Tập làm văn lớp 6

trần trà my

trong bài thơ nhà thơ nguyễn công dương đã viết : những chư hè đầy nắng trâu nằm nhai cỏ dâm tre đồng thầm nhớ gió chợt về đầy tiếng chim

trần trà my
7 tháng 8 2019 lúc 18:50

giúp mị nhathanghoaok

✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
7 tháng 8 2019 lúc 19:04

Tham khảo :

Luỹ tre xanh từ ngàn đời nay đã trở thành cảnh sắc thân mật của làng quê Việt Nam. Nhà thơ Nguyễn Duy có bài thơ Tre Việt Nam nổi tiếng. Hình ảnh cây tre đã trở thành một biểu tượng cho những đức tính tốt đẹp của nhân dân ta, cho sức sống mãnh liệt của dân tộc ta trên mọi chặng đường lịch sử. Đoạn trích:

Tre xanh xanh tự bao giờ?

Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh

Thân gầy guộc lá mong manh

Mà sao lên lũy lên thành tre ơi?

Ở đâu tre củng xanh tươi

Cho dù đất sỏi, đất vôi bạc màu!

Có gì đâu, có gì đâu

Mỡ màu ít chắt dồn lâu hóa nhiều

Rễ siêng không ngại đất nghèo

Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù

Vươn mình trong gió tre đu

Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành

Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh

Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm... đã phần nào thể hiện những đức tính quí báu của dân tộc ta.

Mở đầu là ba dòng thơ, với giọng điệu kể chuyện đã gợi người đọc liên tưởng về truyền thống người anh hùng làng Gióng nhổ tre làm vũ khí đánh giặc Ân. Câu thơ chỉ gợi mà để lại nhiều dư vị:

Tre xanh xanh tự bao giờ?

Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh

Hai câu lục bát mở đầu đã tạo thành ba dòng thơ, câu lục được ngắt ra làm đôi để gây sự chú ý. Một từ “xanh” xuất hiện ba lần, lúc đứng ở “đầu”, lúc đứng ở “cuối” dòng. Phải chăng đó là sự biến hoá nhuần nhị, nhiệm màu nhưng vẫn không mất đi màu xanh “bất diệt” của tre từ ngàn đời nay.

Các câu hỏi tu từ nối tiếp nhau trong các dòng thơ:

Xanh tự bao giờ?

... Mà sao lên luỹ lên thành tre ơi?

... Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu?

thể hiện sự ngạc nhiên trước một hiện tượng kì lạ: không biết tự bao giờ, người Việt Nam nào sinh ra, lớn lên đều thấy đã có tre, và các câu chuyện dân gian đời từ xưa tới nay đã có bờ tre xanh. Điều diệu kì hơn, cây tre nhỏ bé gầy guộc, mỏng manh mà sao nên luỹ lên thành? Tre bất cứ ở nơi đâu vẫn xanh tươi như vậy?

Những câu thơ tiếp theo, nhà thơ như phát hiện ra chân lý: tre xanh tươi là nhờ có rễ siêng, là nhờ có bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù. Sự sống phải bắt đầu từ sự chắt chiu, dành dụm, kiên nhẫn:

Có gì đâu, có gì đâu

Mỡ màu ít chắt dồn lâu hoá nhiều

Cây tre đã trở thành biểu tượng về người dân Việt Nam với bao đức tính quí báu như cần cù, siêng năng, kiên nhẫn, chịu khó. Tre cũng như con người: ham sống, sống mạnh mẽ, lạc quan yêu đời. Tre được nhân hoá: tre đu, tre hát ru, tre yêu nhiều.., không đứng khuất mình... Lời thơ nhuần nhị, hồn nhiên, hình ảnh hàm nghĩa gợi cho ta nhiều liên tưởng thấm thìa:

Vươn mình trong gió tre đu,

Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành.

Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh,

Tre xanh không khuất đứng mình bóng râm.

Có trời xanh nên mới có tre xanh. Cũng như nhân dân ta giàu chí khí, có tinh thần tự lập tự cường nên tre xanh không đứng khuất mình bóng râm. Câu thơ vừa có hình ảnh rất thơ lại vừa có chất trí tuệ, khẳng định một tâm thế cao quí của dân tộc trên mọi chặng đường lịch sử. Dù thế nào, tre vẫn bốn mùa xanh tươi.

Màu xanh của tre là biểu tượng về sức sống mãnh liệt của dân tộc. Không phải chỉ có ở thơ của Nguyễn Duy mà còn được thể hiện nhiều trong các áng văn chương:

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa vẫn thẳng hàng.

(Viếng lăng Bác - Viễn Phương).

Kết thúc bài văn thuyết minh Cây tre Việt Nam ,Thép Mới viết: Cây tre Việt Nam! Cây tre xanh, nhũn nhặn, ngay thẳng, thuỷ chung, can đảm. Cây tre mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quí của dân tộc Việt Nam.

