Từ văn bản " Bài học đường đời đầu tiên " em có suy nghĩ gì về thái độ và cách ứng xử với mọi ng xung quanh
Và từ văn bản " Bức tranh của em gái tôi " em có suy nghĩ gì về thái độ và cách ứng xử với mọi ng xung quanh
Đây là 2 đề khác nhau nhé ! Mình đang cần gấp mong các bạn giúp mình nhanh nhất có thể !
Từ văn bản " Bài học đường đời đầu tiên " em có suy nghĩ gì về thái độ và cách ứng xử với mọi ng xung quanh
Trong cuộc sống, khi giao tiếp cần có thái độ tôn trọng, lịch sự với người khác; không nên hung hăng, hống hách,kiêu ngạo;phải biết suy nghĩ trước khi hành động biết phân biệt đúng sai- phải trái để tránh mang họa vào thân hay cho người khác.
Và từ văn bản " Bức tranh của em gái tôi " em có suy nghĩ gì về thái độ và cách ứng xử với mọi ng xung quanh
Qua văn bản, chúng ta nhận được bài học ý nghĩa về tình anh em trong một gia đình. Tình cảm anh chị em là một phần không thể thiếu để tạo dựng một gia đình hạnh phúc.Bởi vậy đừng vì lòng ghen ghét, đố kị của nhau mà đánh mất tình cảm thiêng liêng vốn có này. Ai cũng có những sai lầm không hoàn hảo, điều quan trọng là biết nhận ra cái sai, biết cúi đầu nhận lỗi.Đó là cách ứng xử có văn hóa, là đức tính đáng có của con người.
2)Thói đời, người ta dễ nảy sinh thói ghen tị, đố kị hay mặc cảm tự tì khi chứng kiến tài năng và sự thành đạt của người khác. Ngược lại, kẻ có tài năng khi được đề cao cũng dễ sinh ra kiêu ngạo, tự mãn, coi thường những người xung quanh. Vì thế, tài năng dần dần thui chột, bởi không có điều kiện, môi trường tốt Đềphát triển.Bài học có thể rút ra từ truyện ngắn này là: Trước thành công hay tài năng của người khác, mỗi người cần vượt qua những thói xấu như ganh ghét, đố kị hay mặc cảm tự ti Đềhoà chung niềm vui với mọi người. Lòng nhân hậu và sự độ lượng, vị tha giúp con người tự vượt lên bản thân Đềsống thanh thản, tốt đẹp hơn.Qua câu chuyện của hai anh em, tác giả đã gợi lên trong người đọc sự suy ngẫm Đềđi tới nhận thức và hành động đúng đắn trước những tình huống tương tự. Tác phẩm có ý nghĩa giáo dục nhân cách nhưng không rơi vào giáo huấn khô khan, vì bài học được thể hiện một cách tự nhiên mà sâu sắc qua sự nhận thức của nhân vật chính.