Phần 1: Trắc nghiệm
1. A
2. D
3. B
4. C
5. A
6. A
7. C
8. A
9. B
10. C
11. A
12. C
13. C
14. C
15. D
16. C
17. A
18. A
19. B
20. D
Phần 2: Tự luận
Câu 1: a) Mực nước lũ các sông ở miền trung lên rất nhanh do:
- Sông ngắn và dốc do địa hình núi lan sát biển
- Mưa tập trung, mưa với lượng nước mưa lớn, trong thời gian ngắn (do địa hình)
b) + Thuận lợi:
- Tạo điều kiện để phát triển nhiều ngành kinh tế: nông nghiệp (trồng trọt chăn nuôi), công nghiệp (khai khoáng, luyện kim, chế biến...)
- Sự đa dạng của cảnh quan thiên nhiên thuận cho phát triển du lịch.
- Điều kiện tự nhiên các vùng khác nhau tạo điều kiện xây dựng các vùng sản xuất phù hợp với từng vùng từ đó đa dạng hóa sản phẩm.
+ Khó khăn:
- Nhiều thiên tai xảy ra khiến môi trường sinh thái biến đổi
- Tài nguyên thiên nhiên dễ bị lãng phí nếu ko biết cách sử dụng hợp lí.
Câu 2:
+ Tháp dân số năm 1999: Dựa theo bảng số liệu có thể thấy dạng của tháp là hình tam giác đáy rộng, sườn dốc.
+ Tháp dân số năm 2007: Dựa vào bảng số liệu có thể thấy tháp phình to ở giữa, đỉnh nhọn nhưng nhưng đáy thu hẹp.
Suy ra tỉ lệ sinh và tỉ lệ gia tăng dân số nước ta đang giảm (biểu thị ở nhóm 0 - 14 tuổi), số dân trong độ tuổi lao động tăng cao (biểu thị ở nhóm 15 - 59t), số dân trên 60t có tăng nhưng thấp.
Có sự thay đổi trên là do dân số nước ta đang già đi.
Câu 3:
a) Đặc điểm chung của địa hình Việt Nam:
+ Đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng là đồi núi thấp
- Đồng bằng chỉ chiếm \(\dfrac{1}{4}\) diện tích cả nước, đồi núi chiếm tới \(\dfrac{3}{4}\) diện tích.
- Đồi núi thấp + đồng bằng chiếm 85% diện tích còn núi cao chỉ chiếm 1%
+ Cấu trúc địa hình đa dạng:
- Địa hình trẻ hóa, có tính phân biệt
- Thấp dần từ tây bắc đến đông nam
+ Địa hình gồm 2 hướng chính:
- Hướng tây bắc - đông nam: dãy núi vùng tây bắc, bắc Trường Sơn
- Hướng vòng cung: dãy núi vùng đông bắc, nam Trường Sơn
+ Lớp vỏ phong hóa dày, quá trình xâm thực và bồi tụ diễn ra mạnh mẽ do thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm
+ Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người
b) Các việc cần làm để sống chung với lũ ở ĐBSCL lâu dài:
- Tận dụng nguồn lợi phù sa để trồng trọt.
- Tận dụng nguồn thủy sản mà lũ mang đến (thường có tôm, cá, cua...) để cung cấp nguồn thức ăn cho việc nuôi trồng thủy sản trong vùng.
- Xây dựng chương trình cụm tuyến dân cư vùng thường xuyên chịu ngập lũ của các tỉnh ĐBSCL để đảm bảo được sống an toàn, ko bị cô lập, ko phải di cư gây ra những thiệt hại về người.
- Đầu tư đảm bảo an toàn cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật để đời sống vùng lũ được cải thiện (ko bị thất học, ko bị mất công ăn việc làm...)
- Tăng cường việc rà soát đảm bảo an toàn thực phẩm, đảm bảo y tế (được trang bị đủ thuốc men cần thiết, giảm thiểu dịch bệnh...), sử dụng nguồn nước sạch an toàn.
- Giữ vệ sinh nơi ở và khu vực xung quanh
- Có biện pháp thay đổi cơ cấu mùa vụ, thu hoạch vụ mùa trước bão lũ bão lụt để đảm bảo việc thu hoạch lúa và hoa màu ko bị thất thu
Câu 4: Những nguyên nhân dẫn đến sự phân bố dân cư không đồng đều ở nước ta:
- Do lịch sử định cư và khai thác lãnh thổ khác nhau giữa năm (vùng nào có lịch sử lâu đời hơn thì dân định cư nhiều hơn những nơi khác)
- Do mức độ thuận lợi từ điều kiện tự nhiên cho việc phát triển kinh tế: đất đai, sông ngòi...
- Do trình độ phát triển kinh tế, xã hội khác nhau giữa các vùng, vùng nào phát triển ktế mạnh thì sẽ đông dân hơn
- Do sự khác biệt về mật độ đô thị giữa các vùng, vùng nào có nhiều đô thị hơn thì đông dân hơn
- Do sự quan tâm của các chính phủ đối với từng vùng miền về vấn đề di dân phát triển kinh tế mới.