Bài 15. Cấu tạo trong của thân non

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Huỳnh Thị Mỹ Duyên

Vai tró của các chất dinh dưỡng

Nya arigatou~
14 tháng 5 2016 lúc 20:05

Vai trò của các chất dinh dưỡng đối với cơ thể con người

Gluxit (chất bột đường): Có nhiều trong các loại ngũ cốc, đường, mật, bánh kẹo, trái cây,… với vai trò cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động

Protein: Là vật liệu xây dựng nên các tế bào, cơ quan. Vai trò tạo hình của protein đặc biệt quan trọng với trẻ em, phụ nữ có thai và cho con bú, bệnh nhân trong giai đoạn hồi phục. Protein cung cấp các nguyên liệu cần thiết cho sự tạo thành các dịch tiêu hóa, các nội tiết tố, các men và các vitamin. Các chất này giữ vai trò quan trọng điều hòa các quá trình chuyển hóa cũng như hoạt động sinh lí của các chức phận trong cơ thể.  Ngoài ra, protein cũng là nguồn cung cấp năng lượng, nhưng vai trò quan trọng của protein là xây dựng tế bào và các mô thì không một chất dinh dưỡng nào có thể thay thế được. Protein có nhiều trong các loại thức ăn như thịt, cá, tôm, cua, trứng sữa, đậu đỗ,…

Lipit (chất béo): Là nguồn cung cấp năng lượng, 1g chất béo khi đốt cháy cung cấp 9Kcalo, cao hơn 2 lần gluxit và protein. Vai trò quan trọng của lipit là dung môi hòa tan các vitamin tan trong dầu (mỡ): Vitamin A, D, E, K…Khi ăn thiếu dầu mỡ sẽ không hấp thu được các loại vitamin này.

Chất béo có 2 loại:

- Chất béo động vật là các loại bơ, mỡ.

- Chất béo thực vật là các loại dầu như dầu đậu tương, dầu cọ, dầu oliu, dầu hạt cải,…

Các vitamin

·          Vitamin A: Là thành phần chủ yếu của các sắc tố võng mạc, vitamin A cần thiết để giữ gìn sự toàn vẹn của lớp biểu mô bao phủ bề mặt và các khoang trong cơ thể. Thiếu vitamin A gây khô da, khô màng tiếp hợp, khô giác mạc, loét giác mạc có thể dẫn đến mù lòa. Thiếu vitamin A sẽ làm giảm tăng trưởng và sức đề kháng của cơ thể, trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp và tiêu hóa.

·          Vitamin D: Có tác dụng tăng cường hấp thu canxi và phốt pho ở ruột non, thiếu vitamin D trẻ em sẽ bị còi xương, người lớn bị loãng xương.

·          Vitamin B1: Tham gia chuyển hóa gluxit, dẫn truyền thần kinh, khi thiếu vitamin B1 dễ mắc bệnh tê phù và viêm dây thần kinh ngoại biên.

·          Vitamin B2: Giữ vai trò chủ yếu trong các phản ứng gây ôxy hóa của tế bào. Thiếu vitamin B2 gây bệnh viêm lưỡi, viêm loét niêm mạc.

·          Vitamin PP (niacin): Là yếu tố phòng bệnh Pelagrơ – một bệnh viêm da đặc hiệu do dinh dưỡng: Viêm loét da, viêm lưỡi bản đồ.

·          Vitamin C: Tham gia vào các phản ứng ôxy hóa khử, là yếu tố cần thiết cho tổng hợp collagen là chất gian bào ở các thành mạch, mô liên kết, xương, răng,…Thiếu vitamin C gây chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da, vết bầm tím do thành mạch yếu dễ vỡ gây chảy máu dưới da, vết thương lâu lành. Vitamin C còn có vai trò chống ôxy hóa.

·          Axit folic: Tham gia tạo máu, cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể, phụ nữ có thai thiếu axit folic có thể gây nên dị tật ống thần kinh.

·          Vitamin B12: Tham gia tạo máu. Thiếu vitamin B12 gây bệnh thiếu máu ác tính.

Vai trò của các chất khoáng

·          Sắt: Là thành phần của huyết sắc tố, myoglobin, các xitrocrom và nhiều enzyme như calase và các pedoxitdse. Sắt giữ vai trò quan trọng trong vận chuyển ôxy và hô hấp tế bào. Thiếu sắt dẫn đến thiếu máu là loại thiếu máu phổ biến nhất hiện nay.

Sắt có nhiều trong các loại thức ăn có nguồn gốc động vật như tiết, gan, tim, bầu dục, trứng, tôm,…

·          Canxi: Chiếm 1/3 khối lượng chất khoáng trong cơ thể, 98% tập trung ở xương và răng. Thiếu canxi dẫn đến còi xương, loãng xương. Canxi có nhiều trong sữa, tôm, cua, cá, đậu đỗ.

