em đã được đọc qua rất nhiều câu chuyện, từng xem rất nhiều video nói về tình mẹ con. Trong số đó em đã được nghe một câu chuyện, một câu chuyện rất cảm động về tình mẹ con. câu chuyện là: có một cậu bé mồ côi cha, mẹ cậu mù lòa, nhà cậu rất nghèo nhưng dù có nghèo thì mẹ cậu cũng cố gắng mua cho cậu một cái áo, một cái cặp sách để cậu đi học, và rồi một hôm cậu đến lớp và làm bể kính, cô giáo mời mẹ cậu đến lớp. Các bạn nhìn mẹ cậu rồi nói rằng '' bà già kia là bà phù thủy'', nghe thế cậu nói vs mẹ rằng '' sao bà lại đến đây, bà làm tôi xấu hổ trước mặt bạn bè rồi, bà vui chưa'' hôm đó cậu đi học về, như mọi lần người mẹ chạy ra đón cậu nhưng cậu nói rằng '' bà không phải mẹ của tôi'' nói xong cậu phùng phằng vào phòng và đóng chặt cửa. nguoief mẹ rất buồn, nấu cơm gọi cậu ra ăn nhưng cậu không ra. Thậm chí còn gạt cả mâm cơm xuống đất. Từ đấy bà k được lại gần cậu nữa. rồi 10 năm sau cậu được chọn vào một trường ở mỹ. cậu đã cảm thấy rất vui vì có thể xa người mẹ ấy. sau này cậu đi làm kiếm được tiền, đều gửi vì một ít cho người mẹ. nhưng người mẹ đã gom góp số tiền mà con trai đã gửi để bay sang mỹ. ở mỹ cậu đã có gia đình, cô mmoojt người con trai, có lần đứa con trai hỏi cậu rằng '' bố ơi, ông bà đâu hả bố'' cậu ấy đã nói rằng '' chết hết rồi, k còn ai đâu con'' khi bà đến mỹ, bà đã tìm đến nhà đứa con trai, bà thấy trước nhà là một cậu bé nhỏ, bà ấy lại chậy đến ôm tawhngf bé , thằng bé nói rằng '' ba ơi, có bà lão ăn xin,'' . cậu ấy chạy ra ngạc nhiên khong ngờ lại là mẹ mk, nhưng cậu đã coi người mẹ ấy như người dưng rồi nói '' cút đi, bà đừng làm con tôi đau'' người mẹ ấy đi thawngrw tới trước mặt cậu nói'' tôi không phải bà lão ăn xin, tôi không phải người ăn xin'' bà khóc rất nhiều. vài năm sau cậu ấy nhận đucợ thư họp lopwps quay về, uống rượu say nên bất giác quay trở lại ngôi nhà cũ mà người mẹ mk từng sinh sống, người hàn xóm mới nói rằng''cậu về rồi ak'' gần như tỉnh rượu, '' cậu biết không cậu đã làm cho mẹ cậu đau khổ lắm'' lấy lá thư dưới bàn rồi nói với cậu rằng'' cách đây mấy tuần mẹ cậu đã qua dời, hằng ddeem gọi tên cậu, cậu biết không, biết cậu đã quay trở lại, mẹ cậu đã để lại bức thư, cậu đọc đi'' bức thử nói rằng '' con biết không, có lẽ khi con cầm bức thư này mẹ đã không còn trên đời nữa rồi, từ khi con nói con ghét mẹ,mẹ đã muốn chết ngay lập tức nhưng mẹ nghĩ rằng mẹ chết rồi ai nuôi con, lúc con ốm thì ai chăm sóc con....'', ở mỹ con đã nói vs con dâu và cháu của mẹ rằng mẹ là người ăn xin nhưng cunngx phải thôi, mẹ không phải là nguowf tốt như những người mẹ khác, đó là số phận của mẹ, có một câu chuyện mẹ xin kể cho con nghe, năm con 2 tuổi con chơi với một người bạn hằng xóm mắt con đã đâm vào cột tre, trời ơi, mẹ bồng con đến bệnh viện, máu