Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì I

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Trung Hiếu

Viết thêm vế câu để tạo thành câu ghép.

b.Nếu chúng ta chủ quan ..........

c.Chẳng những Mai học giỏi ..........

Nguyễn Tuấn Việt
26 tháng 2 2016 lúc 16:51

b Nếu chúng ta chủ quan thì sẽ luôn luôn thất bại .

c . Chẳng những Mai học giỏi mà cậu ấy còn chăm chỉ .

Nguyễn Trung Hiếu
26 tháng 2 2016 lúc 16:52

Câu b vế 2 chưa có chủ ngữ

Nguyễn Tuấn Việt
26 tháng 2 2016 lúc 16:56

b Nếu chúng ta chủ quan thì chúng ta sẽ luôn luôn thất bại .

c Chẳng những Mai học giỏi mà bạn ấy còn chăm chỉ .

Nguyễn Hữu Thế
26 tháng 2 2016 lúc 17:09

hình như câu ghép là câu gì nhỉ

Nguyễn Tuấn Việt
26 tháng 2 2016 lúc 17:10

Câu ghép là thế này này Nguyễn Hữu Thế :

CÂU GHÉP
1. Khái niệm: 
Câu ghép là câu do nhiều vế câu ghép lại với nhau.
Vế câu trong câu ghép thường có cấu tạo giống câu đơn (là cụm chủ ngữ - vị ngữ).Giữa các vế câu ghép có những mối quan hệ nhất định.
Ví dụ: Hễ con chó / đi chậm, con khỉ cấu hai tai con chó giật giật. Con / chóchạy sải thì con khỉ / gò lưng như người phi ngựa.
2. Cách nối các vế câu trong câu ghép: có ba cách nối các vế trong câu ghép
a) Nối bằng từ ngữ có tác dụng nối.
b) Nối trực tiếp, không dùng từ ngữ có tác dụng nối. Trong trường hợp này, giữacác vế câu phải dùng dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm.
VD: Cảnh tượng xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học
c) Nối các vế câu trong câu ghép bằng quan hệ từ: Giữa các vế câu trong câughép có nhiều kiểu quan hệ khác nahu. Để biểu thị những mối quan hệ đó, có thểsử dụng các quan hệ từ để nối các vế câu với nhau.
Để nối các vế câu trong câu ghép, có thể sử dụng:
c.1. Quan hệ từ: và, rồi, thì, nhưng, hay, hoặc, …
c.2. Các cặp quan hệ từ: 
- Vì … nên (cho nên) … ; do … nên (cho nên) …; bởi … nên (cho nên) …; tại … nên… (cho nên)… ; nhờ … mà … 
- Nếu … thì …; hễ .. thì … 
- Tuy … nhưng …; mặc dù … nhưng … 
- Chẳng những … mà còn …; không chỉ … mà còn …
- Để … thì …v.v.
3. Một số mối quan hệ giữa cá vế câu trong câu ghép
3.1. Quan hệ: Nguyên nhân – Kết quả:
Để thể hiện quan hệ nguyên nhân – kết quả giữa hai vế câu ghép, có thể sử dụng:
-    Quan hệ từ: vì, bởi vì, do, nên, cho nên. …
-    Cặp quan hệ từ: vì … nên (cho nên), bởi vì … nên (cho nên), …
VD: Vì trời mưa to nên lớp em không lao động.
3.2. Quan hệ: điều kiện – kết quả; giả thiết – kết quả
Để thể hiện quan hệ điều kiện – kết quả; giả thiết – kết quả giữa hai vế câu trongcâu ghép, có thể sử dụng; 
-    Quan hệ từ: nếu, hễ, giá, thì, …
-    Cặp quan hệ từ: nếu … thì …; hễ .. thì …; giá … htì …; hễ mà …thì …; …
VD: Nếu Nam chăm chỉ học tập thì cậu ấy sẽ đạt học sinh giỏi.
3.3.  Quan hệ tương phản
Để thể hiện quan hệ tương phản giữa hai vế câu trong câu ghép, có thể sử dụng:
-    Quan hệ từ: tuy, dù, mặc dù, nhưng, …
Cặp quan hệ từ: tuy … nhưng …, mặc dù … nhưng, dù … nhưng …
VD: Tuy bị đau chân nhưng bạn Nam vẫn đi học đều đặn.
3.4. Quan hệ tăng tiến
Để thể hiện quan hệ tăng tiến giữa các vế câu trong câu ghép, có thể sử dụngcác cặp quan hệ từ:
-    Không những … mà còn
-    Không chỉ … mà còn
VD: Không những bạn Nam học giỏi mà bạn ấy còn hát rất hay.
3.5. Quan hệ mục đích
Để biểu thị quan hệ mục đích giữa các vế câu trong câu ghép, có thể sử dụng:
-    Quan hệ từ: để, thì, …
-    Cặp quan hệ từ: để … thì …
Ví dụ: Chúng em cố gắng học tập tốt để thầy cô và bố mẹ vui lòng.
4. Nối các vế câu trong câu ghép bằng cặp từ hô ứng.
Giữa các vế câu trong câu ghép có nhiều kiểu quan hệ khác nhau. Để thể hiện nhữngmối quan hệ đó, ngoài các quan hệ từ, có thể sử dụng các cặp từ hô ứng để nốicác vế câu với nhau.
Một số cặp từ hô ứng được dùng để nối các vế câu trong câu ghép:
- vừa … đã … ; chưa … đã …; mới … đã …; vừa … vừa …; càng … càng …
Ví dụ:     Ngày chưa tắt hẳn, trăng đã lên rồi.
                 Trời càng nắnggắt, hoa giấy càng bồng lên rực rỡ.
- đâu … đấy; nào … ấy; sao … vậy; bao nhiêu … bấy nhiêu …; ai … nấy …; gì … ấy…
Ví dụ:     Chúng tôi đi đến đâu, rừng ào ào chuyển động đến đấy.
               Thuỷ Tinh dâng nước lênbao nhiêu, Sơn Tinh làm núi cao lên bấy nhiêu. VD: Tuy bị đau chân nhưng bạnNam vẫn đi học đều đặn.

Phạm Thị Ánh Dương
27 tháng 2 2016 lúc 15:42

b.Nếu chúng ta chủ quan thì kết quả có thể chưa như mong muốn.

c.Chẳng những Mai học giỏi mà cậu ấy còn rất ngoan ngoãn,lễ phép,biết giúp đỡ ba mẹ.