·          Iốt: Là thành phần cấu tạo của các nội tiết tố tuyến giáp trạng giữ vai trò chuyển hóa quan trọng. Thiếu Iốt gây bệnh bướu cổ, phụ nữ có thai thiếu iốt dễ sinh ra trẻ đần độn.

Các yếu tố vi lượng cần thiết khác

·          Kẽm: Là thành phần của rất nhiều các loại men cần thiết cho quá trình chuyển hóa protein và gluxit. Thiếu kẽm gây biếng ăn, chậm lớn, chậm phát triển bộ phận sinh dục, chức năng sinh dục giảm ở người trưởng thành, rối loạn giấc ngủ, nhiễm trùng lâu lành,…Kẽm có nhiều trong thức ăn động vật như thịt, hải sản, thủy sản…

·     Magiê: Tham gia vào cấu tạo và hoạt động của nhiều loại men, tham gia vào các phản ứng ôxy hóa và phốtphoryl hóa. Magiê có nhiều trong thức ăn thực vật.

Các loại khác như đồng, selen, coban cũng tham gia vào cấu tạo của các enzyme quan trọng của cơ thể, chống lại sự ôxy hóa, tham gia tạo máu.

Hoàng Tú Anh
12 tháng 1 2017 lúc 18:20

Các vitamin

· Vitamin A: Là thành phần chủ yếu của các sắc tố võng mạc, vitamin A cần thiết để giữ gìn sự toàn vẹn của lớp biểu mô bao phủ bề mặt và các khoang trong cơ thể. Thiếu vitamin A gây khô da, khô màng tiếp hợp, khô giác mạc, loét giác mạc có thể dẫn đến mù lòa. Thiếu vitamin A sẽ làm giảm tăng trưởng và sức đề kháng của cơ thể, trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp và tiêu hóa.

· Vitamin D: Có tác dụng tăng cường hấp thu canxi và phốt pho ở ruột non, thiếu vitamin D trẻ em sẽ bị còi xương, người lớn bị loãng xương.

· Vitamin B1: Tham gia chuyển hóa gluxit, dẫn truyền thần kinh, khi thiếu vitamin B1 dễ mắc bệnh tê phù và viêm dây thần kinh ngoại biên.

· Vitamin B2: Giữ vai trò chủ yếu trong các phản ứng gây ôxy hóa của tế bào. Thiếu vitamin B2 gây bệnh viêm lưỡi, viêm loét niêm mạc.

· Vitamin PP (niacin): Là yếu tố phòng bệnh Pelagrơ – một bệnh viêm da đặc hiệu do dinh dưỡng: Viêm loét da, viêm lưỡi bản đồ.

· Vitamin C: Tham gia vào các phản ứng ôxy hóa khử, là yếu tố cần thiết cho tổng hợp collagen là chất gian bào ở các thành mạch, mô liên kết, xương, răng,…Thiếu vitamin C gây chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da, vết bầm tím do thành mạch yếu dễ vỡ gây chảy máu dưới da, vết thương lâu lành. Vitamin C còn có vai trò chống ôxy hóa.

· Axit folic: Tham gia tạo máu, cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể, phụ nữ có thai thiếu axit folic có thể gây nên dị tật ống thần kinh.

· Vitamin B12: Tham gia tạo máu. Thiếu vitamin B12 gây bệnh thiếu máu ác tính.

Hoàng Tú Anh
12 tháng 1 2017 lúc 18:20

Vai trò của các chất khoáng

· Sắt: Là thành phần của huyết sắc tố, myoglobin, các xitrocrom và nhiều enzyme như calase và các pedoxitdse. Sắt giữ vai trò quan trọng trong vận chuyển ôxy và hô hấp tế bào. Thiếu sắt dẫn đến thiếu máu là loại thiếu máu phổ biến nhất hiện nay.

Sắt có nhiều trong các loại thức ăn có nguồn gốc động vật như tiết, gan, tim, bầu dục, trứng, tôm,…

· Canxi: Chiếm 1/3 khối lượng chất khoáng trong cơ thể, 98% tập trung ở xương và răng. Thiếu canxi dẫn đến còi xương, loãng xương. Canxi có nhiều trong sữa, tôm, cua, cá, đậu đỗ.

· Iốt: Là thành phần cấu tạo của các nội tiết tố tuyến giáp trạng giữ vai trò chuyển hóa quan trọng. Thiếu Iốt gây bệnh bướu cổ, phụ nữ có thai thiếu iốt dễ sinh ra trẻ đần độn.