Em chưa được đọc hết bài thơ Tre Việt Nam của Nguyễn Duy. Mới dừng lại ở đoạn trích (Ngữ văn 6 - Tập II), hình ảnh tre xanh đã để lại trong em nhiều dư vị: nói “tre” nhưng chính là đề cao cốt cách của con người Việt Nam. Cái hay của đoạn thơ là ở chỗ đó.

B.Thị Anh Thơ
7 tháng 8 2019 lúc 20:00

Mỗi buổi trưa hè, nó yêu lắm cái yên ả tuyệt đối của đất trời. Cũng như đêm, khi người người đều vùi say trong sự nghỉ ngơi, thì nó lại muốn thức, thức để mà ru lòng mình với khoảng trời bình yên và dịu ngọt. Bỗng thấy cuộc sống đẹp một cách lạ kỳ. Nắng lên tỏa sáng từng góc không gian, tỏa rạng qua từng ô cửa. Nắng tưới lên vạn vật sức sống kỳ ảo lung linh. Trời trong xanh hơn. Gió khẽ hát khúc du dương dịu dàng. Nắng và gió như đôi bạn thân song hành, hễ vắng nhau là thấy thiếu, thấy nhớ. Ngày nào gió lỡ làng đi vắng, bỏ quên nắng một mình trong nhân gian, nắng buồn và gắt gỏng khiến bao người khốn khổ, nhăn nhó bởi cái oi bức khó chịu.

Nhưng khi gió về quyện hòa cùng nắng, gió giúp nắng xua đi cái không khí nồng oi. Gió thổi mát những gương mặt người lấm tấm mồ hôi. Gió tưới tắm những con đường bỏng rát như rang. Và gió khẽ trêu đùa những làn tóc thiếu nữ mỏng bay. Gió và nắng nhí nhảnh dạo chơi, khi lại chờn vờn cùng làn mây trắng bay.

Và cứ mỗi trưa hè, nắng nhẹ nhàng ru cho gió ngủ. Để chiều về, gió sẽ khiến nắng dịu dàng và trong veo du đãng. Khi đó nắng sẽ chỉ còn là những tia nắng nhảy nhót chan hòa dạo chơi cùng gió, đi qua những khoảng trời rộng và xanh ngút ngàn màu xanh của mây, của cỏ cây hoa lá.

Rồi khi đêm về sẽ chỉ còn gió lang thang trên khắp mọi nẻo đường. Vì nắng phải đi ngủ do mặt trời bắt thế. Còn mình gió, và gió sẽ làm mát lại những gì bị làm khô héo đi bởi nắng. Thi thoảng gió gọi mưa về để vạn vật sinh sôi đâm chồi khoe sắc. Có mưa thì nắng phải trốn đi. Sau mưa rồi nắng lại về. Bởi thế, Nắng, gió và Mưa cứ lần lượt làm những nhiệm vụ của mình. Dẫu chẳng chẳng thể mãi gần bên những họ luôn cần thiết cho nhau. Như một mối tình tay ba ngọt ngào, như nắng cần gió, gió cần mưa, và mưa lại cần nắng.

Nó thì yêu cả Nắng, Gió và Mưa. Nhưng có lẽ yêu nhất lại là Nắng. Nhớ như in những buổi trưa hè oi ả của miền tuổi thơ, có cô nhóc nghịch ngợm chẳng bao giờ chịu ngủ. Đợi lúc giữa trưa nhóc lại trốn mẹ đầu trần đi chơi, mải la hét nhễ nhại mồ hôi với bao nhiêu trò con trẻ, từ ‘’bắn bang, trốn tìm, chơi đồ cứu, bịt mắt bắt dê…’’. Rồi cả khi sau này lớn lên, nhóc cũng không xa nổi thói quen ra đường giữa buổi trưa, lê la khắp những con đường làng quê yêu dấu. Nhóc thích sang nhà bạn bè chơi những buổi trưa như thế, đến nỗi người ta bảo nhóc vô duyên khi chẳng cho ai ngủ. Có lần bị đuổi đánh chạy té trời khi làm náo loạn cả một góc xóm bởi mấy trò nghịch dại, rồi những lần rủ hội bạn đi bẻ trộm roi của nhà hàng xóm…

Ngày ấy nhóc nghịch nhất làng, bốn mặt làng chẳng ai không biết tên. Nổi tiếng cả những lần đuổi đánh nhau cùng chúng bạn. Hễ ai chọc giận là nhóc chẳng tha, người bé tí như cái kéo nhưng đành hanh phải biết. Bị bố mẹ đánh thì không bao giờ biết khóc, càng lầm lì thách thức. Hình như vậy mà giờ nhóc vẫn ngang bướng, chẳng chịu thua ai bao giờ. Học kém bạn một chút thôi cũng thấy khó chịu mất ăn mất ngủ.

