Vòng 1-Sơ loại

Phần I: Trắc nghiệm.

Câu 1: A( thực chất ra là "ranh giới phía ngoài của lãnh hải")

Câu 2: A

Câu 3: D

Câu 4: B (nói cách khác là "chất lượng rừng không ngừng giảm sút")

Câu 5: B

Câu 6: A

Câu 7: C

Câu 8: D

Câu 9: B

Câu 10: C

Câu 11: B

Câu 12: C (trong một số tài liệu mình học còn ghi là 2,5 tỉ)

Câu 13: D

Câu 14: C

Câu 15: C

Câu 16: A

Câu 17: A

Câu 18 A 

Câu 19: A

Câu 20: D

Phần II: Tự luận.

Câu 1: a, Hiện tượng nước lũ lên cao ở miền Trung nước ta là do nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là do:

✽ Yếu tố tự nhiên:

               Miền Trung có địa hình hẹp ngang, người dân đa phần sống ở các vùng trũng thấp, phía Tây là dải núi cao, còn phía Đông là đồng bằng nhỏ, hẹp. Đồng thời, nơi đây còn có nhiều dãy núi lan ra sát với biển, có các con sông ngắn, nhỏ nhưng dốc (do chịu ảnh hưởng của địa hình). Vì vậy, khi có mưa lớn, nước sẽ chảy nhanh, mạnh dữ dội từ trên cao xuống dưới hạ nguồn, gây ngập lụt.

               Mưa khá tập trung và mưa với lượng nước lớn(do khí hậu nên nước ta thường có thiên tai, đặc biệt là mưa bão...) , đổ về trong thời gian ngắn (do địa hình).

✽ Yếu tố con người(liên quan tới các cơ sở hạ tầng do con người ây dựng):

              Hệ thông kênh mương thủy lợi còn thiếu và yếu kém nên khi mưa to, lượng nước thoát ra biển rất chậm , dẫn đến việc chúng chạy dồn và ứ đọng tại các khúc sông gần khu vực dân cư, thậm chí là tại các khu vực có dân cư sinh sống(vùng trũng thấp).

              Trong những năm gần đây, do sự phát triển dân số, nhiều công trình xây dựng, khu dân cư mọc lên làm lòng sông bị thu hẹp. Chính việc không có hệ thống sông ngòi thoát lũ, làm cản trở dòng chảy tự nhiên càng làm cho lũ lên nhanh hơn.

b, Điều kiện tự nhiên nước ta có ảnh hưởng rất lớn đối với đời sống và việc phát triển kinh tế - xã hội:

✽Thuận lợi : 

                Địa hình: Có \(\dfrac{3}{4}\) diện tích địa hình là diện tích đồi núi(chủ yếu là núi thấp) và \(\dfrac{1}{4}\) diện tích còn lại là dạng địa hình đồng bằng, điều này gây ảnh hưởng to lớn tới sự phân bố dân cư và đời sống nhân dân(đặc biệt là người dân vùng núi).Các cảnh quan vùng núi được thay đổi nhanh chóng theo quy luạt đai cao nên thuận lợi để phát triển các cây trồng cận nhiệt đới hoặc du lịch, nghỉ mát. Đặc biệt, dạng địa hình các-xtơ độc đáo, nhiều hang động đẹp(Phong Nha - Kẻ Bàng, hang Sơn Đoòng,....) là điều kiện thuận lợi để phát triển ngành dịch vụ du lịch.

                Khí hậu: Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm nên đất đai phì nhiêu, màu mỡ, mưa nhiều là nguồn cung cấp nước để tưới tiêu cho đồng ruộng, nên thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, đặc biệt là cây lúa nước - một cây trồng, mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam.

                Tài nguyên đất: Có nhiều loại đất(đất phù sa, đất feralits, đất đỏ bazan,....) thuận lợi để trồng trọt nhiều loại cây công nghiệp(cả ngắn và dài ngày) và cây lương thực, phục vụ đời sống dân cư cũng như phục vụ nhu cầu buôn bán, xuất nhập khẩu...

                Tài nguyên nước ngọt(nước sông ngòi): Hệ thống sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp cả nước phục vụ không chỉ phục vụ nước ngọt cho đời sống của người dân(nước sinh hoạt), mà còn phục vụ công tác tưới tiêu, thủy điện, đánh bắt và nuôi trồng thủy- hải sản.....

