Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

ĐỀ KIỂM TRA HOÁ 11 CHƯƠNG VII: HIDROCACBON THƠM-NHIÊN LIỆU Câu 1: Benzen có cấu tạo vòng 6 cạnh đều, phẳng, 3 liên kết π cách đều 3 liên kết σ nên là hợp chất: A. bền, dễ tham gia phản ứng thế, khó tham gia phản ứng cộng. B. bền, dễ tham gia phản ứng thế và phản ứng cộng. C. bền, khó tham gia phản ứng thế, dễ tham gia phản ứng cộng. D. kém bền, dễ tham gia phản ứng thế, khó tham gia phản ứng cộng. Câu 2: Phát biểu đúng là: Khi vòng benzen có sẵn nhóm thế có liên kết A. đơn (VD: CH3-...) thì nhóm thứ 2 sẽ thế dễ hơn và ưu tiên vào vị trí ortho và para. B. đôi (-NO2...) thì nhóm thứ 2 sẽ thế dễ hơn và ưu tiên vào vị trí ortho và para. C. đôi (-NO2...) thì nhóm thứ 2 sẽ thế dễ hơn và ưu tiên vào vị trí meta. D. đơn (VD: CH3-...) thì nhóm thứ 2 sẽ thế dễ hơn và ưu tiên vào vị trí meta . Câu 3: Cho 4,36gam hỗn hợp A gồm butađien và butilen vào bình chứa dung dịch brom thấy có 22,4 gam brom tham gia phản ứng. Phần trăm theo khối lượng của các chất trong hỗn hợp A lần lượt là: A. 25,69% và 74,31%. B. 86,7% và 13,3%. C. 74,31% và 25,69%. D. 80,01% và 19,99%. Câu 4: Dẫn 0,336 lít hỗn hợp axetilen và etilen qua dung dịch bạc nitrat dư trong amoniac thu được 0,112 lít khí ở cùng điều kiện. Phần trăm thể tích của axetilen trong hỗn hợp là: A. 30%. B. 66,67%. C. 70%. D. 33,33%. Câu 5: Cho 0,78 gam benzen vào ống nghiệm chứa sẵn hỗn hợp HNO3 đặc và H2SO4 đặc dư và lắc mạnh thu được một chất lỏng nặng màu vàng nhạt. Khối lượng của chất lỏng đó là: A. 6,15 gam. B. 12,3 gam. C. 0,123 gam. D. 1,23 gam. Câu 6: Cho sơ đồ: A → B → TNT (thuốc nổ). A, B là chất nào: A. A là benzen, B là toluen B. A là hexan, B là toluen C. A là styren, B là Benzen D. A là toluen, B là benzen Câu 7: Các chất nào sau đây đều làm mất màu dung dịch brom trong nước ? A. CH ≡ CH, CH2 = CH2, CH2= CH - CH = CH2 , C6H5CH = CH2. B. CH ≡ CH, CH2 = CH2, CH3 - CH3, C6H5CH = CH2. C. CH ≡ CH, CH2 = CH2, CH4, C6H5CH3. D. CH ≡ CH, CH2 = CH2, CH4, C6H5CH = CH2. Câu 8: Có bốn chất etilen, propin, butađien-1,3, benzen. Xét khả năng làm mất màu dung dịch brom của bốn chất trên, điều khẳng định nào là đúng? A. Cả bốn chất đều có khả năng làm mất màu dung dịch brom. B. Có ba chất có khả năng làm mất màu dung dịch brom. C. Chỉ có một chất có khả năng làm mất màu dung dịch brom. D. Có hai chất có khả năng làm mất màu dung dịch brom. Câu 9: Cho 0,896 lít hỗn hợp hai anken là đồng đẳng liên tiếp (đktc) lội qua dung dịch brom dư. Khối lượng bình brom tăng thêm 2,0 gam. Công thức phân tử của hai anken là: A. C2H4 và C3H6. B. C3H6 và C4H8. C. C4H8 và C5H10. D. Phương án khác. Câu 10: Etilen lẫn các tạp chất SO2, CO2, hơi nước. Loại bỏ tạp chất bằng cách: Dẫn hỗn hợp A. qua dung dịch brom . B. qua dung dịch natri clorua. C. lần lượt qua bình chứa dung dịch brom dư và bình chứa dung dịch H2SO4 đặc. D. lần lượt qua bình chứa dung dịch NaOH dư và bình chứa dung dịch