a) Hôm qua, tôi đang học bài thì Nam đến
b) bạn đang làm gì đấy
-Mình đang học bài
a)Hôm qua, khi tôi học bài thì Nam đến
b) Bạn làm j đấy?
- Mình học bài
a) Hôm qua, tôi đang học bài thì Nam đến
b) bạn đang làm gì đấy
-Mình đang học bài
a)Hôm qua, khi tôi học bài thì Nam đến
b) Bạn làm j đấy?
- Mình học bài
Giải hộ giúp mình nhé !! ~~~☺☺☺
Đặt 3 câu với:-Phó từ đứng trước động từ,tính từ
-Phó từ đứng sau động từ, tính từ
Phó từ là gì? Kể tên các loại phó từ đã học? Cho ví dụ?
1,Viết đoạn văn (khoảng từ 6 - 8 câu) trình bày cảm nhận của em về nhân vật Dế Mèn.
2,
Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về vùng Cà Mau qua bài Sông nước Cà Mau đã học?
Yêu cầu:
* Hình thức: Một đoạn văn, có liên kết chặt chẽ về nội dung và hình thức.
* Nội dung:
- Càm nhận về TN cà Mau:
- Cảm nhận về cuộc sống con người Cà Mau:
=> + Nghệ thuật miêu tả; sự am hiểu, tình cảm của tác giả với vùng Cà Mau.
+ Tình cảm của bản thân.
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Bên hàng xóm tôi có cái hang của Dế Choắt. Dế Choắt là tên tôi đặt cho nó một cách chế diễu và trịch thượng thế. Choắt nọ cũng chắc trạc tuổi tôi. Nhưng vì Choắt bẩm sinh yếu đuối nên tôi coi thường và gã cũng sợ tôi lắm. Cái chàng Dế Choắt, người gày gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn ngủn đến giữa lưng, hở cả hai mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi-lê. Đôi càng bè bè, nặng nề trông đến xấu. Râu ria gì mà cụt có một mẩu, mà mặt mũi lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ. Đã vậy tính nết lại ăn sổi, ở thì ( thật chỉ vì ốm đau luôn luôn không làm được ) một cái hang ở cũng chỉ bới nông sát mặt đất, không biết đào sâu rồi khoét ra nhiều ngách như hang tôi.”
1.Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào?Của ai?Trình bày hiểu biết của em về tác giả đó.
Hãy tóm tắt ngắn gọn nội dung của đoạn trích trên trong 1 câu văn.
2.Phân loại các từ được gạch chân trong đoạn trích trên theo cấu tạo.
3.Tìm và phân tích cấu tạo của các cụm Danh từ trong đoạn trích trên
4. Tìm và phân tích cấu tạo của các cụm Tính từ trong đoạn trích trên
5.Viết một chuỗi câu khoảng 8-10 câu trình bày cảm nhận về nhân vật chính trong văn bản chứa đoạn trích trên, trong đó có một cụm động từ.
Viết đoạn văn 5 câu kể lại tưởng tượng của em mơ trò chuyện với Lang Liêu có dùng phó từ
1. “Bài học đường đời đầu tiên” là tên gọi một chương của tác phẩm nào?
A. Tuyển tập Tô Hoài C. Những cuộc phiêu lưu của Dế Mèn
B. Dế Mèn phiêu lưu kí D. Tập kí về cuộc phiêu lưu của Dế Mèn
2. “Bài học đường đời đầu tiên” là sáng tác của nhà văn nào?
A. Tạ Duy Anh C. Tô Hoài
B. Đoàn Giỏi D. Vũ Tú Nam
3. Qua đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên”, em thấy nhân vật Dế Mèn không có nét tính cách nào?
A. Tự tin, dũng cảm C. Tự phụ, kiêu căng
B. Khệnh khạng, xem thường mọi người D. Hung hăng, xốc nổi
4. Đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” được kể bằng lời của nhân vật nào?
A. Chị Cốc B. Người kể chuyện C. Dế Mèn D. Dế Choắt
5. Chi tiết nào sau đây không thể hiện được vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn?
A. Đôi càng mẫm bóng với những cái vuốt nhọn hoắt;
B. Hai cái răng đen nhánh nhai ngoàm ngoạp;
C. Cái đầu nổi từng tảng rất bướng;
D. Nằm khểnh bắt chân chữ ngũ trong hang.
6. Bài học đường đời mà Dế Choắt nói với Dế Mèn là gì?
A. Ở đời không được ngông cuồng, dại dột sẽ chuốc họa vào thân.
B. Ở đời phải cẩn thận khi nói năng, nếu không sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình.
C. Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình.
D. Ở đời phải trung thực, tự tin, nếu không sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình.
7. Chi tiết nào sau đây cho thấy Dế Mèn là khinh thường bạn?
A. Đặt tên bạn là Dế Choắt vì thấy bạn yếu đuối;
B. Không giúp Dế Choắt đào hang;
C. Nằm im khi thấy Dế Choắt bị chị Cốc mổ;
D. Rủ Dế Choắt trêu đùa chị Cốc.
8. Trước cái chết thương tâm của Dế Choắt, Dế Mèn đã có thái độ như thế nào?
A. Buồn rầu và sợ hãi C. Thương và ăn năn hối hận
B. Than thở và buồn phiền D. Nghĩ ngợi và xúc động
9. Dòng nào nêu đúng diễn biến tâm lí và thái độ của Dế Mèn trong việc trêu Chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt?
