Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

Trang 1/5 - Mã đề 132 SỞ GD & ĐT BẮC NINH Trường THPT Hàn Thuyên ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG LẦN 1- KHỐI 12 NĂM HỌC 2019-2020 MÔN: ĐỊA LÍ Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề (40 câu trắc nghiệm) Họ, tên thí sinh:........................................................Số báo danh.............................Mã đề 132 Câu 1: Ngành vận tải biển của Nhật Bản có vai trò quan trọng do A. vị trí địa lí và đặc điểm lãnh thổ. B. công nghiệp đóng tàu phát triển sớm. C. dân số đông, nhu cầu giao lưu lớn. D. ngành đánh bắt hải sản phát triển mạnh. Câu 2: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, hãy cho biết cảng biển Cửa Lò và Thuận An thuộc tỉnh nào sau đây? A. Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng. B. Nghệ An và Thừa Thiên Huế. C. Quảng Bình và Thừa Thiên Huế. D. Nghệ An và Quảng Bình. Câu 3: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, cho biết địa danh nào sau đây là di sản văn hóa thế giới? A. Phong Nha – Kẻ Bàng. B. Nhà tù Phú Quôc. C. Vịnh Hạ Long. D. Phố cổ Hội An. Câu 4: Đồng bằng sông Hồng là đồng bằng bồi tụ phù sa của các hệ thống sông nào? A. Sông Hồng và sông Cầu. B. Sông Hồng và sông Thái Bình. C. Sông Hồng và sông Chảy. D. Sông Hồng và sông Cả. Câu 5: Vùng biển được quy định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền quốc gia trên biển và rộng 12 hải lí là A. vùng nội thủy. B. vùng lãnh hải. C. vùng tiếp giáp lãnh hải. D. vùng đặc quyền kinh tế. Câu 6: Ý nào sau đây thể hiện đặc điểm của vùng núi Tây Bắc? A. Chủ yếu là núi thấp, hướng vòng cung. B. Chủ yếu là núi cao, hướng vòng cung. C. Cao và đồ sộ nhất, hướng Tây Bắc - Đông Nam. D. Cao và đồ sộ nhất, hướng Bắc - Nam Câu 7: Tài nguyên khoáng sản có trữ lượng lớn và giá trị nhất ở vùng biển nước ta là A. muối. B. than đá. C. dầu mỏ. D. muối Câu 8: Cho biểu đồ (Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017) Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây? A. Tốc độ tăng trưởng sản lượng dầu thô, điện của Thái Lan, giai đoạn 2010 - 2015. B. Cơ cấu và tốc độ tăng trưởng dầu thô, điện của Thái Lan, giai đoạn 2010 - 2015. C. Sản lượng dầu thô và sản lượng điện của Thái Lan, giai đoạn 2010 - 2015. D. Quy mô và cơ cấu sản lượng dầu thô, điện của Thái Lan, giai đoạn 2010 - 2015. Câu 9: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết tỉnh thành nào có diện tích nhỏ nhất nước ta? A. Ninh Bình. B. Hà Nam. C. Thái Bình. D. Bắc Ninh. Trang 2/5 - Mã đề 132 Câu 10: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết biểu đồ khí hậu nào dưới đây có nhiệt độ trung bình các tháng luôn dưới 20°C? A. Biểu đồ khí hậu Sa Pa. B. Biểu đồ khí hậu Điện Biên Phủ. C. Biểu đồ khí hậu Lạng Sơn. D. Biểu đồ khí hậu Hà Nội. Câu 11: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, lát cắt địa hình A - B đi theo hướng A. Tây Bắc - Đông Nam. B. Bắc - Nam. C. Đông - Tây. D. Đông Bắc - Tây Nam. Câu 12: Cho bảng số liệu: SẢN LƯỢNG XUẤT KHẨU DẦU THÔ VÀ THAN CỦA VIỆT NAM, GIAI ĐOẠN 2010-2015 (Đơn vị : triệu tấn) Mặt hàng Dầu thô Than sạch Để