Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái Đất, mạnh hay yếu tùy từng trận ( xác định bằng độ Richter ) do sự dịch chuyển các mảng thạch quyển hoặc các đứt gãy ở dưới mặt đất và truyền qua các khoảng cách lớn.
- Cách phòng tránh động đất:
* Chuẩn bị trước:
+ biết trước địa điểm sơ tán được chỉ định và cách đến đó
+ chuẩn bị một bộ dụng cụ sinh tồn trong trường hợp bạn cần sơ cứu hoặc mất điện và mất nước. Bộ dụng cụ sinh tồn gồn có:
* Bình nước
* chăn
* đèn pin + pin
* máy sạc điện
* radio
* tiền
* thực phẩm ( có thể để lâu )
* dụng cụ mở đồ hộp
* dụng cụ cấp cứu
- trong trận động đất:
* tắt hết đồ dùng có ga và tìm chỗ che chắn
* nếu ở bên ngoài thài nằm xuống, che đầu và cổ bằng túi, tránh xa cửa sổ, cột điện, ....
- Giải pháp:
+ cần tuyên truyền các giải pháp phòn tránh động đất
+ cần tổ chúc diễn tập phòng chống động đất để mọi người hiểu rõ hơn nữa
+ cần giảng dạy cho học sinh hiểu rõ sự nguy hiểm của động đất để tìm các biện pháp thích hợp.
Nguyên nhân nội sinh
Động đất do sụp lở các hang động ngầm dưới mặt đất và động đất do các vụ trượt lở đất đá tự nhiên với khối lượng lớn (loại động đất này thường chỉ làm rung chuyển một vùng hẹp và chiếm khoảng 3% tổng số trận động đất thế giới) Động đất do núi lửa, chủ yếu liên quan với các hoạt động phun nổ của núi lửa (loại động đất này không mạnh lắm –chiếm khoảng 7%). Động đất kiến tạo (chiếm 90%) liên quan với hoạt động của các đứt gãy kiến tạo, đặc biệt là các đứt gãy ở rìa các mảng thạch quyển, vận động kiến tạo ở các đới hút chìm; liên quan đến hoạt động macma xâm nhập vào vỏ trái đất làm phá vỡ trạng thái cân bằng áp lực có trước của đá vây quanh làm đá phát sinh ứng suất và khi bị đứt vỡ thì xảy ra động đất; liên quan đến sự biến đổi tướng đá từ dạng tinh thể này sang dạng tinh thể khác gây co rút và dãn nở thể tích đá làm biến đổi lớn về thể tích cũng gây ra động đất.Những tòa nhà đổ nát sau một trận động đất.
Nguyên nhân ngoại sinh: gồm động đất do thiên thạch va chạm vào trái đất.
Nguyên nhân nhân sinh: động đất xảy ra do hoạt động làm thay đổi ứng suất đá gần bề mặt đặc biệt là các vụ thử hạt nhân, nổ nhân tạo dưới lòng đất hoặc tác động của áp suất cột nước của các hồ chứa nước, hồ thủy điện.
cách phòng
Núp dưới gầm bàn, tránh xa các tòa nhà hay không đỗ xe dưới gầm cầu vượt là những cách đảm bảo toàn tính mạng khi mặt đất rung lắc vì địa chấn.
Ngay khi bạn cảm nhận được mặt đất đang rung lắc, hãy cố gắng giữ bình tĩnh và tìm nơi trú ẩn dưới gầm bàn hoặc đồ nội thất chắc chắn. Chúng ta cần ở yên dưới đó tới khi địa chấn kết thúc, lấy tay ôm chặt đầu và mặt để tránh bị thương vì dị vật.
Mọi người cần tránh xa những đồ vật thủy tinh, cửa sổ kính, cửa ra vào hay các đồ vật có thể rơi như đèn chiếu sáng, quạt trần, quạt treo tường…. Chỉ núp sau cánh cửa khi đó là loại cửa chịu lực.
Nếu không có bàn, bạn cần tìm những nơi góc cạnh, thành đủ cao để núp khi động đất xảy ra. Trong trường hợp tường đổ, hốc phía dưới đủ cho người ẩn náu xoay sở và không bị đè trúng. Tuyệt đối không sử dụng thang máy trong và sau khi động đất xảy ra.
Nếu bạn đang ở ngoài đường, tránh xa các tòa nhà, đèn đường, cột điện hoặc hệ thống lưới điện….
Mảnh vỡ rơi xuống từ các công trình cao tầng gây thương vong nhiều hơn các vụ sập nhà. Các cao ốc và nhà ở được thiết kế để đứng vững trước những cơn địa chấn ở cấp độ nhất định. Mọi người nên tránh xa hoặc ở trong các tòa nhà khi mặt đất rung lắc. Hành động lao ra ngoài có thể gây thương vong.
Trong trường hợp đang đi ngoài đường, chúng ta có thể lái xe vào nơi thông thoáng nhất có thể và ở trong ôtô. Việc dừng xe giữa đường dễ gây tai nạn cho bản thân và những xe ở phía sau.
Bạn không nên dừng xe dưới gầm cầu vượt, các tòa nhà hay cây cối phòng trường hợp chúng bị phá hủy khi động đất xảy ra.