Lãnh thổ phần đất liền của nước ta trải dài gần bao nhiêu độ vĩ tuyến?
- 12º.
- 15º.
- 17º.
- 18º.
Hiện tượng nào thường đi liền với bão?
- Sóng thần.
- Động đất.
- Lũ lụt.
- Ngập úng.
Trong định hướng phát triển thông tin liên lạc, nước ta cần ưu tiên xây dựng và hiện đại hóa mạng thông tin cấp
- quốc gia.
- vùng.
- tỉnh (thành phố).
- quốc tế.
Căn cứ vào Atlat Địa lí trang 4-5, hãy cho biết trong số 7 tỉnh biên giới trên đất liền giáp với Trung Quốc không có tỉnh nào sau đây?
- Lạng Sơn.
- Tuyên Quang.
- Cao Bằng.
- Hà Giang.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết khu kinh tế ven biển nào dưới đây không thuộc Bắc Trung Bộ?
- Vũng Áng.
- Nghi Sơn.
- Hòn La.
- Chu Lai.
Nét nổi bật của địa hình vùng núi Đông Bắc là
- đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích.
- có địa hình cao nhất cả nước.
- có ba mạch núi lớn hướng tây bắc - đông nam.
- gồm các dãy núi liền kề với các cao nguyên.
Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm của lao động nước ta?
- Nguồn lao động dồi dào và tăng nhanh.
- Đội ngũ công nhân kĩ thuật còn thiếu nhiều.
- Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao.
- Lực lượng lao động có trình độ cao đông đảo.
Tài nguyên thiên nhiên nổi trội hàng đầu của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là
- thuỷ - hải sản.
- các mỏ dầu khí.
- tài nguyên nước.
- tài nguyên khí hậu.
Cho biểu đồ
Căn cứ vào biểu đồ, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng của nước ta năm 2010 và năm 2014?
- Tỉ trọng hàng công nghiệp nặng và khoáng sản giảm.
- Tỉ trọng hàng nông, lâm thuỷ sản và hàng khác luôn nhỏ nhất.
- Tỉ trọng hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp tăng.
- Tỉ trọng hàng công nghiệp nặng và khoáng sản luôn lớn nhất.
Cho bảng số liệu
Để thể hiện quy mô diện tích các loại cây trồng và cơ cấu của nó qua hai năm 2005 và 2014, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
- Miền.
- Tròn.
- Cột.
- Đường.
Hệ quả nào sau đây không phải do đặc điểm dân số đông mang lại?
- Nguồn lao động dồi dào.
- Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- Việc làm trở nên gay gắt.
- Đa dạng về bản sắc văn hoá dân tộc.
Huyện đảo Trường Sa thuộc tỉnh
- Khánh Hoà.
- Đà Nẵng.
- Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Quảng Nam.
Ở nước ta, vùng có mức độ tập trung công nghiệp theo lãnh thổ vào loại cao nhất là
- Đồng bằng sông Hồng và phụ cận.
- Tây Nguyên.
- Đồng bằng sông Cửu Long.
- Duyên hải Nam Trung Bộ.
Lượng mưa trung bình năm của nước ta là bao nhiêu?
- 1000 mm - 2000 mm.
- 1500 mm - 2000 mm.
- 2500 mm - 3000 mm.
- 3000 mm - 3500 mm.
Vùng nào có tài nguyên rừng bị suy giảm nhiều nhất ở nước ta?
- Tây Bắc.
- Tây Nguyên.
- Đông Bắc.
- Bắc Trung Bộ.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết có tỉ lệ diện tích lưu vực lớn nhất nước ta là hệ thống sông
- Thái Bình.
- Hồng.
- Đồng Nai.
- Cả.
Căn cứ vào Átlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, cho biết tỉnh nào sau đây giáp với cả Lào và Campuchia?
- Gia Lai.
- Đăk Lăk.
- Quảng Nam.
- Kon Tum.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17 và trang 4 - 5, cho biết Khu kinh tế ven biển Vân Phong thuộc tỉnh nào sau đây?
- Khánh Hoà.
- Ninh Thuận.
- Bình Thuận.
- Phú Yên.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết nhà máy thuỷ điện Tuyên Quang nằm trên sông
- Đà.
- Cả.
- Chu.
- Gâm.
Cho bảng số liệu
MỘT SỐ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2010 - 2014
Năm |
2010 |
2012 |
2013 |
2014 |
Than sạch (nghìn tấn) |
44 835 |
42 083 |
41 064 |
41 086 |
Dầu thô (nghìn tấn) |
15 014 |
16 739 |
16 705 |
17 392 |
Điện (triệu kwh) |
91 722 |
115 147 |
124 454 |
141 250 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016)
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về sản lượng của các sản phẩm công nghiệp nước ta, giai đoạn 2010 - 2014?
- Dầu thô giảm, than sạch tăng.
- Điện tăng nhanh hơn dầu thô.
- Dầu thô tăng, điện giảm.
- Than sạch, dầu thô và điện đều tăng.
Cho biểu đồ về cây công nghiệp của nước ta qua các năm
Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?
- Tốc độ tăng diện tích cây công nghiệp của nước ta qua các năm.
- Diện tích cây công nghiệp của nước ta qua các năm.
- Cơ cấu giá trị sản xuất cây công nghiệp của nước ta qua các năm.
- Giá trị sản xuất cây công nghiệp của nước ta qua các năm.
Đông Nam Á biển đảo có dạng địa hình chủ yếu nào?
- Đồng bằng châu thổ rộng lớn.
- Núi và cao nguyên.
- Các thung lũng rộng.
- Đồi, núi và núi lửa.
Nước đứng đầu về sản lượng lúa gạo trong khu vực Đông Nam Á là
- Thái Lan.
