Văn mẫu lớp 6

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Tran Quang Khai

viet 1 bai van ta lai canh ma em yeu thich nhat

Bình Trần Thị
14 tháng 5 2017 lúc 12:09

Có lẽ hình ảnh làng quê vào mùa gặt lúa là quá quen thuộc đối với các bạn học sinh vùng quê và quá xa lạ đối với các bạn học sinh ở thành phố. Nhìn hình ảnh quê hương lúc mùa gặt thật đẹp như một bức tranh trữ tình có cả thiên nhiên và con người hòa hợp.

Mùa gặt lúc được bắt đầu vào mùa hè. Cả cánh đồng làng rộng lớn mênh mông thẳng cánh cò bay đều một màu vàng của lúa chín óng ả đung đưa theo chiều gió và lượn như những cơn sóng chạy đến cuối cánh đồng. Những cơn nắng mùa hè thật là dữ dội như muốn góp phần làm cho lúa nhanh chín hơn để người dân nhanh được gặt.

Những bông lúa trên cánh đồng như cùng rủ nhau chín đều một lúc cả cánh đồng để cả làng ra gặt cùng nhau. Người dân trong làng háo hức cùng rủ nhau đi gặt như đi hội làng làm cho cuộc sống thêm nhộn nhịp hơn. Mọi người cùng thi nhau xuống gặt, những bông lúa được cắt xếp thành một bó buộc chặt rồi gánh lên xe. Vừa gặt mọi người cùng nhau trò chuyện vui tươi như để xoa dịu bớt đi sự mệt nhọc trong cái nắng oi ả của mùa hè. Trên bầu trời trong xanh có đôi đám mây trắng cũng nhẹ trôi theo gió khiến những chú chim cũng thi nhau hót líu lo các bản nhạc của cuộc sống làm cho cuộc sống có thêm nhiều màu sắc và ý nghĩa hơn.

Con đường làng cũng như vui mừng hẳn lên chào đón những chuyến xe lúa đi về nhà. Đàn trâu cũng háo hức gặm cỏ non dưới những gốc lúa ở cánh đồng.

Nhìn cánh đồng lúc này thật là vui tươi, con người với thiên nhiên như được hòa hợp làm cho cuộc sống ngày càng đẹp tươi hơn. Chính hình ảnh này hối thúc lòng yêu quê hương của mỗi người ngày một nhiều hơn.

Em yêu quê hương và rất yêu quê hương mình vào mùa gặt lúa. Em tự nhủ sẽ cố gắng học hành để mai kia về xây dựng quê hương ngày càng đẹp hơn mới hơn.

Phạm Khánh Linh
1 tháng 6 2017 lúc 14:47
Mỗi một chúng ta, ai cũng có quê hương của mình. Quê hương là chùm khế ngọt, là nơi để lại những kỉ niệm đẹp trong cuộc đời. Dẫu có phải đi xa, bao giờ người ta cũng nhớ về quê cha đất tổ.

Em lớn lên ở vùng chiêm trũng, nơi có cánh đồng thẳng cánh cò bay. Và có lẽ cánh đồng lúa quê em luôn có sức hấp dẫn kéo những người, đi xa nghĩ về nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Những buổi sáng mùa xuân ra đứng ở đầu. làng mà nhìn cánh đồng thì thích thú biết bao! Gió xuân nhẹ thổi, sóng lúa nhấp nhô từng đợt, từng đợt đuổi nhau ra mãi xa. Một đàn cò trắng dang rộng đôi cánh bay qua, nổi bật trên nền trời xanh thẳm. Nhất là những buổi khi bà con nông dân đi làm cỏ, cánh đồng rộn lên bao câu ca tiếng hát. Từng đàn bướm đủ màu sắc sặc sỡ như đùa giỡn với thảm lúa xanh. Vào những mùa lúa chiêm đang chín rộ, nếu ai đứng ở xa nhìn lại sẽ thấy một biển vàng mênh mông. Rải rác khắp cánh đồng là cảnh bà con nông dân đang gặt lúa, nón trắng nhấp nhô trên đồng.

Chiều đến khi gió nồm nhẹ thổi, lúa khẽ lay động rì rào như đang thì thầm tâm sự với nhau. Những buổi chiều thu, làn sương phủ trên cánh đồng, trông xa như một màn khói loãng, trắng nhờ nhờ. Sáng ra, màn sương tan đi để lại những giọt sương long lanh trên lá lúa. Đến khi mặt trời lên sưởi ấm cánh đồng, những tia nắng rọi vào hạt sương tưởng như muôn vàn hạt ngọc li ti, ánh lên những tia sáng muôn màu, muôn vẻ trông rất đẹp. tả một cảnh đẹp ở quê hương em

Ở xóm em, có những anh chị đi xa, lần nào về thăm quê cũng ra thăm cánh đồng. Họ say sưa nhìn ngắm những con chim sẻ đi kiếm ăn bay là là trên thảm lúa. Thỉnh thoảng, chúng đỗ hẳn xuống rồi lại bay vút lên trời xanh ríu rít gọi nhau.

Em yêu mến cánh đồng làng em, yêu mến quê hương em. Nơi đây, em đã sinh ra và lớn lên. Giờ đây, vùng chiêm trũng này đã có những cậu “trâu sắt” băng băng chạy trên cảnh đồng. Điện cao thế bừng sáng xóm làng. Cuộc sống đang đi lên trên con đường hạnh phúc.

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Việt Long
Xem chi tiết
Đỗ Diệp Anh
Xem chi tiết
hònbive
Xem chi tiết
xinhxinhđángyêu
Xem chi tiết
Tran Nguyen Thuc Uyen
Xem chi tiết
pham minh duy
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Minh Anh
Xem chi tiết
Huong Tran
Xem chi tiết
nguyen ngoc  anh
Xem chi tiết