Tập làm văn lớp 6

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Đặng Trần Tây Thi

Viết 1 bài văn ngắn miêu tả lại 1 danh lam thắng cảnh hoặc nơi nổi tiếng của quê hương Bình Định.

fghfghf
27 tháng 4 2017 lúc 20:06

Thuộc xã Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn, cách thành phố Quy Nhơn 27 km về hướng Tây Bắc. Trước kia là thành Đồ Bàn. Thành được xây dựng vào cuối thế kỷ 10, dưới triều đại vua Yangpuky Vijaya. Đây là kinh đô cuối cùng của vương quốc Chăm Pa. Các vua Chăm đã đóng ở đây từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 15.

Đến 1775, nhà Tây Sơn xây dựng lại kiên cố, đặt tên là Thành Hoàng Đế từ năm 1778. Từ năm 1776 đến 1793 là đại bản doanh của quân Tây Sơn và sau đó là kinh đô của chính quyền Trung ương Hoàng đế Thái Đức - Nguyễn Nhạc. Thành Hoàng đế nguyên là một tổng thể kiến trúc hình chữ nhật gồm ba vòng thành: Thành Ngoại, Thành Nội và Tử Cấm Thành. Thành Ngoại có chu vi 7400m, Thành Nội còn được gọi là Hoàng Thành có hình chữ nhật dài 430m, rộng 370m. Bên trong Thành Nội có Tử Cấm Thành cũng hình chữ nhật dài 174m, rộng 126m.
Sau khi bị nhà Nguyễn thôn tính, thành đã bị tàn phá. Di tích hiện nay không còn nguyên vẹn, chỉ còn sót lại Cổng Tam Quan và các bức tường thành. Tường thành xây bằng đá ong, có hào, đường lát đá hoa cương. Trong thành có di tích cũ của người Chăm như giếng vuông, tượng nghê, voi đá. Bên cửa hậu có gò Thập Tháp, trên gò có 10 ngôi tháp Chàm, hiện nay không còn. Đặc biệt có ngôi tháp Cánh Tiên cao gần 20 m, góc tháp có tượng rắn làm bằng đá trắng, hai voi đá và nhiều tượng quái vật. Chùa Thập Tháp nằm ở phía Bắc Thành, chùa Nhạn Sơn nằm ở Nam thành là những ngôi chùa cổ, trong đó còn giữ được nhiều di tích, hiện vật liên quan đến văn hóa Chăm Pa và phong trào Tây Sơn, đặc biệt có 2 môn thần rất lớn từ thời Champa. Thành đã được xếp hạng Di tích Lịch sử năm 1982.

Quỳnh
27 tháng 4 2017 lúc 20:15

Cứ sau mỗi năm học, để động viên tinh thần học tập của em, bố mẹ thường tổ chức cho cả nhà đi nghỉ mát. Năm nay, kết thức nămhọc, em đạt danh hiệu học sinh xuất sắc, bô' rất vui mừng, thưởng cho em một chuyến tham quan ở vịnh Hạ Long - một vùng biển đẹp nổi tiêng của nước ta hiện đang được bình chọn là di sản văn hóa thế giới.

Em đến Hạ Long với bao nhiêu là háo hức! Em đã nghe truyền thuyết về vịnh, về những con rồng trầm mình làm nên những hòn đảo muôn hình vạn trạng trong lòng vịnh. Trên đường đi, hình ảnh những làng mạc, nhà cửa, phố xá trải dài ra trước mắt... Non nước Việt Nam sao mà đáng yêu đến thế!

Kia rồi vịnh Hạ Long! Em reo lên sung sướng khi chiếc ô tô đỗ lại. Thật là trời nước một màu trong xanh thăm thẳm. Trước mắt em, trải ra ngút ngàn là màu nước biển mát lành và những hòn đảo nhỏ đan xen nhấp nhô trong lòng vịnh. Lên thuyền ra vịnh mới thấy hết cái tươi đẹp kì vĩ của khung cảnh nơi đây.

Đứng trên khoang thuyền, em nghe gió mát lồng lộng mơn man trên mái tóc. Nắng trải ra làm nước biển xôn xao lấp lánh. Càng vào sâu trong lòng vịnh càng có cảm giác nước trong vịnh là một khối ngọc bích nhưng mềm mại uyển chuyển. Nhìn bốn bề thấy mênh mang là sóng nước hiền hòa. Xa xa, cây cầu treo Bãi Cháy nổi tiếng trông như một bàn tay xinh xắn đang vẫy chào du khách. Đi sâu thêm chút nữa, quanh ta đều là những hòn đảo nhỏ đan xen vào nhau như một mê cung đầy hấp dẫn.

Mỗi hòn đảo mang một hình dáng riêng, rất kì lạ. Truyền thuyết kể rằng có 99 con rồng đã trầm mình xuống vịnh khiến cho nước biển nơi đây xanh một màu xanh biêng biếc kì diệu. Mỗi con rồng đã hóa thành một hòn đảo nên nơi đây mới có tên là vịnh Hạ Long. Tên mỗi hòn đảo lại được đặt theo hình dáng mà người ta tưởng tượng về hòn đảo đó, nào là hòn Trống Mái, nào là đảo Con Gà, nào là hang Đầu Gỗ,... lại còn hang Ti Tốp, hang Sửng Sốt nữa chứ! Có lẽ con người quá ngỡ ngàng về những gì tạo hóa diệu kì ban cho vịnh Hạ Long. Đến gần, ta mới thấy 'những hòn đảo nơi đây được tạo nên bởi những khối đá vôi khổng lồ. Qua mưa nắng thời gian, chúng đã bị bào mòn nên có hình dáng kì lạ như ngày nay. Mỗi hòn đảo lại được phủ xanh bởi những loài cây kiên cường dũng cảm: bản thân loại đá vôi có rất ít chất dinh dưỡng, cây phải tự bám đá, rễ của chúng tiết ra một loại dịch để có thể “tiêu hóa” thứ đá khô cằn kia.