của con và nước mắt của mẹ ướt hết đường đi, đi khám bác sĩ đã nói rằng phải tìm đucợ một đôi mắt phù hợp,bà đi tìm khắp nơi nhưng không thấy, bác sĩ vội nói bà ơi hay thôi để cậu ấy mất một con mắt, bà vội quỳ xuống van xin bác sĩ và ngập ngừng nói rằng :ông hãy móc con mắt của tôi đi, hãy móc con mắt của tôi đi, từ đó khuôn mặt mẹ biến dạng, mẹ trở thành người xấu làm cho con mất mặt với bạn bè, nhưng mẹ vui lắm, vui khi con có thể nhìn thế giới bên ngoài bằng con mắt của mẹ. Nếu có kiếp sau mẹ mong con đừng làm con của mẹ, nhưng nếu có kiếp sau mẹ vẫn mong đucợ làm mẹ của con, dù đây mẹ đi xa nhưng linh hồn mẹ sẽ vẫn phù hộ bên con, con trai yêu , mẹ mãi yêu con'' khi nghe xong câu chuyện em cảm thấy rằng người mẹ nào cũng vậy, họ luôn có thể hi sinh thân mình để con mk có được một cuộc sống ấm no hạnh phúc, người mẹ vĩ đại lắm các bạn ạ, em sẽ quý trọng mẹ của mk, cảm tháy thật may mắn khi mk có mẹ trên đời.
(đây là câu chuyện tớ đc xem trên youtube, tớ thấy nó rất hay nên viết lại )
Trong thành phố nọ có hai cha con sống với nhau rất vui vẻ, hạnh phúc. Một hôm, đứa bé gái chẳng may bị bệnh và ra đi mãi mãi. Người cha quá đau khổ , tuyệt vọng, quay lưng lại với tất cả mọi người. Ông chẳng thiết tha gì với cuộc sống nữa. Ông tự nhốt mình trong phòng và khóc mãi.
Một hôm, ngưòi cha ngủ thiếp đi và ông mơ thấy một giấc mơ kỳ lạ. Trong giấc mơ, ông gặp một đoàn người rước đèn. Tất cả ngọn đèn đều lung linh toả sáng, trừ ngọn đèn của đứa bé cuối. Đứa bé ấy cầm một ngọn nến không được thắp sáng. Nhìn kỹ hơn, ông nhận ra đứa bé ấy chính là đứa con gấi bé bỏng của mình.
Ông tiến lại gần và hỏi con rằng: " Tại sao nến của con lại không cháy?". Bé gái đã đáp rằng: " Con đã cố lắm nhưng không được cha à! Mỗi lần con thắp lên ngọn nến thì những gịot nước mắt của cha lại dập tắt hết ngọn nến của con".
Đến đó thì người cha choàng tỉnh. Từ đó, ông lấy lại thăng bằng, lại sống vui vẻ, giúp đỡ mọi người xung quanh bởi ông không muốn những giọt nước mắt của ông lại dập tắt ngọn nến hi vọng của con ông.
Nước mắt chỉ có thể xoa dịu phần nào chứ không thể làm tan biến hoàn toàn nỗi mất mát lớn lao. Hãy cứ khóc khi bạn cần, nhưng hãy đứng lên vững vàng bạn nhé! Bởi ngoài kia, đâu đó, ở một nơi nào đó, người thân của bạn đang nhìn bạn mỉm cười
Có một người cha nghèo đã quở phạt đứa con gái 3 tuổi của mình vì tội lãng phí cả một cuộn giấy gói quà mầu vàng. Tiền bạc eo hẹp, người cha nổi giận khi đứa bé cắt cuộn giấy quý ra thành từng mảnh nhỏ trang trí một cái hộp giấy. Sáng sớm hôm sau, đứa con gái nhỏ vẫn mang hộp quà đến nói với cha: "Con tặng bố!". Người cha cảm thấy bối rối vì cơn giận dữ của mình tối hôm trước, nhưng rồi cơn giận dữ lại bùng lên khi ông mở ra, thấy cái hộp trống rỗng.
