Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II - MÔN SINH HỌC 9 – NĂM HỌC 2018 - 2019 A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (6,0 điểm) Em hãy khoanh tròn chữ cái đứng đầu phương án trả lời đúng nhất trong mỗi câu sau: (6 điểm) Câu 1: Con lai kinh tế đuợc tạo ra giữa bò vàng Thanh Hoá và bò Hôsten Hà Lan, chịu được khí hậu nóng, cho 1000 kg sữa/con/năm. Ðây là thành tựu chọn giống vật nuôi thuộc lĩnh vực nào? A. Nuôi thích nghi B. Tạo giống ưu thế lai (giống lai F1). C. Công nghệ cấy chuyển phôi. D. Tạo giống mới. Câu 2: Trong 8 tháng từ một củ khoai tây đã thu được 2000 triệu mầm giống đủ trồng cho 40 ha. Đây là kết quả ứng dụng của lĩnh vực công nghệ nào? A. Công nghệ sinh học xử lí môi trường. B. Công nghệ chuyển gen. C. Công nghệ chuyển nhân và chuyển phôi. D. Công nghệ tế bào. Câu 3: Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở kiểu gen nào sau đây? A. AaBbCc B. Aabbcc C. AaBbcc D. Aabbcc Câu 4: Cá trạch được biến đổi gen ở Việt nam có khả năng A. Tổng hợp được kháng thể. B. Sản xuất ra chất kháng sinh. C. Tổng hợp được loại hoocmon sinh trưởng ở người. D. Tổng hợp được nhiều loại Prôtêin khác nhau. Câu 5: Trong chăn nuôi để tạo ưu thế lai người ta dùng phép lai nào? A. Lai kinh tế. B. Lai phân tích. C. Giao phối cận huyết. D. Giao phối ngẫu nhiên. Câu 6: Hiện tượng tỉa cành tự nhiên là A. cành chỉ tập trung ở phần ngọn cây, các cành cây phía dưới sớm bị rụng. B. hiện tượng cây mọc trong rừng có tán lá hẹp, ít cành. C.cây trồng tỉa bớt các cành ở phía dưới. D. hiện tượng cây mọc trong rừng có thân cao, mọc thẳng. Câu 7: Lá của cây ưa bóng có đặc điểm gì? A. Phiến lá hẹp, màu xanh nhạt. B. Phiến lá rộng, màu xanh đậm. C. Lá bản rộng, xếp xiên. D. Lá bản hẹp, nằm ngang. Câu 8: Cỏ dại thường mọc lẫn với lúa trên cánh đồng làm cho năng suất lúa bị giảm đi, giữa cỏ dại và lúa có mối quan hệ theo kiểu nào dưới đây: A. Hội sinh. B. Cạnh tranh C. Cộng sinh. D. Kí sinh. Câu 9: Nhóm động vật nào sau đây đều không thuộc nhóm động vật biến nhiệt? A. Mèo, ếch đồng, cá chép, bồ câu. B. Dơi, voi, thằn lằn, cá sấu. C. Cá voi, cá heo, mèo, bồ câu. D. Giun đất, tôm đồng, rắn hổ mang, cá sấu. Câu 10: Đặc điểm nào sau đây không có ở quần thể sinh vật mà chỉ có ở quần thể người? A. Kinh tế - xã hội. B. Tỉ lệ giới tính. C. Thành phần nhóm tuổi. D. Mật độ. Câu 11: Tập hợp cá thể nào dưới đây là quần thể sinh vật? A. Các cá thể giun đất, giun tròn, côn trùng, đang sống trên một cánh đồng. B. Các cá thể cá chép, cá mè, cá rô phi đang sống chung trong một ao. C. Các cây ngô (bắp) trên một cánh đồng. D. Các cây có hoa cùng mọc trong một cánh rừng. Câu 12: Các chỉ số phản ánh đặc trưng về số lượng các loài trong quần xã là: A. độ đa dạng, độ thường gặp. B. độ thường gặp, độ nhiều, độ đa dạng. C. độ nhiều, độ đa dạng. D. độ đa dạng, độ thường gặp. Câu 13: Chuỗi thức ăn nào dưới đây viết đúng? A. Ếch -> rắn -> diều hâu. B. Ếch -> cá sấu -> diều hâu. C. Ếch <- rắn ->diều hâu. D. Ếch -> cá sấu <- diều hâu. Câu 14: Đặc điểm sau đây không được xem là điểm đặc trưng của quần thể là: A. Tỉ lệ giới tính.. B. Thành phần nhóm tuổi của các cá thể. C. Mật độ của quần thể. D. Thời gian hình thành của quần thể . Câu 15: Hệ sinh thái nào sau đây là hệ sinh thái tự nhiên? A. Rừng nhiệt đới. B. Rừng trồng. C. Hồ nuôi cá. D. Đồng ruộng. B.TỰ LUẬN( 4 điểm) Câu 1: ( 2 điểm) Em hãy trình bày nguyên nhân thoái hóa khi cho tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật. Trình bày vai trò của phương pháp tự thụ phấn và giao phối gần trong động vật Câu 2: ( 1 điểm) .Em hãy sắp xếp các hiện tượng sau vào mối quan hệ sinh thái cho phù hợp: a. Nhạn bể và cò làm tổ tập đoàn b. Hiện tượng liền rễ ở cây thông c. Địa y d. Loài cây cọ mọc quần tụ lại thành từng nhóm. Câu 3( 1điểm) Cho một quần xã sinh vật gồm các quần thể sau: cào cào, ếch, thỏ, thực vật, chuột, hổ, rắn, vi sinh vật; a. Hãy thành lập 4 chuỗi thức ăn từ các quần thể trên. ------------------------Hết..........................................
00:00:00