Bài 28 : Ôn tập

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Đặng Thị Cẩm Tú

Vì sao trong đoạn kết, nhà thơ Minh Huệ lại viết?

                                 ''Đêm nay Bác không ngủ 

                                   Vì một lẽ thường tình

                                   Bác là Hồ Chí Minh''

giúp mk zới, mai mk thi ùi,...ai lm nhanh mk tick giúp cho,...mk đag cần gấp

Tất nhiên là mk có lm nhưng đó là bài thơ

Như Nguyễn
12 tháng 5 2016 lúc 16:33

Cái "lẽ thường tình" mà nhà thơ nói đến chính vì "Bác là Hồ Chí Minh", là lãnh tụ có tấm lòng nhân ái bao la. Trên đường đi chiến dịch "rừng lắm dốc lắm ụ", Bác đã xông pha, nếm trải gian khổ với chiến sĩ. Đêm đông, mưa làm thâm lạnh lùng, dưới "mái lều tranh xơxác",Bác đốt lửa cho chiến sĩ nằm ngủ, Bác nhẹ nhàng đi "dém chăn" cho từng chiến sĩ một... Bác "trầm ngâm" nhìn ngọn lửa. Bác không ngủ được vì "Bác thương đoàn dân công - Đêm nay ngủ ngoài rừng - Rải lá cây làm chiếu - Manh áo phủ làm chăn...".

“Cái lẽ thường tình” ấy vì "Người là Cha, là Bác, là Anh - Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ"(Tố Hữu). Cái "lẽthường tình"ấy chính là tấm lòng lo nước thương dân (lòng ưu ái) của lãnh tụ:

"Lòng riêng riêng những bàn hoàn

Lo sao khôi phục giang san Tiên Rồng".

(“Đi thuyền trên sông Đáy”)

Khổ cuối được xem như một câu bình luận trữ tình. Minh Huệ chỉ gợi mở về cái "lẽ thường tình", tạo nên bao liên tưởng chấn động tâm hồn người yêu thơ về tình nhân ái Hồ Chí Minh, về đạo đức, nhân cách cao đẹp Hồ Chí Minh đã hiến dâng cả cuộc đời "79 mùa xuân" cho độc lập, tự do của Tổ quốc, và đã "ôm cả non sông, mọi kiếp người" (Tố Hữu).

 
Đặng Thị Cẩm Tú
12 tháng 5 2016 lúc 16:35

bài của bn hay ùi, nhưng mà hơi dài, bn có thể giúp mk ko

Trần Nguyễn Bảo Quyên
18 tháng 5 2016 lúc 21:10

Phần cuối bài thơ, Minh Huệ giải thích lí do đêm nay Bác không ngủ một cách giản dị mà sâu xa:

"Đêm nay Bác ngồi đó

Đêm nay Bác không ngủ

Vì một lẽ thường tình

Bác là Hồ ChíMình”

Cái "lẽ thường tình" mà nhà thơ nói đến chính vì "Bác là Hồ Chí Minh", là lãnh tụ có tấm lòng nhân ái bao la. Trên đường đi chiến dịch "rừng lắm dốc lắm ụ", Bác đã xông pha, nếm trải gian khổ với chiến sĩ. Đêm đông, mưa làm thâm lạnh lùng, dưới "mái lều tranh xơ xác",Bác đốt lửa cho chiến sĩ nằm ngủ, Bác nhẹ nhàng đi "dém chăn" cho từng chiến sĩ một... Bác "trầm ngâm" nhìn ngọn lửa. Bác không ngủ được vì "Bác thương đoàn dân công - Đêm nay ngủ ngoài rừng - Rải lá cây làm chiếu - Manh áo phủ làm chăn...".

“Cái lẽ thường tình” ấy vì "Người là Cha, là Bác, là Anh - Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ"(Tố Hữu). Cái "lẽthường tình"ấy chính là tấm lòng lo nước thương dân (lòng ưu ái) của lãnh tụ:

"Lòng riêng riêng những bàn hoàn

Lo sao khôi phục giang san Tiên Rồng".

(“Đi thuyền trên sông Đáy”)

Khổ cuối được xem như một câu bình luận trữ tình. Minh Huệ chỉ gợi mở về cái "lẽ thường tình", tạo nên bao liên tưởng chấn động tâm hồn người yêu thơ về tình nhân ái Hồ Chí Minh, về đạo đức, nhân cách cao đẹp Hồ Chí Minh đã hiến dâng cả cuộc đời "79 mùa xuân" cho độc lập, tự do của Tổ quốc, và đã "ôm cả non sông, mọi kiếp người" (Tố Hữu).


Các câu hỏi tương tự
Đặng Thị Cẩm Tú
Xem chi tiết
Đỗ Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Diệu Quỳnh
Xem chi tiết
Nhi Hoàng
Xem chi tiết
Nhi Hoàng
Xem chi tiết
Lê Thị Minh Thuỳ
Xem chi tiết
Đỗ Linh
Xem chi tiết
minh duc
Xem chi tiết
Vũ Thành Đạt
Xem chi tiết