Ông mắng con gái. Đứa con gái nhỏ ngước nhìn cha, nước mắt rưng rưng, thưa: "Bố ơi, đó đâu phải là cái hộp rỗng, con đã thổi đầy những nụ hôn vào hộp để tặng bố mà!".
Người cha giật mình. Ông vòng tay ôm lấy đứa con gái nhỏ cầu xin con tha thứ.
Đứa con gái nhỏ, sau đấy không bao lâu, qua đời trong một tai nạn. Nhiều năm sau, người cha vẫn khư khư giữ cái hộp giấy bên mình, mỗi khi gặp chuyện nản lòng, ông lấy ra một nụ hôn tưởng tượng và nghĩ đến tình yêu mà đứa con gái bé bỏng của ông đã thổi vào chiếc hộp.
Trong cuộc sống, chúng ta đã và sẽ nhận được những chiếc hộp quý giá chứa đầy tình yêu và những nụ hôn vô tư từ con cái của chúng ta, từ bạn bè, gia đình. Trên đời này, chúng ta không thể có được tài sản nào quý giá hơn những chiếc hộp chứa đầy tình yêu vô tư như thế.
Vào một buổi chiều mùa xuân lạnh lẽo, trước cửa quán xuất hiện hai vị khách rất đặc biệt, một người cha và một người con. Nói đặc biệt là bởi vì người cha bị mù. Người con trai đi bên cạnh cẩn mẫn dìu người cha. Cậu con trai trạc mười tám mười chín tuổi, quần áo đơn giản, lộ rõ vẻ nghèo túng, nhưng từ cậu lại toát lên nét trầm tĩnh của người có học, dường như cậu vẫn đang là học sinh..
Cậu con trai tiến đến trước mặt tôi: "Cho hai bát mì bò!", cậu nói to. Tôi đang định viết hoá đơn, thì cậu ta hướng về phía tôi và xua xua tay. Tôi ngạc nhiên nhìn cậu ta, cậu ta nhoẻn miệng cười biết lỗi, rồi chỉ tay vào bảng giá treo ở trên tường, phía sau lưng tôi, bảo tôi rằng chỉ làm 1 bát mì cho thịt bò, bát kia chỉ cần rắc chút hành là được. Lúc đầu, tôi hơi hoảng, nhưng sau đó chợt hiểu ra ngay. Hoá ra, cậu ta gọi to hai bát mì thịt bò như vậy là cố tình để cho người cha nghe thấy, thực ra thì tiền không đủ, nhưng lại không muốn cho cha biết. Tôi cười với cậu ta tỏ vẻ hiểu ý.
Nhà bếp nhanh nhẹn bê lên ngay hai bát mì nóng hổi. Cậu con trai chuyển bát mì bò đến trước mặt cha, ân cần chăm sóc: "Cha, có mì rồi, cha ăn đi thôi, cha cẩn thận kẻo nóng đấy ạ!". Rồi cậu ta tự bưng bát mì nước về phía mình. Người cha không vội ăn ngay, ông cầm đũa dò dẫm đưa qua đưa lại trong bát. Mãi lâu sau, ông mới gắp trúng một miếng thịt, vội vàng bỏ miếng thịt vào bát của người con. "An đi con, con ăn nhiều thêm một chút, ăn no rồi học hành chăm chỉ, sắp thi tốt nghiệp rồi, nếu mà thi đỗ đại học, sau này làm người có ích cho xã hội." Người cha nói với giọng hiền từ, đôi mắt tuy mờ đục vô hồn, nhưng trên khuôn mặt đầy nếp nhăn lại sáng lên nụ cười ấm áp. Điều khiến cho tôi ngạc nhiên đó là, cái cậu con trai đó không hề cản trở việc cha gắp thịt cho mình, mà cứ im như thóc đón nhận miếng thịt từ bát của cha, rồi lại lặng lẽ gắp miếng thịt đó trả về.
