Các địa mảng không cố định mà di chuyển rất chậm.nếu hai địa mảng tách xa nhau ở chỗ tiếp xúc của chúng ,vật chất dưới sẽ trèo lên hình thành dãy núi ngầm dưới đại dương,nếu ở hai địa mảng xô vào nhau thì chỗ tiếp xúc của chúng ta sẽ bị nén nhau lên đỉnh núi đồng thời cũng sinh ra núi lửa và động đất.
Các thành phần đá của lớp vỏ Trái Đất gần như tất cả là các ôxít. Các thành phần như clo, lưu huỳnh và flo là các ngoại lệ quan trọng duy nhất đối với thành phần này và tổng khối lượng của chúng trong bất kỳ loại đá nào thông thường đều nhỏ hơn 1%. F. W. Clarke đã tính toán rằng gần 47% khối lượng lớp vỏ Trái Đất là ôxy. Nguyên tố này có mặt trong các ôxít, chủ yếu là của silic, nhôm, sắt, canxi, magiê, kali và natri. Silica là thành phần quan trọng chính của lớp vỏ, có mặt trong các khoáng vật silicat, là khoáng vật phổ biến nhất trong các loại đá mácma và đá biến chất [5][6]. Từ tính toán dựa trên 1.672 phân tích các loại đá, Clarke đưa ra thành phần phần trăm trung bình theo khối lượng như sau:
Các mảng của lớp vỏ Trái Đất, theo thuyết kiến tạo mảng.ÔxítPhần trăm
SiO2 | 59,71 |
Al2O3 | 15,41 |
CaO | 4,90 |
MgO | 4,36 |
Na2O | 3,55 |
FeO | 3,52 |
K2O | 2,80 |
Fe2O3 | 2,63 |
H2O | 1,52 |
TiO2 | 0,60 |
P2O5 | 0,22 |
Tổng cộng | 99,22 |