H2SO4 đặc. Câu 11: Nếu dùng một hoá chất để phân biệt benzen, toluen, styren thì đó là: A. nước brom B. NaOH C. Ba(OH)2 D. dd KMnO4 Câu 12: Dùng dung dịch brom (trong nước) làm thuốc thử, có thể phân biệt cặp chất nào sau đây: A. toluen và stiren. B. etilen và propilen. C. metan và etan. D. etilen và stiren. Câu 13: Hãy chọn một dãy các chất trong số các dãy chất sau để điều chế hợp chất nitrobenzen: A. C6H6, ddHNO3 đặc B. C7H8, ddHNO3 đặc C. C7H8, ddHNO3 đặc, ddH2SO4đặc D. C6H6, ddHNO3 đặc, ddH2SO4đặc Câu 14: Trong số các hydro cacbon sau, những loại nào tham gia phản ứng thế: A. benzen B. ankin C. ankan D. Ankan, ankin, benzen. Câu 15: Điều chế etilen trong phòng thí nghiệm từ C2H5OH, xúc tác H2SO4 đặc ở nhiệt độ trên 1700C thường lẫn các oxit nh SO2, CO2. Chọn một trong số các chất sau để làm sạch etilen: A. Dung dịch kali pemanganat loãng. B. Dung dịch brom. C. Dung dịch natri hiđroxit D. Dung dịch natri cacbonat Câu 16: Cho etylen vào bình chứa brom lỏng tạo ra 1,2-đibrometan và khối lượng bình tăng 14 gam. Thể tích etylen ( đktc) đã dùng là: A. 3,36 lít B. 22,4 lít C. 11,2 lít D. 6,72 lít Câu 17: Cho 0,6 gam propin đi qua dung dịch AgNO3 dư trong amoniac thì khối lượng kết tủa thu được là: A. 2,22 gam. B. 3,825 gam. C. 2,205 gam. D. 3,78 gam. Câu 18: Một hợp chất hữu cơ Y chỉ có liên kết đơn trong phân tử, có thể tham gia phản ứng thế, tách, không có phản ứng với hiđro khi có Ni nung nóng, cháy hoàn toàn trong oxi tạo thành nước và khí cacbonic theo tỉ lệ thể tích là 1:1 ở cùng điều kiện. Hợp chất Y là hợp chất nào trong các hợp chất sau: A. C5H12. B. C3H6. C. C5H10. D. C4H8. Câu 19: Chất 2,2-đimetylbutan còn có tên thông thường là: A. isohexan. B. neohexan. C. isobutan. D. neobutan. Câu 20: Hỗn hợp X gồm hai hiđrocacbon mà khi đốt cháy thu được CO2 và H2O có số mol bằng nhau. Hỗn hợp đó gồm các hiđrocacbon nào sau đây? A. Hai xicloankan hoặc Hai anken. B. Hai ankan. C. Hai xicloankan. D. Hai anken. Câu 21: Điều kiện để chất hữu cơ tham gia phản ứng trùng hợp là: A. hiđrocacbon. B. có liên kết kép trong phân tử. C. hiđrocacbon không no, mạch hở. D. hiđrocacbon không no. Câu 22: Dẫn 0,448 lít khí C2H4 vào bình đựng 100ml dung dịch KMnO4 0,01M. Hiện tượng quan sát nào sau đây là đúng? A. Màu tím của dung dịch không đổi, không có khí thoát ra. B. Màu tím của dung dịch chuyển thành không màu, có khí thoát ra. C. Màu tím của dung dịch nhạt đi, không có khí thoát ra. D. Màu tím của dung dịch không đổi, có khí thoát ra. Câu 23: Một hydrocacbon X ở thể lỏng có tỷ khối với không khí là 2,7. đốt cháy hoàn toàn X thu được H2O và CO2 theo tỷ lệ khối lượng 1: 4,9. Công thức của X là: A. C6H6 B. C8H10 C. C6H5CH3 D. C6H12 Câu 24: Nếu có đám cháy xăng, dầu thì có thể dập tắt bằng: A. Khí Cl2. B. Khí O2. C. Khí CO2. D. Nước. Câu 25: Sản phẩm đúng sinh ra khi benzen tác dụng với clo có xúc tác Fe (1:1) là: A. C6H6Cl6 B. C6H5CH2Cl C. C6H4Cl2 D. C6H5Cl
00:00:00