Cứ lặp đi lặp lại như vậy, dường như thịt trong bát của người cha cứ gắp lại đầy, gắp mãi không hết. "Cái quán này thật tử tế quá, một bát mì mà biết bao nhiêu là thịt." Ông lão cảm động nói. Kẻ đứng ngay bên cạnh là tôi, chợt toát hết cả mồ hôi, trong bát chỉ có vài mẩu thịt tội nghiệp, quắt queo bằng móng tay, lại mỏng chẳng khác gì xác ve. Người con trai nghe vậy vội vàng tiếp lời cha: "Cha à, cha ăn mau ăn đi, bát của con đầy ắp không biết để vào đâu rồi đây này. " "Ừ, ừ, con ăn nhanh lên, ăn mì bò thực ra cũng có chất lắm đấy."
Hành động và lời nói của hai cha con đã làm chúng tôi rất xúc động. Chẳng biết từ khi nào, bà chủ cũng đã ra đứng cạnh tôi, lặng lẽ nhìn hai cha con họ. Vừa lúc đó, cậu Trương đầu bếp bê lên một đĩa thịt bò vừa thái, bà chủ dẩu dẩu môi ra hiệu bảo cậu đặt lên bàn của hai cha con nọ. Cậu con trai ngẩng đầu tròn mắt nhìn một lúc, bàn này chỉ có mỗi hai cha con cậu ngồi, cậu ta vội vàng hỏi lại: "Anh để nhầm bàn rồi thì phải?, chúng tôi không gọi thịt bò." Bà chủ mỉm cười bước lại chỗ họ: "Không nhầm đâu, hôm nay chúng tôi kỉ niệm ngày mở quán, đĩa thịt này là quà biếu khách hàng. " Cậu con trai cười cười, không hỏi gì thêm.
Cậu lại gắp thêm vài miếng thịt vào bát người cha, sau đó, bỏ phần còn thừa vào trong một cái túi nhựa. Chúng tôi cứ im lặng chờ cho hai cha con ăn xong, rồi lại dõi mắt tiễn hai cha con ra khỏ quán. Mãi khi cậu Trương đi thu bát đĩa, đột nhiên kêu lên khe khẽ. Hoá ra, đáy bát của cậu con trai đè lên mấy tờ tiền giấy, vừa đúng giá tiền của một đĩa thịt bò, được viết trên bảng giá của cửa hàng. Cùng lúc, Tôi, bà chủ, và cả cậu Trương chẳng ai nói lên lời, chỉ lặng lẽ thở dài, mỗi người theo đuổi một ý nghĩ riêng.
Có một người đàn ông yêu thích mỹ thuật. Ông ta say mê đến mức gần như sống vì niềm say mê của mình. Sưu tập tranh là mục tiêu cả đời của ông.
Ông làm việc rất chăm chỉ để dành tiền tiết kiệm nhằm mua thêm các tác
phẩm hội họa cho bộ sưu tập của mình. Ông mua rất nhiều tác phẩm của
các họa sỹ nổi tiếng.
Người đàn ông này đã góa vợ. Ông chỉ có một người con trai. Ông đã truyền lại cho con mình niềm say mê sưu tầm đó. Ông rất tự hào về con trai của mình khi anh ta cũng trở thành một nhà sưu tầm nổi tiếng như ông.
Một thời gian sau, đất nước bỗng có chiến tranh. Người con trai, cũng như
mọi thanh niên khác, lên đường tòng quân. Và sau một thời gian thì câu
chuyện xảy ra...
Một hôm, người cha nhận được một lá thư thông báo rằng người con đã
mất tích khi đang làm nhiệm vụ. Người cha đau khổ đến tột cùng. Thật là
khủng khiếp khi người cha không thể biết được điều gì đang xảy ra với con mình.
Vài tuần sau ông nhận được một lá thư nữa. Lá thư này báo với ông rằng
con ông đã hy sinh khi làm nhiệm vụ. Ông gần như chết đi một nửa người.
Thật khó khăn khi đọc tiếp lá thư đó, nhưng ông vẫn cố. Trong thư, người ta báo rằng con ông đã rút lui đến nơi an toàn. Nhưng thấy trên bãi chiến trường vẫn còn những đồng đội bị thương, con ông đã quay lại và đưa về từng thương binh một. Cho đến khi đưa người cuối cùng về gần đến khu vực an toàn thì con ông đã trúng đạn và hy sinh.
