân số ở khu vực biên giới phía Tây chủ yếu ở mức dưới 100 người/km2 . D. Phân bố dân cư có sự tương phản rõ rệt giữa vùng ven biển phía Đông và vùng núi biên giới phía Tây. Câu 21: Những nhân tố chủ yếu nào tạo nên sự phân hóa đa dạng của khí hậu nước ta? A. Địa hình, gió mùa, dòng biển B. Vị trí địa lí, địa hình, dòng biển. C. Vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ, địa hình, gió mùa. D. Vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ, địa hình, bề mặt đệm. Câu 22: Bộ phận nào sau đây của vùng biển nước ta nằm ở phía trong đường cơ sở? A. Nội thủy B. Vùng tiếp giáp lãnh hải. C. Thềm lục địa D. Lãnh hải Câu 23: Quốc gia nào sau đây có diện tích lớn nhất thế giới? A. Canada. B. Liên Bang Nga C. Hoa Kỳ D. Trung Quốc. Câu 24: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 4-5, cho biết tỉnh nào sau đây không giáp Campuchia? A. Kon Tum B. Bình Phước C. Đắk Lắk D. Quảng Nam Câu 25: Đâu không phải là ngư trường trọng điểm ở nước ta? A. Hải Phòng-Quảng Ninh B. Hà Tĩnh-Quảng Bình C. Ninh Thuận-Bà Rịa Vũng Tàu. D. Cà Mau-Kiên Giang. Câu 26: Ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, sản xuất rau ôn đới, hạt giống là thế mạnh nổi bật của địa phương nào sau đây? A. Mẫu Sơn (Lạng Sơn). B. Mường Nhé (Điện Biên). C. Sa Pa (Lào Cai). D. Đồng Văn (Hà Giang). Câu 27: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết các nhà máy thuỷ điện nào sau đây có công suất trên 1000MW? A. Phả Lại, Phú Mĩ B. Hoà Bình, Thác Bà. C. Trị An, Yaly D. Sơn La, Hoà Bình. Câu 28: Đồng bằng Amazôn nằm trong kiểu khí hậu nào sau đây? A. Ôn đới hải dương B. Nhiệt đới gió mùa C. Cận nhiệt Địa Trung Hải D. Xích đạo Câu 29: Cho bảng số liệu: Một số sản phẩm công nghiệp của nước ta giai đoạn 2000-2014. A. Xi măng B. Chè chế biến C. Giày, dép da D. Thủy sản đông lạnh. Câu 30: Vì sao nước ta phải tăng cường hợp tác với các nước láng giềng trong việc giải quyết các vấn đề về biển và thềm lục địa? A. Biển Đông giàu tài nguyên, mang lại hiệu quả kinh tế cao, có ý nghĩa quan trọng về mặt quốc phòng. B. Biển Đông nghèo tài nguyên nhưng là khu vực nhạy cảm, đã từng xảy ra tranh chấp về chủ quyền vùng biển giữa các nước. C. Biển Đông nằm trên đường hàng hải quốc tế quan trọng từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương. D. Toàn bộ biển Đông đều thuộc chủ quyền của Việt Nam. Câu 31: Tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh ở các nước Mỹ Latinh xuất phát từ nguyên nhân sâu xa nào sau đây? A. Công nghiệp ở các thành thị phát triển mạnh mẽ. B. Các chủ trang trại chiếm phần lớn đất canh tác. C. Tỉ suất sinh ở vùng nông thôn quá cao. D. An ninh ở vùng nông thôn không được đảm bảo. Câu 32: Cho bảng số liệu Sản lượng thủy sản nước ta giai đoạn 2000-2014. Đơn vị: Nghìn tấn Để thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng thủy sản nước ta giai đoạn 2000-2014 theo bảng số liệu trên, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất? A. Biểu đồ tròn B. Biểu đồ miền. C. Biểu đồ cột. D. Biểu đồ đường. Câu 33: 2 đô thị nào sau đây của Trung Quốc có tổng số dân trên 8 triệu người? A. Bắc Kinh, Thượng Hải B. Vũ Hán, Thẩm Dương. C. Trùng Khánh, Thiên Tân. D. Thành Đô, Tây An. Câu 34: Căn cứ vào Atlát Địa lý Việt Nam trang 17, cho biết khu kinh tế ven biển duy nhất của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (năm 2007) là A. Nghi Sơn. B. Hòn La. C. Định An. D. Vân Đồn. Câu 35: Lao động nước ta có đặc điểm nào sau đây? A. Phân bố lao động đồng đều giữa các vùng lãnh thổ. B. Đội ngũ quản lí, công nhân kĩ thuật lành nghề đông đảo. C. Lực lượng lao động dồi dào, cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất phong phú gắn với truyền thống của dân tộc. D. Lao động có trình độ cao, chất lượng ngày càng được nâng lên. Câu 36: 2 đặc khu hành chính của Trung Quốc là: A. Hồng Công, Đài Loan. B. Hồng Công, Ma Cao C. Bắc Kinh, Thượng Hải. D. Trùng Khánh, Thiên Tân. Câu 37: Vùng có số lượng tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương giáp biển nhiều nhất ở nước ta là A. Bắc Trung Bộ B. Đồng bằng sông Hồng. C. Duyên hải Nam Trung Bộ D. Đồng bằng sông Cửu Long Câu 38: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết lát cắt từ C đến D đi qua các dạng địa hình nào sau đây? A. Núi cao, bán bình nguyên, đồng bằng. B. Núi cao, cao nguyên, đồi núi thấp và đồng bằng. C. Núi trung bình, bán bình nguyên, đồng bằng. D. Núi trung bình, cao nguyên, đồi núi thấp và đồng bằng. Câu 39: Đảo nào sau đây ở Đông Nam Á tập trung tới hơn 100 triệu dân? A. Đ. Calimantan B. Đ. Xumatra C. Đ. Xulavêđi D. Đ. Giava Câu 40: Tỉnh nào sau đây không thuộc khu vực Tây Bắc? A. Lạng Sơn B. Lai Châu C. Hòa Bình D. Sơn La
00:00:00