Hoàng Tú Anh
12 tháng 1 2017 lúc 18:21

Gluxit (chất bột đường): Có nhiều trong các loại ngũ cốc, đường, mật, bánh kẹo, trái cây,… với vai trò cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động

Protein: Là vật liệu xây dựng nên các tế bào, cơ quan. Vai trò tạo hình của protein đặc biệt quan trọng với trẻ em, phụ nữ có thai và cho con bú, bệnh nhân trong giai đoạn hồi phục. Protein cung cấp các nguyên liệu cần thiết cho sự tạo thành các dịch tiêu hóa, các nội tiết tố, các men và các vitamin. Các chất này giữ vai trò quan trọng điều hòa các quá trình chuyển hóa cũng như hoạt động sinh lí của các chức phận trong cơ thể. Ngoài ra, protein cũng là nguồn cung cấp năng lượng, nhưng vai trò quan trọng của protein là xây dựng tế bào và các mô thì không một chất dinh dưỡng nào có thể thay thế được. Protein có nhiều trong các loại thức ăn như thịt, cá, tôm, cua, trứng sữa, đậu đỗ,…

Lipit (chất béo): Là nguồn cung cấp năng lượng, 1g chất béo khi đốt cháy cung cấp 9Kcalo, cao hơn 2 lần gluxit và protein. Vai trò quan trọng của lipit là dung môi hòa tan các vitamin tan trong dầu (mỡ): Vitamin A, D, E, K…Khi ăn thiếu dầu mỡ sẽ không hấp thu được các loại vitamin này.

Chất béo có 2 loại:

- Chất béo động vật là các loại bơ, mỡ.

- Chất béo thực vật là các loại dầu như dầu đậu tương, dầu cọ, dầu oliu, dầu hạt cải,…

xuân mai
12 tháng 1 2017 lúc 20:29

Protein (chất đạm)

Trung bình, một người mỗi ngày cần 118g protein.

Ở trẻ em, phụ nữ có thai và cho con bú, nhu cầu protein sẽ cao hơn. Protein được hấp thu vào cơ thể dưới dạng các acid amin, là nguyên vật liệu xây dựng và tái tạo các tổ chức trong cơ thể, thành phần chính của các kháng thể giúp cơ thể chống lại các bệnh nhiễm khuẩn. Đồng thời nó cũng là thành phần của các men và các nội tiết tố (hormon) rất quan trọng trong quá trình chuyển hóa của cơ thể.

Protein còn tham gia vào các hoạt động sinh lý của cơ thể như tham gia tiêu hóa thức ăn, vận chuyển ôxy, hoạt động của tim, hoạt động của não bộ... Chất đạm có nhiều trong thức ăn từ nguồn động vật như cá, thịt, trứng, sữa... và từ nguồn thực vật như các loại đậu, đặc biệt là đậu tương, lạc, vừng...

Glucid (chất bột)

Đây là nguồn cung cấp năng lượng chính của cơ thể, có vai trò chuyển hóa quan trọng.

Nguồn thực phẩm chứa nhiều glucid nhất là các hạt ngũ cốc và hạt họ đậu. Nguồn glucid thường đi kèm theo một lượng tương ứng với các vitamin nhóm B vì vậy các loại đường ngọt, gạo xay trắng quá dễ thiếu vitamin B1.

Lipid (chất béo)

Chất béo giúp cơ thể hấp thu các vitamin đặc biệt là các vitamin tan trong dầu như vitamin A, D, E, K và đóng vai trò vào quá trình làm đông máu tự nhiên.

Lipid cũng là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể. Chỉ cần 15-25g lipid/ngày là có thể đáp ứng được nhu cầu cơ thể. Nguồn cung cấp chất béo cho cơ thể là mỡ động vật và dầu thực vật.

Nếu trong mỡ động vật (trừ cá) có nhiều cholesterol thường ứ đọng gây xơ cứng thành mạch máu thì trong dầu thực vật lại có nhiều acid béo không no, có khả năng chống lại sự phát triển của bệnh xơ vữa động mạch.

Cellulose (chất xơ)

Mặc dù cơ thể không thể hấp thu chất xơ, nhưng những ai ăn nhiều chất xơ sẽ ít bị béo phì, ít bị bệnh tim, phòng táo bón. Các chất xơ giúp đưa nhanh chất thải ra khỏi đường tiêu hóa.

Tuy vậy cũng không nên ăn quá nhiều chất xơ vì có thể sẽ bị cản trở việc hấp thu các dưỡng chất cần thiết.

Vitamin

Vitamin là chất hữu cơ cần thiết và tuy số lượng ít nhưng chúng bắt buộc phải có trong thức ăn.

