Sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp đã dẫn tới sự hình thành một số chủ xưởng, chủ lò, chủ các thuyền buôn rất giàu và có thế lực về chính trị. Họ nuôi nhiều nô lệ để làm việc trong các xưởng. Họ là chủ nô, sống rất sung sướng. Số nô lệ ở Hi Lạp và Rô-ma rất đông . Nô lệ phải làm việc cực nhọc ở các trang trại, trong các xưởng thủ công, khuân vác hàng hóa hoặc chèo thuyền. Mọi của cải do họ làm ra đều thuộc về chủ nô. Bản thân nô lệ cũng là tài sản của chủ. Chủ nô thường gọi nô lệ là “những công cụ biết nói”.
Nô lệ thường bị chủ nô đối xử rất tàn bạo như đánh đập, đóng dấu trên cánh tay hay trên trán. Chính vì thế, họ đã không ngừng chống lại chủ nô bằng nhiều hình thức khác nhau như bỏ trốn, phá hoại sản xuất hay khởi nghĩa vũ trang. Điển hình là cuộc khởi nghĩa của nô lệ do Xpac-ta-cút lãnh đạo, nổ ra vào các năm 73 - 71 TCN ở Rô-ma, đã làm cho giới chủ nô phải kinh hoàng.
Xã hội cổ đại Hi lạp và Rô - ma có những giai cấp là :
=> Chủ nô ( chủ xưởng, chủ lò, .... )
=> Nô lệ ( dân thấp hèn )
Nhà nước : Dân chủ chủ nô
Xã hội cổ đại phương Tây gồm có hai giai cấp là chủ nô và nô lệ:
- Giai cấp chủ nô : Là những người giàu có và có thế lực về chính trị, chủ nô có rất nhiều nô lệ.
- Giai cấp nô lệ : Là những người làm thuê cho các chủ nô nhưng không được hưởng quyền lợi mà còn bị chủ nô đối xử rất tàn bạo.