- Việt Nam.
- Ma-lai-xi-a.
- In-đô-nê-xi-a.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết Khu kinh tế cửa khẩu Lao Bảo thuộc tỉnh nào sau đây?
- Nghệ An.
- Hà Tĩnh.
- Quảng Bình.
- Quảng Trị.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, cho biết nhà máy thủy điện Trị An thuộc tỉnh nào sau đây?
- Đồng Nai.
- Tây Ninh.
- Bình Phước.
- Bình Dương.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết Khu kinh tế cửa khẩu Bờ Y thuộc tỉnh nào sau đây?
- Lâm Đồng.
- Kon Tum.
- Đăk Lăk.
- Đăk Nông.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, cho biết cảng biển Nhật Lệ thuộc tỉnh nào sau đây?
- Thanh Hóa.
- Nghệ An.
- Quảng Trị.
- Quảng Bình.
Khó khăn lớn nhất vào mùa khô của Đồng bằng sông Cửu Long là
- mực nước sông thấp, thủy triều ảnh hưởng mạnh.
- nguy cơ cháy rừng cao, đất nhiễm mặn hoặc phèn.
- đất nhiễm mặn hoặc phèn, mực nước ngầm hạ thấp.
- thiếu nước ngọt trầm trọng, xâm nhập mặn lấn sâu.
Mục đích chủ yếu của việc khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ là
- khai thác có hiệu quả các nguồn lực và bảo vệ môi trường.
- sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên và giải quyết việc làm.
- giải quyết tốt các vấn đề xã hội và đa dạng hóa nền kinh tế.
- chuyển dịch cơ cấu kinh tế và khai thác hợp lí tài nguyên.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết sông Cả đổ ra biển qua cửa
- Gianh.
- Việt.
- Tùng.
- Hội.
Cơ cấu sản phẩm công nghiệp của nước ta ngày càng đa dạng chủ yếu là để
- khai thác tốt hơn thế mạnh về khoáng sản.
- tận dụng tối đa nguồn vốn từ nước ngoài.
- phù hợp hơn với yêu cầu của thị trường.
- sử dụng có hiệu quả hơn nguồn lao động.
Các vùng trọng điểm sản xuất lương thực của nước ta hiện nay là
- Đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long.
- Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ.
- Đông Nam Bộ, Tây Nguyên.
- Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.
Nguồn khai thác than của Trung du và miền núi Bắc Bộ hiện nay chủ yếu dùng để
- phục vụ cho nhu cầu đời sống của người dân trong vùng.
- làm phụ gia cho công nghiệp hóa chất.
- phục vụ cho ngành luyện kim.
- làm nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện, xuất khẩu.
Yếu tố nào sau đây là chủ yếu làm cho chăn nuôi bò sữa ở Trung du và miền núi Bắc Bộ gần đây được phát triển?
- Cơ sở hạ tầng phát triển, nguồn thức ăn được đảm bảo.
- Nguồn thức ăn được đảm bảo, nhu cầu thị trường tăng.
- Nhu cầu thị trường tăng, nhiều giống mới năng suất cao.
- Nhiều giống mới năng suất cao, cơ sở hạ tầng phát triển.
Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu làm cho công nghiệp của Bắc Trung Bộ còn chậm phát triển?
- Nguồn vốn và kĩ thuật còn hạn chế.
- Cơ sở hạ tầng chưa thật hoàn thiện.
- Trình độ người lao động chưa cao.
- Tài nguyên khoáng sản ít đa dạng.
Hoạt động ngoại thương của nước ta ngày càng phát triển chủ yếu do
- đa dạng hóa thị trường và tăng cường sự quản lí của Nhà nước.
- tăng cường hội nhập quốc tế và sự phát triển của nền kinh tế.
- khai thác tài nguyên hiệu quả, tăng nhanh chất lượng sản phẩm.
- nhu cầu tiêu dùng của dân cư và nguồn vốn đầu tư tăng nhanh.
Biện pháp chủ yếu đẩy mạnh phát triển du lịch biển đảo ở Duyên hải Nam Trung Bộ là
- nâng cấp các cơ sở lưu trú, khai thác mới tài nguyên.
- hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đa dạng loại hình sản phẩm.
- nâng cao trình độ người lao động, tích cực quảng bá.
- thu hút dân cư tham gia, phát triển du lịch cộng đồng.
Ý nghĩa chủ yếu của việc chuyển dịch cơ cấu trồng trọt ở Đồng bằng sông Hồng là
- tạo ra nguồn hàng xuất khẩu, thúc đẩy sự phân hóa lãnh thổ.
- đẩy mạnh chuyên môn hóa sản xuất, giải quyết tốt việc làm.
- khắc phục tính mùa vụ, đa dạng cơ cấu sản phẩm của vùng.
- tạo nhiều nông sản hàng hóa, khai thác hiệu quả tài nguyên.
Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở Tây Nguyên là
- hạn chế nạn du canh, góp phần phân bố lại dân cư.
- nâng cao trình độ của lao động, bảo vệ môi trường.
- sử dụng hợp lí tài nguyên, tạo sản phẩm hàng hóa.
- tạo ra mô hình sản xuất mới, giải quyết việc làm.
Mục đích chủ yếu của việc thay đổi cơ cấu mùa vụ trong nông nghiệp nước ta là
- đa dạng hóa sản phẩm, tạo ra nhiều việc làm cho người lao động.
- phân bố sản xuất hợp lí ở mỗi vùng, bảo vệ môi trường.
- tăng năng suất cây trồng, tạo nhiều sản phẩm xuất khẩu.
- phù hợp hơn với điều kiện sinh thái, tăng hiệu quả kinh tế.