Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì I

Lê Nhật Bảo Khang

Trong câu: Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái, bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng. Có những từ Hán Việt nào? Hãy giải thích nghĩa của các từ Hán Việt trượng, tráng? 

Lại Thị Hồng Liên
24 tháng 3 2016 lúc 8:33

Các từ Hán Việt: Trượng, tráng sĩ, biến thành.

Giải thích:

-Trượng: Đơn vị đo độ dài bằng 10 thước Trung Quốc cổ ( 0, 33 mét) ở đây hiểu là rất cao.

-Tráng sĩ: Người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ, hay làm việc lớn.( tráng: Khoẻ mạnh, to lớn, cường tráng. Sĩ: người trí thức thời xưa và những người được tôn trọng nói chung).

   Hai từ mượn được dùng ở đây rất phù hợp, tạo nên sắc thái trang trọng cho câu văn.

Bình luận (0)
Minh Hiền Trần
24 tháng 3 2016 lúc 8:35

Những từ Hán Việt: tráng sĩ; trượng.

Nghĩa: 

- tráng sĩ: người có chí khí mạnh mẽ

- trượng: đơn vị chiều dài, mười thước của ta là một trượng.

Bình luận (0)
Nguyễn Quang Thắng
31 tháng 7 2016 lúc 6:02

tráng sĩ , trượng

Bình luận (0)
Eren Jeager
25 tháng 8 2017 lúc 16:42

Tráng sĩ: người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ, hay làm việc lớn (tráng: khoẻ mạnh, to lớn, cường tráng; sĩ: người trí thức thời xưa và những người được tôn trọng nói chung).

- Trượng: đơn vị đo bằng 10 thước Trung Quốc cổ (tức 3,33 mét); ở đây hiểu là rất cao.

b) Các từ được chú thích ở trên có nguồn gốc ở đâu?

Đây là những từ mượn của tiếng Hán (Trung Quốc).

c) Cho các từ: sứ giả, ti vi, xà phòng, buồm, mít tinh, ra-đi-ô, gan, điện, ga, bơm, xô viết, giang sơn, in-tơ-nét. Em hãy cho biết những từ nào được mượn từ ngôn ngữ Hán, những từ nào được mượn từ ngôn ngữ khác?

- Dựa vào hình thức chữ viết, ta có thể nhận diện được các từ có nguồn gốc ấn Âu: ra-đi-ô, in-tơ-nét.

- Các từ cũng có nguồn gốc Ấn Âu nhưng đã được Việt hoá ở mức độ cao và có hình thức viết như chữ Việt: ti vi, xà phòng, mít tinh, ga, bơm, xô viết,…

- Các từ mượn từ tiếng Hán: sứ giả, giang sơn, gan, điện.

d) Từ sự phân biệt các từ có nguồn gốc khác nhau như trên, hãy so sánh và rút ra nhận xét về cách viết từ mượn.

- Từ mượn chưa được Việt hoá hoàn toàn: viết có dấu gạch ngang giữa các tiếng;

- Từ mượn có nguồn gốc Ấn Âu nhưng đã được Việt hoá cao: viết như từ thuần Việt;

- Từ mượn có nguồn gốc từ tiếng Hán: viết như từ thuần Việt.

đ) Qua các ví dụ trên, em hiểu thế nào là từ mượn?

e) Bộ phận từ mượn nào chiếm đa số trong tiếng Việt?

Bộ phận từ mượn chiếm đa số, quan trọng nhất trong tiếng Việt là từ mượn tiếng Hán.



Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Thu Hà
Xem chi tiết
꧁༺春秀༻꧂
Xem chi tiết
Nguyễn Anh Kim Hân
Xem chi tiết
Người Lạ Ơi
Xem chi tiết
Eun Na Rae
Xem chi tiết
Nguyễn Đình Đức Hiếu
Xem chi tiết
Phương Thảo
Xem chi tiết
Nguyễn Trâm Anh
Xem chi tiết
♥_Beny_♥
Xem chi tiết