Vitamin A: Vitamin A giúp bảo vệ mắt và các bệnh khô mắt. Thiếu vitamin A da sẽ khô, tăng sừng hóa nang lông, bề mặt da thường nổi gai. Vitamin A còn có vai trò khá rõ rệt với miễn dịch thể và miễn dịch tế bào.

Vitamin D3: Giúp cho việc chuyển hóa chất glucid thành năng lượng; đóng góp vào sự phát triển của xương, giúp cho cơ thể phát triển bình thường, ăn ngon miệng và không bị bệnh tê phù.

Dầu cá thu là nguồn vitamin D tốt nhất, sau đó là gan động vật, trứng, bơ...

Nhóm vitamin B: Trong các nhóm vitamin B, vai trò của folat và pyridoxin đáng chú ý hơn cả. Nếu thiếu các chất trên sẽ làm chậm sự tổng hợp các tế bào tham gia vào cơ chế miễn dịch.

Vitamin C: Trong cơ thể, vitamin C tham gia vào các phản ứng ôxy hóa khử, đó là các yếu tố cần thiết cho tổng hợp colagen là chất gian bào ở thành mạch, mô liên kết, xương, răng.

Vitamin E: Bảo vệ chất béo trong cơ thể không bị ôxy hóa. Là chất chống ôxy hóa (anti - oxydant) chủ yếu chống lại các gốc tự do.

Các chất khoáng và vi khoáng: Nếu chúng ta ăn uống thiếu chất khoáng sẽ sinh nhiều bệnh như thiếu máu (thiếu sắt), bị bướu cổ (thiếu iốt), thiểu sản men răng (thiếu fluor), còi xương ở trẻ em, xốp xương ở người lớn (thiếu canxi)...

Bên cạnh đó yếu tố vi lượng còn tham gia vào các quá trình chuyển hóa. Do đó yếu tố vi lượng là thành phần không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày.

chúc bạn học tốt!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

xuân mai
12 tháng 1 2017 lúc 20:30

Protein (chất đạm)

Trung bình, một người mỗi ngày cần 118g protein.

Ở trẻ em, phụ nữ có thai và cho con bú, nhu cầu protein sẽ cao hơn. Protein được hấp thu vào cơ thể dưới dạng các acid amin, là nguyên vật liệu xây dựng và tái tạo các tổ chức trong cơ thể, thành phần chính của các kháng thể giúp cơ thể chống lại các bệnh nhiễm khuẩn. Đồng thời nó cũng là thành phần của các men và các nội tiết tố (hormon) rất quan trọng trong quá trình chuyển hóa của cơ thể.

Protein còn tham gia vào các hoạt động sinh lý của cơ thể như tham gia tiêu hóa thức ăn, vận chuyển ôxy, hoạt động của tim, hoạt động của não bộ... Chất đạm có nhiều trong thức ăn từ nguồn động vật như cá, thịt, trứng, sữa... và từ nguồn thực vật như các loại đậu, đặc biệt là đậu tương, lạc, vừng...

Glucid (chất bột)

Đây là nguồn cung cấp năng lượng chính của cơ thể, có vai trò chuyển hóa quan trọng.

Nguồn thực phẩm chứa nhiều glucid nhất là các hạt ngũ cốc và hạt họ đậu. Nguồn glucid thường đi kèm theo một lượng tương ứng với các vitamin nhóm B vì vậy các loại đường ngọt, gạo xay trắng quá dễ thiếu vitamin B1.

Lipid (chất béo)

Chất béo giúp cơ thể hấp thu các vitamin đặc biệt là các vitamin tan trong dầu như vitamin A, D, E, K và đóng vai trò vào quá trình làm đông máu tự nhiên.

Lipid cũng là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể. Chỉ cần 15-25g lipid/ngày là có thể đáp ứng được nhu cầu cơ thể. Nguồn cung cấp chất béo cho cơ thể là mỡ động vật và dầu thực vật.

Nếu trong mỡ động vật (trừ cá) có nhiều cholesterol thường ứ đọng gây xơ cứng thành mạch máu thì trong dầu thực vật lại có nhiều acid béo không no, có khả năng chống lại sự phát triển của bệnh xơ vữa động mạch.

Cellulose (chất xơ)

Mặc dù cơ thể không thể hấp thu chất xơ, nhưng những ai ăn nhiều chất xơ sẽ ít bị béo phì, ít bị bệnh tim, phòng táo bón. Các chất xơ giúp đưa nhanh chất thải ra khỏi đường tiêu hóa.

Tuy vậy cũng không nên ăn quá nhiều chất xơ vì có thể sẽ bị cản trở việc hấp thu các dưỡng chất cần thiết.

