Bài 20. Cấu tạo trong của phiến lá

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Lê Thu Hà

Vì sao ở rất nhiều loại lá , mặt trên có mầu sẫm hơn mặt dưới ? Hãy tìm ví dụ về vài loại lá có màu ở 2 mặt không khác nhau , cách mọc của từng lá đó có gì khác với cách mọc của đa số các loại lá ?

Thùy Trang
15 tháng 11 2018 lúc 20:58

- Phần lớn các loại cây đều có lá 2 mặt (trên và dưới) phân biệt nhau rõ ràng. Mặt trên có màu xanh sẫm hơn mặt dưới là vì các tế bào thịt lá ở mặt trên chứa nhiều lục lạp hơn. Đây là đặc điểm thích nghi để thực hiện quá trình quang hợp có hiệu quả hơn khi ánh sáng mặt trời chiếu xuống mặt trên của lá nhiều hơn.

- Một số loại lá có màu ở 2 mặt không khác nhau: lá lúa, lá ngô, lá mía… Sở dĩ như vậy là vì những loại lá này mọc gần như thẳng đứng, cả 2 mặt lá đều nhận được ánh sáng mặt trời như nhau, nên lục lạp phân bố ở 2 mặt lá cũng như nhau.

Nguyễn Trần Ngọc Thư
15 tháng 11 2018 lúc 20:58

Do các loại lá đó mọc theo cách" nằm ngang" nên ánh sáng chỉ chiếu được mặt trên. Dẫn đến số lượng diệp lục của phần mặt lá phía trên sẽ nhiều hơn so với mặt dưới. Nên các loại lá thường có mặt lá phía trên có màu sẫm hơn mặt lá phía dưới.

Thùy Trang
15 tháng 11 2018 lúc 21:00

Bài 20. Cấu tạo trong của phiến lá

Cao Thị Ngọc Anh
15 tháng 11 2018 lúc 22:42

Phần lớn các loại cây lá đều có 2 mặt ( mặt trên và mặt dưới) phân biệt nhau rõ ràng. Mặt trên có màu sẫm hơn mặt dưới vì các tế bào thịt lá ở mặt trên chứa nhiều lục lạp hơn mặt dưới . Đây chính là đặc điểm thích nghi để thực hiện quá trình quang hợp có hiệu quả hơn khi ánh sáng mặt trời chiếu xuống mặt trên của lá nhiều hơn

Chúc bạn học tốthihi

Lê Thu Hà
15 tháng 11 2018 lúc 20:54

Bài 20. Cấu tạo trong của phiến lá


Các câu hỏi tương tự
pham thi phuong linh
Xem chi tiết
Cao Thanh Phương
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Snow Princess
Xem chi tiết
Phan Thị Quỳnh Trâm
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thanh Mai
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Anh Thư
Xem chi tiết
Thành Long
Xem chi tiết