Nhưng phải đến với các hang động mới thấy được hết vẻ đẹp kì lạ của Hạ Long. Bước vào hang Sửng Sốt (có lẽ vì hang đẹp đến sửng sốt chăng?) ta thấy trong lòng hang có những mạch nước ngầm nhỏ,những giọt nước từ trên trần hang nhỏ xuống mang theo vài ba hạt cát tí xíu. Những hạt cát này không theo nước rơi xuống mà ôm ấp lấy nhau, qua hàng nghìn hàng triệu năm, chúng tạo thành những mảng thạch nhũ lấp lánh. Những cái hang ở đây đều được tạo nên bởi những mảng thạch nhũ như thế, đó là kết quả của một sự vận động tự nhiên bền bỉ diệu kì đến kinh ngạc. Hang rất sâu và rộng, có thể chứa đến nghìn người. Nền hang là đá thường, còn trần hang đầy những thạch nhũ. Thạch nhũ cũng có muôn hình vạn trạng khiến du khách sửng sốt. Hình dáng phổ biến của chúng là hình trụ, thuôn nhọn về phía đuôi xuống lòng hang. Đặc biệt, có những nơi, thạch nhũ tạo thành những hình có ý nghĩa trên vách hang, trần hang. Đó là hình đôi vợ chồng trong ngày cưới, là hình con gà, con khỉ,... Dưới ánh đèn, những hình ảnh đó lấp lánh kì ảo đẹp đến khó tin.

Bước ra khỏi hang là đặt chân lên đỉnh của hòn đảo. Đứng trên cao nhìn ra bao la bát ngát vịnh Hạ Long, một lần nữa ta lại được thấy quanh mình cái mênh mông trời bể trong xanh mát lành. Những hòn đảo nhỏ nhấp nhô như ôm ấp lòng vịnh. Còn những chiếc thuyền nhỏ của ngư dân, của những đoàn khách du lịch quây quần dưới chân đảo như đàn con đang làm nũng cha mẹ...

Rời vịnh Hạ Long, em vẫn còn cảm giác ngỡ ngàng thích thú trước vẻ đẹp của vịnh - một kì quan hiếm có của Tổ quốc. Em thấy tự hào hơn về non sông gấm vóc của mình và càng thấm thìa hơn trách nhiệm phải góp phần giữ gìn và xầy dựng đất nước. Kì nghỉ hè của em đã trôi qua với bao điều thú vị và bổ ích như thế.

Nguyễn Vũ Kiều Trinh
27 tháng 4 2017 lúc 20:42

Tuổi thơ em gắn liền với những cảnh đẹp quê hương. Đó là cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay hay con đường quen thuộc in dấu chân quen...nhưng gần gũi và thân thiết nhất vẫn là dòng sông nhỏ đầy ắp tiếng cười của bọn trẻ chunhs em mỗi buổi chiều hè.

Con sông là 1 nhánh sông Hồng. Nó chảy qua bao nhiêu xóm, làng, qua những cánh đồng xanh mướt lúa khoai rồi chảy qua làng em. Con sông như lặng đi trước vẻ đẹp xóm, làng. nó trầm ngâm phản chiếu những hàng tre đỏ bóng mát rượi xuống đôi bờ.

Buổi sáng dòng sông như 1 dải lụa đào thướt tha. Trưa về, nắng đổ xuống làm mặt sông lấp loáng một màu nắng chói chang. Trên những cành tre bên bờ, một gã bói cá lông xanh biếc hay một chú cò lộng mắng như vôi đang lim dim ngắm nhìn mình dưới nước. Chiều chiều, bọn trẻ chúng em rủ nhau ra sông tắm. Chúng em đùa nghịch vẫy vùng làm nước bắn tung tóe. Phía cuối sông vọng lên tiếng gõ lanh canh của bác thuyền chài đánh cá làm rôn rã cả khúc sông. Buổi tối, ông trăng tròn vành vạnh nhô lên, khói rặng tre in bóng xuống mặt sông thì dòng sông trở thành một đường trăng lung linh da trắng vàng. Mỗi khi học bài xong em và các bạn rủ nhau ra sông ngồi hóng mát. Ngồi trên bờ sông ngắm cảnh và hướng làn gió mát rượi từ sông đưa lên, lòng em thảnh thơi, sảng khoái đến vô cùng.

Em yêu dòng sông như yêu người mẹ hiền. Sau này dù thời gian có làm phai mờ những kỉ niệm thời thơ ấu nhưng hình ảnh dòng sông quê hương mãi mãi in sâu trong tâm trí em.

Nguyễn Vũ Kiều Trinh
27 tháng 4 2017 lúc 20:43

lộn bài nha mình viết cho ban ơ duoi


Các câu hỏi tương tự
Bùi Thị Oanh
Xem chi tiết
Nguyễn Phương Mai
Xem chi tiết
Tran Tri Hoan
Xem chi tiết
ChiNghuyen
Xem chi tiết
NO NAME
Xem chi tiết
thuytrung
Xem chi tiết
Quynh Gia
Xem chi tiết
Vũ Vân Anh
Xem chi tiết
Oanh Candy
Xem chi tiết