Vitamin

Vitamin là chất hữu cơ cần thiết và tuy số lượng ít nhưng chúng bắt buộc phải có trong thức ăn.

Vitamin A: Vitamin A giúp bảo vệ mắt và các bệnh khô mắt. Thiếu vitamin A da sẽ khô, tăng sừng hóa nang lông, bề mặt da thường nổi gai. Vitamin A còn có vai trò khá rõ rệt với miễn dịch thể và miễn dịch tế bào.

Vitamin D3: Giúp cho việc chuyển hóa chất glucid thành năng lượng; đóng góp vào sự phát triển của xương, giúp cho cơ thể phát triển bình thường, ăn ngon miệng và không bị bệnh tê phù.

Dầu cá thu là nguồn vitamin D tốt nhất, sau đó là gan động vật, trứng, bơ...

Nhóm vitamin B: Trong các nhóm vitamin B, vai trò của folat và pyridoxin đáng chú ý hơn cả. Nếu thiếu các chất trên sẽ làm chậm sự tổng hợp các tế bào tham gia vào cơ chế miễn dịch.

Vitamin C: Trong cơ thể, vitamin C tham gia vào các phản ứng ôxy hóa khử, đó là các yếu tố cần thiết cho tổng hợp colagen là chất gian bào ở thành mạch, mô liên kết, xương, răng.

Vitamin E: Bảo vệ chất béo trong cơ thể không bị ôxy hóa. Là chất chống ôxy hóa (anti - oxydant) chủ yếu chống lại các gốc tự do.

Các chất khoáng và vi khoáng: Nếu chúng ta ăn uống thiếu chất khoáng sẽ sinh nhiều bệnh như thiếu máu (thiếu sắt), bị bướu cổ (thiếu iốt), thiểu sản men răng (thiếu fluor), còi xương ở trẻ em, xốp xương ở người lớn (thiếu canxi)...

Bên cạnh đó yếu tố vi lượng còn tham gia vào các quá trình chuyển hóa. Do đó yếu tố vi lượng là thành phần không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày.

xuân mai
12 tháng 1 2017 lúc 20:30

Protein (chất đạm)

Trung bình, một người mỗi ngày cần 118g protein.

Ở trẻ em, phụ nữ có thai và cho con bú, nhu cầu protein sẽ cao hơn. Protein được hấp thu vào cơ thể dưới dạng các acid amin, là nguyên vật liệu xây dựng và tái tạo các tổ chức trong cơ thể, thành phần chính của các kháng thể giúp cơ thể chống lại các bệnh nhiễm khuẩn. Đồng thời nó cũng là thành phần của các men và các nội tiết tố (hormon) rất quan trọng trong quá trình chuyển hóa của cơ thể.

Protein còn tham gia vào các hoạt động sinh lý của cơ thể như tham gia tiêu hóa thức ăn, vận chuyển ôxy, hoạt động của tim, hoạt động của não bộ... Chất đạm có nhiều trong thức ăn từ nguồn động vật như cá, thịt, trứng, sữa... và từ nguồn thực vật như các loại đậu, đặc biệt là đậu tương, lạc, vừng...

Glucid (chất bột)

Đây là nguồn cung cấp năng lượng chính của cơ thể, có vai trò chuyển hóa quan trọng.

Nguồn thực phẩm chứa nhiều glucid nhất là các hạt ngũ cốc và hạt họ đậu. Nguồn glucid thường đi kèm theo một lượng tương ứng với các vitamin nhóm B vì vậy các loại đường ngọt, gạo xay trắng quá dễ thiếu vitamin B1.

Lipid (chất béo)

Chất béo giúp cơ thể hấp thu các vitamin đặc biệt là các vitamin tan trong dầu như vitamin A, D, E, K và đóng vai trò vào quá trình làm đông máu tự nhiên.

Lipid cũng là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể. Chỉ cần 15-25g lipid/ngày là có thể đáp ứng được nhu cầu cơ thể. Nguồn cung cấp chất béo cho cơ thể là mỡ động vật và dầu thực vật.

Nếu trong mỡ động vật (trừ cá) có nhiều cholesterol thường ứ đọng gây xơ cứng thành mạch máu thì trong dầu thực vật lại có nhiều acid béo không no, có khả năng chống lại sự phát triển của bệnh xơ vữa động mạch.

Cellulose (chất xơ)

Mặc dù cơ thể không thể hấp thu chất xơ, nhưng những ai ăn nhiều chất xơ sẽ ít bị béo phì, ít bị bệnh tim, phòng táo bón. Các chất xơ giúp đưa nhanh chất thải ra khỏi đường tiêu hóa.

