a) Ở các quốc gia cổ đại phương Đông
- Đời sống kinh tế :
+ Ngành kinh tế chính là nông nghiệp ;
+ Biết làm thuỷ lợi, đắp đê ngăn lũ, đào kênh máng dẫn nước vào ruộng.
+ Thu hoạch lúa ổn định hằng năm.
- Các tầng lớp xã hội : 3 tầng lớp chính :
+ Nông dân công xã, đông đảo thất và là tầng lớp lao động, sản xuất chính trong xã hội.
+ Quý tộc là tầng lớp có nhiều của cải và quyền thế, bao gồm vua, quan lại và tăng lữ.
+ Nô lệ là những người hầu hạ, phục dịch cho quý tộc ; thân phận không khác gì con vật.
- Tổ chức xã hội :
Tổ chức bộ máy nhà nước do vua đứng đầu :
+ Vua có quyền đặt ra luật pháp, chỉ huy quân đội, xét xử những người có tội, được coi là người đại diện của thần thánh ở dưới trần gian.
+ Bộ máy hành chính từ trung ương đến địa phương : giúp việc cho vua, lo việc thu thuế, xây dựng cung điện, đền tháp và chỉ huy quân đội (vẽ sơ đồ).
b) Ở các quốc gia cổ đại phương Tây
- Đời sống kinh tế :
+ Ngành kinh tế chính là thủ công nghiệp (luyện kim, đồ mĩ nghệ, đồ gốm, làm rượu nho, dầu ô liu) và thương nghiệp (xuất khẩu các mặt hàng thủ công, rượu nho, dầu ô liu, nhập lúa mì và súc vật).
+ Ngoài ra, còn trồng trọt cây lưu niên như nho, ô liu, canh, chanh...
- Các tầng lớp xã hội :
+ Giai cấp chủ nô : gồm các chủ xưởng thủ công, chủ các thuyền buôn, chủ các trang trại..., rất giàu có và có thế lực về chính trị, sở hữu nhiều nô lệ.
+ Giai cấp nô lệ, với số lượng rất đông, là lực lượng lao động chính trong xã hội, bị chủ nô bóc lột và đối xử rất tàn bạo.
- Tổ chức xã hội :
+ Giai cấp thống trị : chủ nô nắm mọi quyền hành.
+ Nhà nước do giai cấp chủ nô bầu ra làm việc theo thời hạn.
+ Khái niệm ''xã hội chiếm hữu nô lệ” : là xã hội có hai giai cấp chính là chủ nô và nô lệ, trong đó giai cấp chủ nô thống trị và bóc lột giai cấp nô lệ.