thể hiện tốc độ tăng trưởng dầu thô và than sạch của nước ta trong giai đoạn trên, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A. Biểu đồ tròn. B. Biểu đồ miền. C. Biểu đồ đường. D. Biểu đồ cột. Câu 13: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết đô thị có quy mô dân số từ 200 001 – 500 000 người ở vùng Tây Nguyên là đô thị nào? A. Pleiku. B. Kon Tum. C. Đà lạt. D. Buôn Ma Thuột. Câu 14: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, đỉnh Phanxipăng thuộc dãy núi A. Con Voi. B. Trường Sơn Bắc. C. Tam Điệp. D. Hoàng Liên Sơn. Câu 15: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 25, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng khi nói về khách du lịch và doanh thu về du lịch nước ta giai đoạn 1995 – 2007? A. Khách nội địa tăng nhanh hơn khách quốc tế. B. Doanh thu tăng liên tục qua các năm. C. Khách nội địa tăng chậm hơn khách quốc tế. D. Khách nội địa đông hơn khách quốc tế. Câu 16: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi tỉ trọng cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản năm 2000 và năm 2007? A. Tỉ trọng nông nghiệp tăng, lâm nghiệp và thủy sản tăng. B. Tỉ trọng nông nghiệp giảm, lâm nghiệp và thủy sản tăng. C. Tỉ trọng nông nghiêp tăng, lâm nghiệp và thủy sản giảm. D. Tỉ trọng nông nghiệp và lâm nghiệp giảm, thủy sản tăng. Câu 17: Từ vĩ tuyến 160B về phía nam của nước ta, gió mùa mùa đông về bản chất là A. gió mùa Tây Nam. B. gió Tín phong Bắc bán cầu. C. gió mùa Đông Bắc. D. gió mùa Đông Nam. Câu 18: Sông ngòi nước ta không có đặc điểm nào sau đây? A. Mạng lưới dày đặc. B. Sông nhiều nước quanh năm. C. Nhiều nước, giàu phù sa. D. Chế độ nước theo mùa. Câu 19: Phát biểu nào sau đây không đúng với ASEAN hiện nay? A. Mở rộng liên kết với các nước bên ngoài. B. Là một tổ chức lớn mạnh hàng đầu thế giới. C. Trình độ phát triển khác nhau giữa các nước. D. Quan tâm đến nâng cao trình độ nhân lực. Câu 20: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 23, hãy cho biết 2 cửa khẩu quốc tế nào sau đây nằm trên đường biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc? A. Hữu nghị và Lào cai. B. Tây Trang và Na Mèo. C. Tây Trang và Lào cai. D. Hữu nghị và Tây Trang. Câu 21: Nước ta có thể giao lưu mở rộng kinh tế với các nước trên thế giới do A. nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa. B. nằm trên đường hàng hải, đường bộ, đường hàng không quốc tế. C. trên vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương. D. khu vực đang diễn ra những hoạt động kinh tế sôi động trên TG. Trang 3/5 - Mã đề 132 Câu 22: Cho bảng số liệu: DIỆN TÍCH LÚA CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (Đơn vị: nghìn ha) Năm Đồng bằng sông Hồng 1150,1 1129,9 1122,8 Đồng bằng sông Cửu Long 3945,9 4340,3 4246,6 (Nguồn: Niên giám thống kê 2015, Nhà xuất bản Thống kê, 2016) Để thể hiện diện tích lúa của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A. Biểu đồ tròn. B. Biểu đồ miền. C. Biểu đồ kết hợp. D. Biểu đồ cột ghép. Câu 23: Cho bảng số liệu: DIỆN TÍCH MỘT SỐ CÂY TRỒNG CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2000 - 2013 (Đơn vị: Nghìn