A. Hể hả - sợ hãi – huênh hoang – xót thương – ân hận – ăn năn.
B. Huênh hoang – sợ hãi – hể hả - ân hận – xót thương – ăn năn.
C. Sợ hãi – huênh hoang – ân hận – hể hả - xót thương – ăn năn.
D. Huênh hoang – hể hả - sợ hãi – xót thương – ân hận – ăn năn.
10. Em nhận xét gì về ngoại hình của Dế Mèn?
A. Gày gò, ốm yếu C. Vẻ đẹp cường tráng, trẻ trung, mạnh mẽ của tuổi trẻ
B. Bóng bảy, giã tạo D. Vẻ đẹp dịu dàng, thướt tha
Phần II/ Tự luận:
Bài 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to ra và nổi lên từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng.(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)
1. Tìm các từ láy trong đoạn văn trên? Nêu tác dụng của việc sử dụng các từ láy trong việc miêu tả hình ảnh của nhân vật Dế Mèn.
2. Tìm các phép so sánh có mặt trong đoạn văn trên? Nêu hiệu quả của các biện pháp so sánh đó?
Bài 1: Xác định phó từ và ý nghĩa của phó từ đó:
“Biển vẫn gào thét. Gió vẫn từng cơn đẩy nước dồn ứ lại rồi đột ngột dãn ra. Con tàu vẫn lặn hụp như con cá kình giữa muôn nghìn lớp sóng. Thuyền trưởng Thắng vẫn điềm tĩnh chỉ huy đoàn tàu vượt cơn lốc dữ.”
Bài 2: Cho đoạn văn sau:
“Thưa anh, em cũng muốn khôn nhưng không khôn được. Đụng đến việc là em thở rồi không còn hơi sức đâu mà đào bới nữa. Lắm khi em cũng nghĩ nỗi nhà cửa như thế này là nguy hiểm, nhưng em nghèo sức quá, em đã nghĩ ròng rã hàng mấy tháng cũng không biết làm thế nào. Hay là bây giờ em nghĩ thế này…”
a/ Tìm phó từ trong đoạn trích trên và xác định ý nghĩa của phó từ đó.
b/ Đoạn văn trên là lời nói của nhân vật nào? Em hãy cho biết số phận của nhận vật trên? Tại sao nhân vật đó lại có kết cục như vậy? Em có suy nghĩ gì sau kết cục đó?
c/ Viết đoạn văn khoảng 8 đến 10 câu trình bày suy nghĩ của em về bài học rút ra từ văn bản. Trong đoạn văn có sử dụng 1 phó từ (chú thích và gạch chân).
A.TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Truyện Dế Mèn phiêu lưu ký được kể theo ngôi nào?
A, Ngôi thứ nhất B, ngôi thứ hai C, Ngôi thứ ba
Câu 2: Dòng nào không miêu tả ngoại hình của Dế Mèn?
A, Đôi càng tôi mẫm bong B, Vuốt ở chân, khoeo cứng dần và nhọn hoắt
C, Tôi tợn lắm D, Đầu tôi to ra và nổi từng tảng
Câu 3: Ai đặt tên cho Dế Choắt?
A, Chị Cốc B, Dế Mèn C, Chú Nhái Bén D, Không ai cả
Câu 4: Dế Choắt đã khuyên Dế Mèn như thế nào trước khi chết?
A, Ở đời mà có thói hung hăng, bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn gì cũng mang vạ vào mình đấy.
B, Ở đời mà không biết suy xét thì làm việc gì cũng khó,
C, Ở đời mà có thói hung hăng, bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, thì không làm được việc gì cả
D, Cả A, B, C
Câu 5: Trong câu: “Cậu ấy đã đi du học được hai năm rồi” thì phó từ là:
A, đã B, du học C, đi D, Không có phó từ
A. TỰ LUẬN
Câu 1:Xác định phó từ trong những câu sau. Cho biết phó từ đó bổ sung ý nghĩa gì?
a. Đêm khuya cháu vẫn cứ thổn thức không sao ngủ được.
b. Em ăn ngay đi cho kịp giờ lên lớp.
c. Bạn Huyền Anh đi ra cổng từ lúc nãy.
d. Ô vẫn còn ở đây, của các em
Chồng thư mới mở, Bác đang xem.
Câu 2: Bức chân dung tự họa nhân vật Dế Mèn trong đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” được xây dựng như thế nào?
Câu 3: Trong đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên”, Tô Hoài đã xây dựng hai nhân vật đối lập nhau. Đó là nhân vật nào? Em hãy chỉ ra sự đối lập đó.
Câu 4: “Mèn là một chàng dế đẹp,cường tráng nhưng vô cùng xốc nổi, huyênh hoang, hợm hĩnh”. Em hãy viết một chuỗi câu (6-8 câu) làm sáng rõ điều đó, có sử dụng phó từ.
'mỗi khi tôi vũ lên ,đã nghe tiếng phành phạch giòn giã Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh lên một màu nâu bóng mỡ soi ngương được và rất ưa nhìn . Đầu tôi to ra và nổi từng tảng , rất bướng . Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm làm việc . Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất hùng dũng.
nêu ngắn ngọn nội dung của đoạn văn trên