Buổi học cuối cùng - An-phông-xơ Đô-đê

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Võ Như Quỳnh

Văn bản: BUỔI HỌC CUỐI CÙNG ( An-phông-xơ Đô đê )

*Giúp mình trả lời một số câu hỏi nha, mình sắp hội giảng nên cô có cho một số câu hỏi:

1) Tóm tắt lại câu chuyện?

2) Để làm nổi bật hình ảnh của thầy Ha-men tác giả đã sử dụng NT nào?

3) Tác dụng của phép so sánh?

4) Em hãy liên hệ thực tế về lòng yêu nước của mình?

5) Em sẽ làm gì để thực hiện lòng yêu nước của mình? Yêu nước là gì?

6) Em hãy nêu nghệ thuật chính của bài và tác dụng của nó?

7) Viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ về thầy Ha-men?

8) Viết một đoạn văn tả thầy Ha-men (mắt, mũi, miệng,tính cách,...)

9) Sau khi đã tìm hiểu bài học thì trong văn bản em thích nhất đoạn nào của bài? Vì sao?

Lưu Hạ Vy
26 tháng 2 2017 lúc 14:08

Câu 1 :

Câu chuyện kể về một buổi sáng - như thường lệ, cậu bé Phrăng đến lớp. Dọc đường cậu thấy có những điều khác hẳn mọi hôm. Phrăng vào lớp càng thấy ngạc nhiên hơn. Thầy Ha-men ăn mặc tề chỉnh như trong ngày lễ. Thầy không quở mắng mà còn nói với Phrăng bằng giọng dịu dàng. Không khí trong lớp trang trọng. Cuối lớp có cụ già Hô-de, bác phát thư và nhiều người khác. Hoá ra đó là buổi học tiếng Pháp cuối cùng. Phrăng ân hận vì mình đã không thuộc bài - nhất là khi thầy Ha-men giảng bài học cuối cùng thật xúc động. Kết thúc buổi học thầy Ha-men viết lên bảng dòng chữ thể hiện lòng yêu nước của mọi người: "Nước Pháp muôn năm"

Trần Hoài Nam
26 tháng 2 2017 lúc 14:09

1.Phrăng đi học muộn và định trốn học nhưng rồi em vẫn đến trường dù đã trễ giờ. Em đi qua trụ sở xã, thấy có nhiều người đứng trước bảng cáo thị nhưng em không để ý. Em vào lớp muộn và rất ngạc nhiên khi thầy Ha-men không mắng như mọi khi. Em còn ngạc nhiên vì trong lớp có cả ông xã trưởng, cụ Hô-de và những người khác, họ ăn mặc rất trang trọng.
Thầy Ha-men đã thông báo cho cả lớp biết đó là bài học tiếng Pháp cuối cùng bởi quân Phổ đã ra lệnh chỉ được dạy tiếng Đức ở các trường trong vùng An-đát và Lo-ren. Phrăng choáng váng, ân hận vì mình đã lười học tiếng Pháp.

Trong buổi học cuối cùng đó, thầy Ha-men đã nói với tất cả mọi người trong lớp về tiếng Pháp, khuyên mọi người giữ lấy nó bởi "Một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác nào nắm được chìa khoá chốn lao tù". Thầy đã cho học sinh tập viết tên quê hương An-dát, Lo-ren. Trong tâm trạng ân hận, Phrăng và cả lớp đã tập trung hết sức vào bài học.

Đồng hồ nhà thờ điểm 12 tiếng, tiếng kèn của bọn lính Phổ vang lên. Thầy Ha-men dùng hết sức viết lên bảng bốn chữ “Nước Pháp muôn năm” và kết thúc buổi học trong nỗi xúc động tận cùng.


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Thị Giang
Xem chi tiết
hoanganhcuong
Xem chi tiết
Dương Nhi
Xem chi tiết
nguyễn ngọc thiên kim
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phương Mi
Xem chi tiết
suri
Xem chi tiết
Nguyễn Anh Thương
Xem chi tiết
cung nhan ma{22/11-21/11...
Xem chi tiết
Lan Hoa Phạm
Xem chi tiết