tấn) Năm 2000 2005 2008 2010 2013 Cây lúa 7666 7329 7400 7489 7903 Cây công nghiệp hàng năm 778 862 806 798 731 Cây công nghiệp lâu năm 1451 1634 1886 2011 2111 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam, NXB Thống kê, 2015) A. Diện tích trồng lúa lớn hơn diện tích trồng cây công nghiệp. B. Diện tích trồng cây công nghiệp hàng năm giảm liên tục. C. Diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng liên tục. D. Diện tích trồng lúa có sự biến động. Câu 24: Ở vùng ven biển, dạng địa hình nào sau đây thuận lợi nhất cho nuôi trồng thủy sản? A. Các bãi triều, đầm phá. B. Các rạn san hô. C. Các đảo ven bờ. D. Vịnh cửa sông. Câu 25: Địa phương có khoảng cách hai lần mặt trời lên thiên đỉnh xa nhau nhất ở nước ta là A. điểm cực nam. B. điểm cực đông. C. điểm cực bắc. D. điểm cực tây. Câu 26: Hướng vòng cung của vùng núi Đông Bắc ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu của vùng? A. Khí hậu cận xích đạo gió mùa có hai mùa mưa - khô rõ rệt. B. Khí hậu có tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh. C. Khí hậu có tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa, nóng nhất về mùa hạ. D. Khí hậu có tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh nhất nước ta. Câu 27: Nguyên nhân chủ yêu làm cho khí hậu Đông Trường Sơn và Tây Nguyên có sự đối lập nhau về mùa mưa và mùa khô là do A. bức chắn địa hình của dãy Trường Sơn đối với các loại gió. B. bức chắn địa hình của dãy Hoàng Liên Sơn đối với các loại gió. C. bức chắn địa hình của dãy Bạch Mã đối với các loại gió. D. bức chắn địa hình của dãy Hoành Sơn đối với các loại gió. Câu 28: Khó khăn lớn nhất về tự nhiên đối với sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng ven biển miền Trung là A. bão, lũ lụt thường hay xảy ra. B. nạn cát bay, gió Lào. C. đất nghèo, nhiều cát, ít phù sa sông. D. hẹp ngang và bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ. Câu 29: Ảnh hưởng lớn nhất của biển Đông đến thiên nhiên nước ta là yếu tố A. sinh vật. B. địa hình. C. khí hậu. D. khoáng sản. Câu 30: Biển Đông đã ảnh hưởng đến tính chất nào sau đây của khí hậu nước ta? A. Lượng mưa, độ ẩm lớn. B. Nhiệt độ cao, nóng quanh năm. C. Các loại gió hoạt động theo mùa. D. Khí hậu nóng ẩm quanh năm. Câu 31: Trở ngại lớn nhất về tự nhiên của khu vực đồi núi đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nước ta là: A. địa hình bị chia cắt mạnh, lắm sông suối, hẻm vực. B. tại các đứt gẫy sâu có nguy cơ phát sinh động đất. C. nhiều thiên tai: lũ quét, xói mòn, trượt lở đất. D. vùng núi đá vôi thiếu nước sản xuất, sinh hoạt. Trang 4/5 - Mã đề 132 Câu 32: Tác động của những khối núi cao trên 2000 m đối với thiên nhiên nước ta là: A. tạo các bức chắn để hình thành ranh giới các miền khí hậu. B. phá vỡ cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới trên khắp cả nước. C. làm phong phú cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới của nước ta. D. làm thay đổi cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới của nước ta. Câu 33: Dạng địa hình nào có ý nghĩa lớn trong việc bảo toàn tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của