Tuy vậy cũng không nên ăn quá nhiều chất xơ vì có thể sẽ bị cản trở việc hấp thu các dưỡng chất cần thiết.

Vitamin

Vitamin là chất hữu cơ cần thiết và tuy số lượng ít nhưng chúng bắt buộc phải có trong thức ăn.

Vitamin A: Vitamin A giúp bảo vệ mắt và các bệnh khô mắt. Thiếu vitamin A da sẽ khô, tăng sừng hóa nang lông, bề mặt da thường nổi gai. Vitamin A còn có vai trò khá rõ rệt với miễn dịch thể và miễn dịch tế bào.

Vitamin D3: Giúp cho việc chuyển hóa chất glucid thành năng lượng; đóng góp vào sự phát triển của xương, giúp cho cơ thể phát triển bình thường, ăn ngon miệng và không bị bệnh tê phù.

Dầu cá thu là nguồn vitamin D tốt nhất, sau đó là gan động vật, trứng, bơ...

Nhóm vitamin B: Trong các nhóm vitamin B, vai trò của folat và pyridoxin đáng chú ý hơn cả. Nếu thiếu các chất trên sẽ làm chậm sự tổng hợp các tế bào tham gia vào cơ chế miễn dịch.

Vitamin C: Trong cơ thể, vitamin C tham gia vào các phản ứng ôxy hóa khử, đó là các yếu tố cần thiết cho tổng hợp colagen là chất gian bào ở thành mạch, mô liên kết, xương, răng.

Vitamin E: Bảo vệ chất béo trong cơ thể không bị ôxy hóa. Là chất chống ôxy hóa (anti - oxydant) chủ yếu chống lại các gốc tự do.

Các chất khoáng và vi khoáng: Nếu chúng ta ăn uống thiếu chất khoáng sẽ sinh nhiều bệnh như thiếu máu (thiếu sắt), bị bướu cổ (thiếu iốt), thiểu sản men răng (thiếu fluor), còi xương ở trẻ em, xốp xương ở người lớn (thiếu canxi)...

Bên cạnh đó yếu tố vi lượng còn tham gia vào các quá trình chuyển hóa. Do đó yếu tố vi lượng là thành phần không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày.

Lgiuel Val Zyel
3 tháng 2 2017 lúc 21:55
Từ thế kỷ thứ V trước Công nguyên, danh y Hy Lạp Hippocrates đã chủ trương rằng, để phòng ngừa và điều trị một số bệnh ta chỉ cần áp dụng những chế độ ăn uống cân bằng hợp lý và sống hài hòa với thiên nhiên.

Ngoài việc triều chính, vua Hoàng Đế của Trung Hoa ngày xưa đã biết chỉ dẫn cho dân chúng về bệnh tật cũng như cách sản xuất lương thực và sử dụng những món ăn thức uống có tác dụng trị bệnh và có lợi cho sức khỏe.

Các vị danh y Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông của Việt Nam trước đây đều nhấn mạnh vai trò quan trọng của ẩm thực trong việc ngăn ngừa và chữa trị một số bệnh. Hãy nghe lời khuyên như sau của danh y Tuệ Tĩnh: :

“Muốn cho phủ tạng được yên;
Bớt ăn mấy miếng, nhịn thèm hơn đau”.

Hoặc:

“ Chết vì bội thực cũng nhiều;
Ngờ đâu lại có người nghèo chết no”.

Như vậy, có thể nói rằng từ rất xa xưa, các vị danh y trên khắp thế giới hầu như đều đã nhận biết được là vấn đề dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người, có thể giúp ta phòng trị bệnh cũng như duy trì được một cuộc sống luôn luôn khỏe mạnh.

Mục đích của Dinh Dưỡng

Dinh dưỡng có ba mục đích chính:

1- Tạo điều kiện thuận lợi để cơ thể có sức khỏe tốt;

2-Phòng ngừa các bệnh liên quan tới ăn uống;

3-Khôi phục sức khỏe sau thời kỳ bệnh tật, thương tích.

Người Anh có câu ngạn ngữ “You are what you eat” (Ăn ra sao thì người thế ấy”, cũng là nói lên tầm quan trọng của vấn đề dinh dưỡng.

Thực phẩm ăn vào có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe trong suốt các giai đoạn khác nhau của đời người. Ăn uống không đúng với tình trạng sinh học thì cơ thể sẽ có hậu quả xấu mà đôi khi chỉ với một vài thay đổi nhỏ về dinh dưỡng cũng cải thiện sức khỏe rất nhiều.