Ngày bé nhóc thích mặc áo màu vàng, bởi đó là màu của nắng. Và tận cho đến bây giờ, nhóc vẫn yêu màu vàng như thế. Chợt nhớ những câu thơ của Trịnh Công Sơn:

Nắng vàng em đi đâu mà vội

Mà vội nắng vàng nắng vàng ơi

Hẳn là Trịnh cũng yêu nắng lắm, nên mới gọi nắng thiết tha và trừu mến đến thế.

Chợt nhận ra, chỉ mới là đầu hè thôi nhỉ. Đầu hè mà nắng vàng rực rỡ quá. Nó nghe người ta kêu than về sự oi bức của đất trời. Những gương mặt nhăn nhó mệt mỏi. Nó lại chỉ thấy yêu thêm mùa hè chói chang rực nắng. Chẳng bao giờ là cần dùng đến điều hòa, thậm chí sợ điều hòa, nó vẫn là cô nhóc của ngày xưa, có thể đi bộ hàng giờ dưới nắng giữa trưa hè mà không bao giờ cần phải đội mũ hay mặc áo che nắng.

Và nó thích cảm giác này, một trưa hè oi ả, ngồi trong phòng ngắm nắng cùng mây ngừng bay. Thi thoảng làn gió nhẹ khẽ làm đung đưa những chậu cảnh ngoài hiên. Những bông nhài trắng tỏa hương thơm len lỏi vào phòng. Trên chiếc giường trải nệm vàng ấm áp của nó nằm ngổn ngang những gấu bố, gấu mẹ, gấu con thật đáng yêu. Đó là thế giới riêng rất đỗi bình yên của nó. Nơi giúp nó cân bằng sau biết bao những bộn bề lo toan cuộc sống.

Nó sẽ mong chờ một sắc gạo đỏ và những cơn mưa hè tháng sáu. Trong sắc đỏ sẽ bập bùng cháy lên cả một trời yêu. Và những cơn mưa mùa hạ sẽ làm trời trong hơn, xanh hơn, và nắng sẽ mềm hơn cùng gió thênh thang…

kayuha
7 tháng 8 2019 lúc 20:52

Ngọn tre cong gọng vó
Kéo mặt trời lên cao
( Lũy tre - Nguyễn Công Dương )
Trong đoạn thơ trên, em thích nhất hình ảnh: “Ngọn tre cong gọng vó / Kéo mặt trời lên cao”.
Qua sự liên tưởng, tưởng tượng độc đáo của nhà thơ, các sự vật “ngọn tre”, “gọng vó”, “mặt trời” vốn dĩ không liên quan đến nhau bỗng trở lên gần gũi, thân thiết, và gắn bó chặt chẽ với nhau. Cảnh vật như hoà quện vào nhau, tạo nên sự sống động cho hình ảnh thơ.
và nhà thơ Nguyễn Duy lại viết :
Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường
Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc tre tre nhường cho con
( Tre Việt Nam - Nguyễn Duy )
Tre ở đây cũng được nhân hóa giống như con người vậy, nó cũng có tay,có tình cảm như chúng ta vậy. Những cây tre ôm lấy nhau vượt qua mọi sóng gió của cuộc đời thể hiện sự đùm bọc đoàn kết lẫn nhau,tre không chịu đứng một mình mà hình thành theo từng khóm chụm lại. Người ta bảo tre già măng mọc là vậy,khi chúng gãy đi thì vẫn còn cái gốc cho măng mọc, để tiếp tục sinh tồn và phát triển. Hình ảnh tre được ẩn dụ thành manh áo cộc để nhường nhịn cho đàn con của mình. Cây tre giống như một người mẹ hiền hòa yêu thương đàn con vậy.
Phẩm chất ngay thẳng, truyền thống nối tiếp của ông cha ta và duy trì nòi giống được nhân dân ta thể hiện rất rõ tong bài thơ này. Đồng thời qua hình ảnh về cây tre thì chúng ta còn thấy được dự đoàn kết,không hề tách biệt nhau. Chúng ta sống theo từng gia đình chứ không hề riêng lẻ


Các câu hỏi tương tự
Trịnh Minh Huyền
Xem chi tiết
Đàm Nguyễn Anh Duy
Xem chi tiết
Nguyễn ngọc Khế Xanh
Xem chi tiết
Trần Thùy Linh
Xem chi tiết
Việt Anh Nguyễn Đăng
Xem chi tiết
Nguyễn Kim Thoa
Xem chi tiết
Trần Thị Hiền Phương
Xem chi tiết
I love T
Xem chi tiết
Thiên sứ của tình yêu
Xem chi tiết