thiên nhiên nước ta? A. Núi cao. B. Núi trung bình. C. Đồi núi thấp. D. Đồng bằng. Câu 34: Thế mạnh quan trọng về tự nhiên để nước ta phát triển công nghiệp ở khu vực đồi núi là A. tập trung khá nhiều khoáng sản. B. diện tích rừng lớn, nhiều đồng cỏ. C. khí hậu thuận lợi, đất đai rộng lớn. D. nhiều khoáng sản, tiềm năng thủy điện lớn. Câu 35: Gây nên hiện tượng "nồm ẩm" của thời tiết miền Bắc vào cuối mùa đông là do A. gió Tín phong bán cầu Bắc. B. gió mùa Đông bắc. C. gió mùa tây nam. D. gió đông nam. Câu 36: Vùng biển thuận lợi nhất cho nghề làm muối ở nước ta là A. Bắc Bộ. B. Bắc Trung Bộ. C. Nam Trung Bộ. D. Nam Bộ. Câu 37: Cho câu thơ: " Trường Sơn đông, Trường Sơn tây Bên nắng đốt, bên mưa bay" ( Sợi nhớ sợi thương- Thúy Bắc) Các loại gió ảnh hưởng tới thời tiết ở sườn đông và sườn tây của dãy Trường Sơn trong câu thơ trên là A. gió phơn tây nam và gió mùa tây nam. B. tín phong bán cầu bắc và gió mùa đông nam. C. tín phong bán cầu bắc và gió phơn tây nam. D. gió mùa đông nam và tín phong bán cầu bắc. Câu 38: Càng vào Nam nhiệt độ trung bình năm càng tăng do A. vị trí gần xích đạo, ảnh hưởng của gió màu đông bắc suy yếu. B. bức chắn của dãy Trường Sơn. C. bức chắn địa hình của dãy Bạch Mã. D. ảnh hưởng của gió mậu dịch. Câu 39: Cho bảng số liệu: XUẤT, NHẬP KHẨU HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ CỦA IN-ĐÔ-NÊ-XI-A, GIAI ĐOẠN 2010 – 2015 (Đơn vị: Tỉ USD) Năm Xuất khẩu Nhập khẩu (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017) Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng về cán cân xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của In- đô-nê-xi-a, giai đoạn 2010 - 2015? A. Từ năm 2010 đến năm 2015 đều xuất siêu B. Giá trị xuất siêu năm 2010 lớn hơn năm 2015. C. Từ năm 2010 đến năm 2015 đều nhập siêu. D. Giá trị nhập siêu năm 2012 lớn hơn năm 2014. Câu 40: Nguyên nhân gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam Bắc và mưa vào tháng 9 cho Trung bộ là A. hoạt động của gió mùa. B. hoạt động của gió mùa tây nam. C. hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới. D. hoạt động của gió mùa tây nam và dải hội tụ nhiệt đới. ----------- HẾT ---------- Trang 5/5 - Mã đề 132 Sở GD & ĐT Bắc Ninh Trường THPT Hàn Thuyên ĐÁP ÁN KTCL LẦN 1- KHỐI 12 MÔN: ĐỊA LÍ NĂM HỌC 2019-2020 CÂU ĐÁP ÁN CÁC MÃ ĐỀ 132 209 357 485 570 628 743 896 1 A C A C C B C B 2 B C A C C A A A 3 D D A A D A B D 4 B A B D D C A B 5 C D C D A C A D 6 C C C A B A C D 7 C D D A D C C B 8 C D B D A B A B 9 D C D A A A C D 10 A D D B A C C D 11 D B D A A D D B 12 C B C D B A A C 13 D C B B A C D B 14 D A C D C A B A 15 C C D A C D D C 16 D A C C D D B A 17 B B C D D B A A 18 B B A C B C D C 19 B A A D C C B C 20 A A D D B B C C 21 B B D B A C B B 22 D D B A D B C C 23 B D D A D D B D 24 A A A D C B A A 25 A B C C C D D B 26 D A D C B D A C 27 A C A D B A C D 28 C C D B C A B D 29 C A B C C D B D 30 A D C B B B C C 31 A D B D A C A B 32 C B A B D A C B 33 C D B B C C B A 34 D C B C D B D D 35 B B B B A D D A 36 C B C C D B D C 37 A A B A B D C C 38 A B A C C D B A 39 B C D B B B D A 40 D D A A B C C C
00:00:00