PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM:
1. B
2. D
3. A
4. B
5. B
6. A
7. C
8. A
9. B
10. C
11. A
12. C
13. D
14. C
15. B
16. A
17. A
18. A
19. A
20. D
PHẦN 2: TỰ LUẬN:
1.
a) Vì sao mực nước lũ miền Trung thường lên nhanh?
- Do miền Trung có địa hình núi ăn sát biển, núi chạy theo chiều Bắc-Nam.
- Miền Trung có nhiều sông có đặc điểm ngắn và dốc.
- Mưa tập trung nhiều, mang theo lượng nước lớn và trong thời gian ngắn.
b) Tự nhiên nước ta có những thuận lợi và khó khăn nào đối với đời sống và phát triển kinh tế xã hội ở nước ta?
*Thuận lợi:
- Biển là nguồn tài nguyên mang lợi nhuận cao cho thu nhập kinh tế về du lịch, thu hoạch hải sản, muối,…
- Tạo công việc cho người dân làm ăn
- Đường bờ biển dài giúp mở rộng con đường giao lưu và phát triển giao thông, thương mại, thương nghiệp, dịch vụ.
- Tự nhiên cung cấp những nguồn khoáng sản, nguồn năng lượng tự nhiên vô cùng quý giá.
- Tài nguyên rừng cung cấp gỗ và các sản vật quý.
- Đất đai phì nhiêu trồng được nhiều loại thực vật.
- Địa hình rừng núi, hiểm trở góp phần bảo vệ lãnh thổ.
*Khó khăn:
- Do sự giàu có về tài nguyên thiên nhiên của nước ta hình thành sự lăm le xâm lược của các nước khác.
- Có nhiều trận lũ lụt, hạn hán, mưa bão nhiều.
- Địa hình chiếm ¾ diện tích là đồi núi khiến đi lại khó khăn.
- Địa hình chia cắt mạnh sông, suối, hồ cản trở giao thông.
2. Nhận xét và giải thích nguyên nhân thay đổi của 2 tháp dân số:
- Năm 1999: Tháp đáy rộng, sườn thoải, đỉnh nhọn -> Tỉ lệ sinh cao, nhóm tuổi dưới lao động thấp, dân số tăng nhanh, tuổi thọ trung bình thấp => Cơ cấu dân số trẻ
- Năm 2007: Tháp đáy hẹp hơn, sườn và đỉnh rộng -> Tỉ lệ sinh giảm, nhóm tuổi lao động và trên lao động cao, tuổi thọ trung bình cao => Cơ cấu dân số già
*Nhận xét:
- Tỉ lệ dân số từ 0-14 tuổi đang giảm dần đến 4,2% (nam) và 3,8% (nữ). Nguyên nhân: Tỉ lệ sinh và gia tăng dân số giảm.
- Tỉ lệ dân số từ 15-59 tuổi khá cao và tăng dần. Nguyên nhân: Nước ta trong thời kì “dân số Vàng”, lượng lao động lớn.
- Tỉ lệ dân số từ 60 tuổi trở lên cũng đang tăng nhưng tăng ít ở 0,4% (nam) và 0,9% (nữ). Nguyên nhân: Tuổi thọ trung bình tăng lên.
3.
a) Đặc điểm chung địa hình Việt Nam:
- Địa hình Việt nam đa dạng, phong phú có nhiều kiểu loại, trong đó đồi núi là bộ phận quan trọng nhất:
+ Đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ, chủ yếu là đồi núi thấp; địa hình thấp dưới 1000m chiếm khoảng 85%; núi cao trên 2000m chiếm 1%.
+ Đồi núi hình cánh cung hướng ra Biển Đông, chạy dài 1400 km.
+ Đồng bằng chiếm ¼ lãnh thổ đất liền.
- Địa hình nước ta được tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau:
+ Sau giai đoạn Cổ kiến tạo đã tạo nên những bề mặt san bằng cổ, thấp và thoải.
+ Đến Tân kiến tạo, địa hình được nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau: núi đồi, đồng bằng, thềm lục địa,…
+ Thấp dần từ nội địa tới biển.
+ Có 2 hướng chủ yếu: tây bắc - đông nam và vòng cung.
- Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người:
+ Trong môi trường nóng ẩm, gió mùa đất đá bị phong hóa mạnh mẽ.
+ Lượng mưa lớn tập trung theo mùa đã xói mòn, cắt xẻ, xâm thực các khối núi.
+ Mạch nước ngầm khoét sâu lòng núi đá tạo nên nhiều hang động lớn.
+ Trên bề mặt địa hình có rừng cây rậm rạp che phủ.
+ Dưới rừng là lớp đất và vỏ phong hóa dày, vụn bở.
+ Xuất hiện các dạng địa hình nhân tạo: công trình kiến trúc, hầm mỏ, giao thông, đê, đập, kênh rạch, hồ chứa nước,…
b) Một số việc cần phải làm để sống chung với lũ:
- Cần xây nhà có phòng nhỏ kiên cố 2 tầng cho từng hộ dân.
- Luôn chuẩn bị phòng ngừa những loại giường nổi trong nhà.
- Trồng vườn cây cho nhà mà giúp ích nhiều trong mùa lũ (tre Bát Độ, chuối, dừa,…)
- Tích trữ lương khô, nước uống trong khoảng từ 10-15 ngày: bánh kẹo, mì ăn liền, cháo ăn liền, cá khô,…
4. Nguyên nhân sự phân bố dân cư không đồng đều ở nước ta:
- Điều kiện sống ở mỗi nơi không đồng đều và mọi người thường có quy hướng sống quây quần cùng với nhau.
- Phần lớn dân cư sống ở đồng bằng và tập trung ở ven biển và các lưu vực sông lớn do ở đấy điều kiện thuận lợi cho kinh tế, đất đai màu mỡ, giao thông vận tải tốt.
- Những nơi có khí hậu ôn hòa, ấm áp, mát mẻ và có nhiều tài nguyên thiên nhiên cũng thu hút không ít người dân.
- Những nơi phát triển, có trình độ phát triển kinh tế - xã hội cao, hiện đại, điều kiện tốt.
- Còn ở vùng trung du, vùng núi, vùng cao, vùng xa xôi thì có những đặc điểm ngược lại, điều kiện thấp, kém phát triển hơn nên ở đấy dân cư ít sinh sống hơn.
-> Làm cho sự phân bố dân cư không đồng đều.