Diễn biến :
- Khi nước triều rút, quân ta dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân giặc rút chạy. Trận chiến diễn ra ác liệt (thuyền quân ta nhỏ gọn, dễ luồn lách ; thuyền địch to. cồng kềnh rất khó khăn chạy qua bãi cọc lúc này đã nhô lên do nước triều rút...).
- Vua Nam Hán vội ra lệnh thu quân về nước. Trận Bạch Đằng kết thúc thắng lợi về phía quân ta.
Kết quả : Cuộc kháng chiến chống Nam Hán lần thứ hai này kết thúc thắng lợi nhanh gọn. Chỉ trong vòng một ngày, toàn bộ đạo quân xâm lược hung hăng ngạo mạn với đoàn thuyền chiến lớn đã bị tiêu diệt ở ngay tại vùng cửa biển Bạch Đằng, nghĩa là tại địa đầu sông nước của Tổ quốc, khi chúng chưa kịp đặt chân lên mảnh đất thiêng liêng của Tổ quốc ta.
Ý nghĩa :
Có thể nói trận Bạch Đằng năm 938 là trận quyết chiến chiến lược lớn nhất, có ý nghĩa to lớn nhất trong lịch sử quân sự Việt Nam từ thế kỉ X về trước. Thế trận Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938 có ý nghĩa mở ra truyền thống đánh giặc trên sông nước Bạch Đằng. Nghệ thuật thủy chiến của Ngô Quyền đã để lại những bài học kinh nghiệm lớn mà tổ tiên ta trong các thế kỷ kế tiếp đã vận dụng thành công.
để đánh thắng quân xâm lược Nam Hán, ông cho bố trí một trận địa cọc nhọn bịt sắt cắm xuống lòng sông Bạch Đằng.
tháng 10 năm Mậu Tuất các chiến thuyền của giặc hùng hổ vượt qua sông Bạch Đằng, quân ta nhử cho thuyền giặc vượt qua trận địa cọc, đợi nước thủy triều xuống quân ta tấn công dữ dội, đánh vỗ mặt và hai bên sường, làm cho thuyền giặc tháo chạy bị va vào cọc nhọn bịt sắt đắm gần hết. Hoằng Tháo bị giết tại trận, quân địch mất tướng chỉ huy như rắn mất đầu nên bị quân ta bắt sống và giết chết. chú ý: đây là chiến thắng Bạch Đằng lần thứ nhất.