                Tài nguyên sinh vật: Sinh vật Việt Nam rất phong phú và đa dạng. Các thảm thực vật gồm nhiều thành phần loài sinh vật(khoảng 14 600 loài thực vật) và sự có mặt của nhiều loại động vật lớn nhỏ, phong phú, đẹp đẽ là nguồn tài nguyên to lớn phục vụ cho nhu cầu thăm quan, du lịch của các du khách trong và ngoài nước, phục vụ lĩnh vực y dược(các cây thuốc quý được khai thác và đem nghiên cứu, điều chế ra các phương thuốc Đông y)......

                 Tài nguyên khoáng sản: Nước ta nổi tiếng với nguồn khoáng sản đa dạng, phong phú và phân bố rải khắp phần lãnh thổ và cả phần lãnh hải(dầu khí). Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế ngành khai khoáng, phục vụ nhu cầu thương mại và sản xuất, phục vụ đời sống nhân dân.

                 Tài nguyên biển đảo: Biển nước ta tương đối lớn, kín và là một phần của biển Đông nên có rất nhiều đặc điểm thuận lợi để phát triển kinh tế- xã hội như việc có nhiều ngư trường rộng lớn đáp ứng nhu cầu đánh bắt thủy- hải sản phục vụ cho đời sống sinh hoạt của người dân, buôn bán trong nước, xuất khẩu, phục vụ ngành du lịch.... Đặc biệt, với đường bờ biển dài khoảng 3260km, trải dài khắp chiều dọc tổ quốc, chúng ta có đặc ân mà thiên nhiên ban tặng là nhiều bãi biển đẹp cùng vô số các vịnh, đảo, quần đảo lớn nhỏ phục vụ tích cực cho nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng,....
✽ Khó khăn : Nước ta thường xuyên phải gánh chịu những hậu quả nặng nề của thiên tai như lũ lụt, hạn hán, thiên tai, gây rất nhiều cho đời sống thạm chí là tính mạng của người dân, thiệt hại nghiêm trọng cho sản xuất nông nghiệp nói riêng và toàn cảnh kinh tế nới chung.

Câu 2: 

✽ Nhận xét:

         Ở nhóm tuổi 0 -14: Nếu tính chung cả nam và nữ thì có xu hướng giảm dần tỉ trọng, từ  33,5% (1999)  xuống còn 25,5% (2007), tức là so với năm 1999 thì năm 2007 đã giảm đi 8%. Nếu chỉ xét riêng thì tỉ trọng nam giới trong độ tuổi này luôn cao hơn so với tỉ trọng nữ giới, nhưng nhìn chung vẫn không chênh lệch lớn, chỉ giao động trong khoảng 1%(Năm 1999, tỉ trọng nam giới cao hơn tỉ trọng nữ giới là 1,3%. Đến năm 2007, sự chênh lệch giữa tỉ trọng nam giới và nữ giới được rút ngắn chỉ còn 0,9%) 

           Ở nhóm tuổi 15 – 59:  Nếu tính chung cả nam và nữ thì lại có xu hướng tăng lên, từ 58,4% (1999) lên 65,1% (2007). Nếu xét riêng, ở độ tuổi này, tỉ trọng nữ giới lại có xu hướng cao hơn tỉ trọng nam giới: năm 1999, tỉ trọng nữ giới hơn tỉ trọng nam giới là 1,6%. Đến năm 2007, con số đó có giảm nhưng vẫn đạt 1,5%

           Ở nhóm trên 60 tuổi: Nếu tính chung cả nam và nữ thì cũng tăng dần tỉ trọng từ 8,1% (1999) lên 9,4% (2007). Nếu xét riêng thì ở độ tuổi này, nư giới vân chiếm ưu thế về tỉ trọng: Nếu năm 1999, tỉ trọng nữ giới hơn nam giới chỉ là 1,3% thì đến năm 2007 đã tăng lên và đạt 1,8%

       Như vậy, cơ cấu dân số nước ta đang có xu hướng già hóa. Tuy vậy, các tín hiệu tích cực là nhóm người thuộc độ tuổi 0-14 tuổi và trên 60 tuổi(tỉ lệ dân số phụ thuộc) trong năm 2007 đã giảm đáng kể so với năm 1999(Năm 1999, tỉ lệ này là 41,6%. Đến năm 2007 thì giảm xuống chỉ còn 34,9%), sự cân bằng giới tính bước đầu đã đạt được ở thế hệ tương lai(nhóm từ 0-14 tuổi),....