Một tháng sau, đến ngày Noel, ông không muốn ra khỏi nhà. Ông không thể hình dung được một Noel mà thiếu con trai mình bên cạnh. Ông đang ở trong nhà thì có tiếng chuông gọi cửa. Đứng trước cửa nhà là một chàng trai tay cầm một bọc lớn.
Chàng trai nói "Thưa bác, bác không biết cháu, nhưng cháu là người mà con bác đã cứu trước khi hy sinh. Cháu không giàu có, nên cháu không biết đem đến cái gì để đền đáp cho điều mà con bác đã làm cho cháu. Cháu được anh ấy kể lại rằng bác thích sưu tầm tranh, bởi vậy dù cháu không phải là một họa sỹ, cháu cũng vẽ một bức chân dung con trai bác để tặngcho bác. Cháu mong bác nhận cho cháu."
Người cha đem bức tranh vào nhà, mở ra. Tháo bức tranh giá trị nhất vẫn
treo trên lò sưởi xuống, ông thay vào đó là bức chân dung người con. Nước mắt lưng tròng, ông nói với chàng trai "Đây là bức tranh giá trị nhất mà ta có được. Nó có giá trị hơn tất cả các tranh mà ta có trong căn nhà này."
Chàng trai ở lại với người cha qua Noel đó rồi hai người chia tay. Sau vài
năm, người cha bị bệnh nặng. Tin tức về việc ông qua đời lan truyền đi rất
xa. Mọi người đều muốn tham gia vào cuộc bán đấu giá những tác phẩm
nghệ thuật mà người cha đã sưu tầm được qua thời gian. Cuối cùng thì buổi bán đấu giá cũng được công bố vào ngày Noel năm đó. Các nhà sưu tầm và những nhà đại diện cho các viện bảo tàng đều háo hức muốn mua các tác phẩm nổi tiếng. Toà nhà bán đấu giá đầy người. Người điều khiển đứng lên và nói "Tôi xin cám ơn mọi người đã đến đông đủ như vậy. Bức tranh đầu tiên sẽ là bức chân dung này..."
Có người la lên "Đó chỉ là chân dung đứa con trai ông cụ thôi! Sao chúng ta không bỏ qua nó, và bắt đầu bằng những bức có giá trị thật sự?"
Người điều khiển nói "Chúng ta sẽ bắt đầu bằng bức này trước!"
Người điều khiển bắt đầu "Ai sẽ mua với giá $100?"
Không ai trả lời nên ông ta lại tiếp "Ai sẽ mua với giá $50?"
Cũng không có ai trả lời nên ông ta lại hỏi "Có ai mua với giá $40?"
Cũng không ai muốn mua. Người điều khiển lại hỏi "Không ai muốn trả giá
cho bức tranh này sao?" Một người đàn ông già đứng lên "Anh có thể bán
với giá $10 được không? Anh thấy đấy, $10 là tất cả những gì tôi có. Tôi là
hàng xóm của ông cụ và tôi biết thằng bé đó. Tôi đã thấy thằng bé lớn lên và tôi thật sự yêu quý nó. Tôi rất muốn có bức tranh đó. Vậy anh có đồng ý không?"
Người điều khiển nói "$10 lần thứ nhất, lần thứ nhì, bán!"
Tiếng ồn ào vui mừng nổi lên và mọi người nói với nhau "Chúng ta có thể bắt đầu thật sự được rồi!" Người điều khiển nói "Xin cảm ơn mọi người đã đến. Thật là vinh hạnh khi có mặt những vị khách quý ở đây. Bữa nay chúng ta sẽ dừng tại đây!"
Đám đông nổi giận "Anh nói là hết đấu giá? Anh vẫn chưa đấu giá toàn bộ
các tác phẩm nổi tiếng kia mà?" Người điều khiển nói "Tôi xin lỗi nhưng buổi bán đấu giá đã chấm dứt. Mọi người hãy xem chúc thư của ông cụ đây,
NGƯỜI NÀO LẤY BỨC CHÂN DUNG CON TÔI SẼ ĐƯỢC TẤT CẢ CÁC
BỨC TRANH CÒN LẠI! Và đó là lời cuối cùng!”