Cứ nhìn người Á Châu trước đây, lấy căn bản thức ăn là gạo, ít calcium, thường đều nhỏ con hơn dân Âu châu ăn lúa mỳ, nhiều calcium. Quan sát người Việt ta, xưa kia dân miền Bắc, miền Trung dinh dưỡng thiếu hụt nên cơ thể nhỏ hơn so với người sanh trưởng ở miền Nam, gạo lúa dư thừa. Con cháu chúng ta bây giờ ở nước ngoài, dinh dưỡng đầy đủ nhờ đó cháu nào cũng to hớn hơn bố mẹ, ông bà.

Mỗi người cần có một thói quen ăn uống lành mạnh. Nhiều người ý thức được việc đó nhưng ít người thực hiện được. Vì thế, càng tìm hiểu nhiều về lợi hại của dinh dưỡng thì ta càng biết cách ăn uống sao cho thích hợp và có lợi cho sức khỏe.

Các lời khuyên về ăn uống thì nhiều và khác nhau nhưng mục đích đều hướng tới sự bảo vệ sức khỏe. Tuy nhiên cũng có người bối rối, không biết theo lời khuyên nào, cho nên tùy hứng làm theo ý mình. Thế là người ta đã tạo ra một thói quen đôi khi xấu nhiều hơn tốt. Do đó việc tạo ra thói quen tốt trong ăn uống đôi khi cũng không hẳn là dễ dàng.

Thói quen ăn uống cũng thay đổi tùy chủng tộc, văn hóa, khả năng cung cầu, điều kiện tâm lý, nếp sống cá nhân, sự hấp dẫn của món ăn, cách thức mời chào, quảng cáo của giới sản xuất.

Hầu hết các quốc gia đều đưa ra những tiêu chuẩn về dinh dưỡng cho người dân, quy định mức dinh dưỡng tối thiểu để cơ thể tăng trưởng mạnh và phát triển trí óc tốt đồng thời tránh được bệnh tật cũng như kéo dài tuổi thọ. Ngoài ra, còn có các chương trình quốc gia hướng dẫn để người dân biết cách áp dụng những tiêu chuẩn ấy trong việc ăn uống hàng ngày.

Một chế độ dinh dưỡng nhiều về lượng và phẩm cũng chưa đủ để có một sức khỏe tốt nếu không có sự cân đối hợp lý các thành phần dinh dưỡng. Trong cơ thể, các cơ quan luôn luôn hoạt động một cách nhịp nhàng tương ứng, để sử dụng các chất dinh dưỡng khác nhau cho các nhu cầu về năng lượng, kiến tạo cũng như tu bổ các tế bào sau khi bị thương tích, bệnh tật.

Số lượng thực phẩm tiêu thụ còn tùy thuộc các yếu tố xã hội, tâm lý, sinh học của con người. Tâm trạng vui buồn đều có ảnh hưởng tới sự ăn uống và tiêu hóa. Các phản ứng sinh hóa trong cơ thể cũng ảnh hưởng tới sự hấp thụ và chuyển hóa dinh dưỡng.

Tóm lại, chất dinh dưỡng có thể làm ta mập hay gầy, hoạt động nhanh nhẹn hay chậm chạp, sống vui khỏe hay thường xuyên đau ốm... Nghĩa là có rất nhiều ảnh hưởng.

Nhu Cầu.

Một chế độ dinh dưỡng có thể xem là:

a-Thỏa đáng: khi cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho các hoạt động, chức năng của cơ thể cũng như có dự trữ cho nhu cầu cấp bách.

b-Không đầy đủ: khi tiêu thụ ít hơn nhu cầu. Trong trường hợp này, cơ thể sẽ lấy nguyên liệu từ kho dự trữ để nuôi dưỡng và tái tạo tế bào. Kho sẽ vơi dần dần nếu không được bổ sung.

Lấy ví dụ: hồng huyết cầu chỉ sống khoảng 120 ngày, tế bào niêm mạc ống tiêu hóa cần được thay thế mỗi tuần lễ. Cả hai đều cần có nguyên liệu từ chất dinh dưỡng. Nếu chỉ thiếu dinh dưỡng trong thời gian ngắn, kho dự trữ có thể du di, nhưng nếu kéo dài lâu ngày sẽ nảy sinh nhiều bệnh tật.

c-Quá mức: khi cung cấp nhiều hơn nhu cầu, sẽ tạo ra tình trạng dư thừa. Chẳng hạn, chất sắt rất cần cho việc tạo huyết cầu tố, nhưng quá nhiều sẽ đưa tới suy gan; năng lượng dư được cơ thể hấp thụ và chuyển sang dự trữ, quá nhiều sẽ gây ra tình trạng béo phì.

