Sau khi học truyện Em bé thông minh,em rất ngưỡng mộ và khâm phục nhân vật em bé trong truyện.Em bé khoảng chừng bảy tám tuổi,con của một nhà nông dân bình thường nhưng rất mạnh dạng và nhanh trí.Em không hề rụt rè,nhút nhát như những đứa bé khác cùng tuổi mà dám đối thoại với viên quan và cả nhà vua.Em bé đã giải được những câu đố oái oăm ,hóc búa đầy bất ngờ của viên quan,nhà vua và xứ thần nước láng giềng khiến em rất khâm phục.Câu đố xâu sợi chỉ qua ruột con ốc vặn dài của sứ thần nước láng giềng làm cho các ông trạng,đại thần,nhà thông thái đều lắc đầu bó tay nhưng em bé thì vừa chơi vừa hát câu giải đố một cánh dễ dàng.Em mong mọi trẻ em đều thông minh,nhanh nhẹn như em bé.
Chúc bn hok tốt !
Em bé thông minh là cái tên vô cùng gần gũi với tất cả chúng ta. Hình ảnh đó dường như khó phai nhòa - hình ảnh em bé thể hiện sự thông minh, nhanh trí của một cậu bé đơn sơ, giản dị vùng quê. Cậu không được học nhiều nhưng em bé biết học từ những điều giản đơn đến khó khăn nhất trong cuộc sống bình dị của nông thôn. Trước bao câu hỏi oái oăm, khó giải của viên quan, nhà vua và cả sứ giả nước láng giềng mà em vẫn ung dung, thản nhiên trả lời đơn giản tưởng chừng như vô cùng dễ. Với bản lĩnh quả cảm của em, không ngần ngại, em giám đối đầu với những thử thách khó khăn của nhà vua và cả sứ giả với bao nhiêu trọng trách nặng nhọc đè lên trên đôi vai bé nhỏ của em. Tất cả đó đã đúc kết thành một em bé thông minh để rồi để lại nhiều ấn tượng đẹp, sâu sắc trong lòng người đọc, người nghe, lại khiến ta càng yêu, càng quý những điều giản đơn trong đời thường.
Trong kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam cổ rất nhiều truyện kì thú kể về những em bé tài trí, thông minh tuyệt vời. Phần lớn là những chú bé tóc còn để chỏm, cưỡi trâu chăn trâu… Thế mà đã bao phen làm cho các quan đại thần phải kinh ngạc, sứ Tàu phải "lác mắt", nhà vua và hoàng hậu hết lời ban khen, trọng thưởng. Chú bé trong truyện "Em bé thông minh" là một trong muôn nghìn gương sáng mà dân gian quý mến, trân trọng.
Trí thông minh của em bé được trổ tài trong bổn lần.
Lần thứ nhất, trước câu hỏi oái oăm của tên quan: "Trâu… cày một ngày được mấy đường?" Thì em bé đã hỏi vặn lại: "Ngựa… đi một ngày được mấy bước?". Em đã lấy cái không xác định để giải đáp cái không xác định. Thể thức này ta thường bắt gặp trong nhiều truyện dân gian. Ví dụ hỏi: "Trên đầu có bao nhiêu sợi tóc" thì vặn lại: "L