* Nguyên nhân chủ yếu dân tới sự thay đổi của hai tháp dân số là:

                 Bằng việc thực hiện tốt chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình của nhà  nước trong giai đoạn này (tuyên truyền giáo dục, sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn, mỗi gia đình chỉ có từ 1 – 2 con…),tỉ lệ dân số ở độ tuổi 0-14 vì đó cũng giảm đi(đáy tháp dân số năm 2007 nhỏ hơn so với năm 1999), góp phần hạn chế nguy cơ gia tăng dân số.

                Đất nước hòa bình, ổn định, kinh tế không ngừng phát triển làm đời sống nhân dân được cải thiện hơn, tốt hơn. Đặc biệt, đi kèm với sự phát triển, trình độ y tế cũng ngày càng nâng cao và phát triển, chế độ phúc lợi xã hội tốt hơn nên tuổi thọ của dân cư cũng từ đó mà tăng lên, kéo theo số người dân ở độ tuổi trên 60 cũng tăng đáng kể(Đỉnh tháp dân số năm 2007 to hơn so với đỉnh tháp dân số năm 1999).

Câu 3:a, Địa hình nước ta có nhưng đặc điểm chung như sau:

Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam: Trên phần đất liền, đồi núi chiếm tới \(\dfrac{3}{4}\) diện tích lãnh thổ nhưng chủ yếu là đồi núi thấp(địa hình thấp dưới 1000m chiếm tới 85%, trong khi đó, núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1%, cao nhất là day Hoàng Liên Sơn với đỉnh núi Phan-xi-pang cao trên 3000m).Đồi núi nước ta tạo thành một cánh cung lớn chạy dài từ Tây Bắc tới Đông Nam Bộ, nhiêu vùng núi lan ra sát biển. \(\dfrac{1}{4}\)diện tích lãnh thổ còn lại là đồng bằng, nhưng bị đồi núi ngăn cách thành nhiều khu vực.

✽ Địa hình nước ta được tân kiến tạo nâng lên, tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau: Được tạo lập vững chắc từ sau giai đoạn Cổ kiến tạo, trải qua hàng chục triệu năm, các vùng núi núi nước ta bị ngoại lực(gió, nước,...) bào mòn mạnh, trở thành các bề mặt san bằng, thấp và thoải. Đến Tân kiến tạo, cuộc vận động tạo núi Hi-ma-lay-a đã làm địa hình nước ta được nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau: núi dồi, đồng bằng và thềm lục địa. Địa hình nước ta có 2 hướng chủ yếu là theo chiều Tây Bắc- Đông Nam và vòng cung(còn một số hướng khác nhưng chỉ trong phạm vi hẹp và rất hẹp)

Địa hình nước ta mang đặc trưng của tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người: Cùng với Tân kiến tạo thì khí hậu, dòng nước và con người cũng là những nguyên nhân lớn, ảnh hưởng trực tiếp tới địa hình nước ta. Trong môi trường nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanh năm và mưa nhiều thì đất đá đã bị phong hóa mạnh mẽ, các khối núi lớn bị xói mòn, cắt xẻ và xâm thực..... Đặc biệt, hiện tượng nước mưa hòa tan đá vôi hay những mạch nước ngầm khoét sâu vào lòng núi đã tạo nên địa hình các-xtơ độc đáo cùng những hang động đẹp như Động Phong Nha- Kẻ Bàng, hang Sơn Đoòng,.... thu hút đông đảo khách du lịch ghé thăm. Bên cạnh đó, địa hình còn chịu những tác động rất lớn từ các hoạt động tích cực(xây dựng trường học, bệnh viện, đường xá, cầu cống.... phục vụ sinh hoạt) và cả hoạt động tiêu cực(chặt phá rừng, lấp hồ, lấp sông,....) của con người.

b, Ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, mặc dù mưa lũ đem lại nhiều thiệt hại về nhà cửa, vật chất,... nhưng lại là nguồn cung cấp phù sa màu mỡ cho đất canh tác, trồng trọt, vì vậy, người dân nơi đây đã học cách "sống chung với lũ".Theo quan điểm cá nhân, để "sống chung với lũ", người dân nơi đây không thể sử dụng những biện pháp tạm bợ mà cần đảm bảo tính lâu dài và bền vững. Như vậy, nếu là một người dân đồng bằng sông Cửu Long, mình sẽ sử dụng các biện pháp như sau:

              Xây dựng các ngôi nhà phù hợp để sống chung với lũ: Không chỉ là ngôi nhà để sống và sinh hoạt mà còn liên quan đến trồng trọt, chăn nuôi, đánh cá, đi lại và cộng đồng cư dân. Sau đây là một mô hình nhà ở hợp lý mà mình sưu tầm được:

              Khai thác, tận dụng các nguồn lợi từ lũ như: Tận dụng nguồn phù sa mà lũ mang lại để canh tác cây trồng đặc biệt là lúa và cây hoa màu để từ đó nâng cao chất lượng cây trồng; Khai thác nguồn lợi thuỷ sản từ nhiều loài thuỷ sản như tôm, cá,... vừa có điều kiện tốt để cung cấp nguồn thức ăn cho thuỷ sản nuôi trong vùng lại thuận lợi để đa dạng hoá cơ cấu các loài thuỷ sản.
              Hạn chế những tác hại do lũ gây ra bằng việc đưa kiến nghị lên các cơ quan có thẩm quyền về việc xây dựng chương trình cụm tuyến dân cư ở các vùng thường xuyên chịu ngập lụt. Đây vừa được xem là chương trình trọng điểm quốc gia lại vừa trực tiếp đảm bảo cho nhân dân vùng lũ có cuộc sống an toàn, không gặp phải khó khăn trong việc di rời khi lũ về. Điều này góp phần hạn chế thiệt hại do lũ gây ra nhất là thiệt hại về người. Để bảo vệ độ màu mỡ cho đất thì ở một số khu vực, ban lãnh đạo cần cần có những chủ trương xả lũ trong mùa lũ để cải tạo đất và lấy phù sa cho vùng có đê bao khép kín. Đồng thời, là một công dân, mình cũng cần hỗ trợ các cấp ban ngành lãnh đạo trong việc hạn chế tác hại của lũ bằng việc đóng góp cho các khoản đầu tư hệ thống, cơ sở hạ tầng - vật chất - kĩ thuật (như giao thông, thuỷ lợi, điện, trường học, trạm y tế lồng ghép với chương trình xây dựng nông thôn mới để đời sống của bản thân và mọi người dân vùng lũ được cải thiện.), vận động mọi người ung quanh tích cực nâng cao ý thức phối hợp với các cấp, ban ngành lanh đạo địa phương.
             Sau mỗi đợt lũ, cần tăng cường công tác vệ sinh nhà ở, chú ý vấn đề dịch bệnh(thường thấy, sau các đợt bão lũ là hàng loạt các dịch bệnh tràn lan, hầu hết là do các vũng nước từ đọng lại sau cơn bão là nơi sinh sống"lý tưởng" của các loài côn trùng gây bệnh như muỗi vằn,....) hay vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm,... để đảm bảo sức khoẻ cho bản thân, gia đình và cộng đồng xung quanh.

Câu 4: Có nhiều nguyên nhân dẫn tới sự phân bố dân cư không đồng đều, nhưng chủ yếu vẫn là do những nguyên nhân sau đây:

         Do lịch sử hình thành, định cư và cả khai thác lãnh thổ của từng vùng ở nước ta có sự khác nhau rõ rệt: Vùng có nền văn hóa lâu đời và bề dày về kinh nghiệm khai thác, nuôi trồng như đồng bằng sông Hồng luôn có sức thu hút người dân hơn so với những vùng kinh nghiệm còn non trẻ khác....

          Do đặc điểm khí hậu, địa hình, tài nguyên của từng vùng có sự khác biệt: Tuy khoảng cách này giữa từng vùng dần thu hẹp nhưng vẫn không thể phủ nhận rằng người dân luôn muốn sống ở những nơi thuận lợi về khí hậu, địa hình như đồng bằng hơn so với nơi kém thuận lợi hơn như miền núi.....
           Do đặc điểm và trình độ phát triển kinh tế của từng vùng: Ngày nay, ở những nơi có các khu công nghiệp lớn hay có trình độ phát triển kinh tế cao (như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh,...), người dân có điều kiện việc làm tốt hơn nên tất nhiên sẽ thường thu hút đông dân hơn so với các địa phương có điều kiện thấp hơn.....

           Ngoài ra, một nguyên nhân nữa là do chính mức độ quan tâm của nhà nước đối với vấn đề này(về việc di dân hay về việc thu hút nhân công,......)

Điểm  15.3

Nhận xét: phần 1 đúng 17 câu: 6,8đ sai câu 2,8,11 Phần 2: câu 1a: 1,75đ câu 1b: 1,75đ câu 2: 1,75đ câu 3:2đ câu 3b: 1,5đ còn thiếu câu 4: 1,5đ