Mọi người đều cần những thành phần dinh dưỡng như nhau, bất kể tuổi tác, giới tính, chủng tộc, điều kiện sinh hoạt. Tuy nhiên về số lượng thì mỗi cơ thể đều có nhu cầu khác biệt.

Cơ thể càng to lớn thì nhu cầu càng cao; một người hoạt động nhiều chắc chắn cần nhiều thực phẩm hơn người sống tĩnh tại; khi ngủ nghỉ, nhu cầu năng lượng giảm; khi cơ thể run vì lạnh thì cần thêm năng lượng để khỏi lạnh cóng.

Khẩu phần ăn phải phù hợp với mỗi người, không gây cảm giác ngây ngất mệt mỏi vì ăn quá no nhưng cũng không ăn quá ít, vì sẽ không cung cấp đủ dinh dưỡng cho hoạt động của cơ thể.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Lời khuyên chung của các nhà dinh dưỡng và y tế về sự ăn uống là chúng ta nên:

1-Ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau, vì mỗi loại có chất dinh dưỡng mà loại khác không có.

Chẳng hạn sữa mẹ được coi như gần hoàn hảo, nhưng lại có ít sắt và sinh tố D.

Sữa bò có nhiều đạm nhưng rất ít sắt và không có chất xơ.

Thịt động vật có vú nhiều đạm nhưng ít calci.

Trứng không có vitamin C và có rất ít calci vì hầu hết nằm ở vỏ trứng.

Như vậy cần có chế độ ăn đa dạng mới cung cấp đủ chất dinh dưỡng.

2-Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức trung bình. Để tránh tăng cân quá mức, chỉ nên ăn đủ số năng lượng mà cơ thể cần;

3-Giảm chất béo động vật bão hòa và cholesterol: lượng cholesterol ăn vào mỗi ngày không quá 300mg; chất béo động vật bão hòa không quá 10% tồng số năng lượng được cung cấp mỗi ngày. Nên dùng dầu thực vật với chất béo chưa bão hòa. Mức tiêu thụ chất béo nói chung không nên quá 30% tổng số năng lượng mỗi ngày.

4-Giảm thịt động vật có nhiều mỡ hoặc loại bỏ bớt mỡ khi ăn thịt; ăn nhiều cá. Việc ăn thịt tự nó không có hại cho người khỏe mạnh, nhưng ăn nhiều thịt thường kèm theo nhiều chất béo và cung cấp nhiều năng lượng.

5-Dùng sữa đã gạn bớt chất béo, nhất là ở người tuổi cao.

6-Ăn thêm thực phẩm có chất xơ và tinh bột.

7-Tránh tiêu thụ quá nhiều đường tinh chế. Đường không gây bệnh tiểu đường, bệnh tim như nhiều người lầm tưởng, nhưng vì có nhiều năng lượng cho nên dễ dẫn tới béo phì.

8-Giới hạn muối không quá 2500 mg mỗi ngày.

9-Hạn chế rượu bia. Nếu không thể bỏ hẳn thì không nên quá 350 ml bia hoặc 150 ml rượu vang, hai lần một ngày. Nếu là rượu mạnh thì không quá 50ml.

Hậu quả của chế độ dinh dưỡng sai.

Chế độ dinh dưỡng sai có nguy cơ đưa tới một số bệnh tật. Sai có thể là quá dư, quá thiếu hoặc không cân đối.

Thiếu dinh dưỡng, cơ thể sẽ chậm phát triển, trí nhớ kém, sức đề kháng với bệnh tật giảm, cơ thể suy nhược và đưa tới giảm tuổi thọ.

Dinh dưỡng dư thừa sẽ dẫn đến các bệnh kinh niên, như bệnh tim, ung thư, cao huyết áp, tai biến động mạch não, tiểu đường. Ngoài ra còn có thể mắc phải những bệnh khác như xơ gan, viêm túi ruột hoặc tai nạn, tự tử do tiêu thụ nhiều rượu.

Dinh dưỡng sai mà lại thiếu vận động cơ thể còn đưa tới nhiều ảnh hưởng không tốt khác cho sức khỏe.

Dinh dưỡng không đúng cũng gây ra tổn thương về nhiều phương diện cho các thế hệ sau.

Từ văn hải
14 tháng 2 2017 lúc 21:16

giúp nuôi dương cơ thể con người


Các câu hỏi tương tự
đỗ phương linh
Xem chi tiết
Thùy Trâm Nguyễn Võ
Xem chi tiết
Người Vô Danh
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Lê Thị Thùy Dung
Xem chi tiết
Bùi Ngọc Diệp
Xem chi tiết
Uchiha Shinichi
Xem chi tiết
Huỳnh Nhật Trung
Xem chi tiết
Hoàng Văn Hiếu
Xem chi tiết