" Ngày hai mươi, hai mốt, hai mươi hai, ... sao mãi chưa đến Tết nhỉ!". Tôi sốt ruột lật giở từng tờ lịch của tháng mười hai, nhẩm tính từng ngày cuối cùng của năm, đưa mắt ra cửa sổ, tôi say sưa ngắm nhìn cảnh quê hương những ngày giáp Tết.
Cây đào bích đang háo hức chờ đợi xuân về để thay tấm áo mới của mình: lớp vỏ nhẵn đã hơi nứt ra, chừa chỗ cho mầm non nhú lên ngắm trời mây, cây cỏ. Đâu đây tiếng động cơ xe máy nổ giòn hoà với tiếng rao" Quất cảnh đây! Quất mừng năm mới, mua đi, mua đi!" làm rộn rã lòng người. Tôi bước xuống nhà bếp, mẹ đang chuẩn bị đi chợ bán lá dong, những bó lá dong vườn ngăn ngắt hứa hẹn màu bánh chưng xanh hấp dẫn, phảng phất đâu đây mùi thơm của bánh chưng quyện với mùi nhang ngày Tết. Cái rét đang tan dần từng chút một. Tôi chào mẹ đi học. Bước trên con đường bê tông phẳng lì, tôi đưa mắt ngắm nhìn những biển quảng cáo quá đỗi quen thuộc nay khiêm nhường nấp sau những tấm bảng chúc mừng năm mới rực rỡ. Bọn con nít làng tôi háo hức lắm, chúng vừa đi vừa túm tụm lại kể cho nhau nghe về những bộ quần áo mới mua chúng sẽ mặc đi chơi Tết, rồi mắt chúng sáng lên khi nhắc đến những bao lì xì... Cây cối hai bên đường thay sự già cỗi bởi sự tươi mới của những lộc non làm cho con đường như một tấm voan mỏng vắt ngang qua cánh đồng xanh mướt màu mạ non thoả sức làm duyên. Riêng con sông chẳng có gì thay đổi trừ cái giá buốt nếu ta chạm tay vào làn nước lạnh lẽo đã giảm rõ rệt. Tất cả cảnh vật làng quê tôi đang lột xác dần dần để xứng với vẻ đẹp yêu kiều của nàng xuân. Không khí tưng bừng của những ngày Tết thì đang dần trỗi dậy trong lòng mỗi người dân quê tôi khi đón những người con xa quê lục tục kéo nhau về quê ăn tết.
Bạn ơi, hãy lắng nghe nhịp đập của trái tim mình đang xôn xao, rạo rực niềm vui khi xuân dần tới và tự hào về vẻ đẹp trù phú ấm tình người trên quê hương yêu dấu của chúng ta.
Phong tục của ngày tết cổ truyền ở Việt Nam vô cùng phong phú. Nào là chúc Tết, lì xì, bày mâm ngũ quả, trồng cây nêu, gói bánh chưng, treo câu đố,….Tất cả tạo thành nét đẹp văn hóa ngày tết của người Việt.
Để trang hoàng nhà cửa và để thưởng Xuân, trước đây từ các nho học cho tới những người bình dân "tồn cổ" vẫn còn trọng tục treo "câu đối đỏ" nhân ngày Tết. Những câu đối này được viết bằng chữ Nho (màu đen hay vàng) trên những tấm giấy đỏ hay hồng đào cho nên còn được gọi là câu đối đỏ.
Bản thân chữ "câu đối đỏ" cũng xuất hiện trong câu đối Tết sau:
Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh.
Câu đối thuộc thể loại văn biền ngẫu, gồm hai vế đối nhau nhằm biểu thị một ý chí, quan điểm, tình cảm của tác giả trước một hiện tượng, một sự việc nào đó trong đời sống xã hội. Nên lưu ý là từ đối ở đây có nghĩa là ngang nhau, hợp nhau thành một đôi. Câu đối là một trong những thể loại của Văn học Trung Quốc và Việt Nam
Câu đối có nguồn gốc từ người Trung Quốc. Người Trung Quốc gọi câu đối là đối liên nhưng tên gọi xưa của nó là đào phù.
Câu đối được xem là tinh hoa của văn hóa chữ Hán, người Trung Quốc quan niệm: "nếu thơ văn là tinh hoa của chữ nghĩa thì câu đối là tinh hoa của tinh hoa".
Đối liên có lịch sử ra đời cách đây khoảng 3000 năm, nhưng theo Tống sử Thục thế gia, câu đối đầu tiên được ghi lại do chính chúa nhà Hậu Thục (934-965) là Mạnh Sưởng viết trên tấm gỗ đào vào năm 959.
Khi viết câu đối, nếu chọn được câu chữ tuân theo nguyên tắc sau thì đôi câu đối được gọi là chỉnh đối hay đối cân.
Ngày Tết thiếu câu đối Tết là chưa đủ Tết. Trong nhà dù tranh hoàng thế nào mà thiếu câu đối đỏ, Tết vẫn phảng phất thiếu một cái gì đó thiêng liêng. Câu đối xưa được viết bằng chữ Hán, chữ Nôm bởi những người có học hành, chữ nghĩa giỏi mà dân gian gọi là Ông Đồ nhưng ngày nay thì câu đối tết còn được viết bằng chữ quốc ngữ với những nội dung phong phú và rất đẹp. Làm câu đối, thách họa đối, chơi câu đối,…vốm là hinh thức sinh hoạt độc đáo và tao nhã của người Việt Nam. Nó thể hiện trí thông minh sắc sảo, cách sử sự linh động và cao thượng, thế giới quan lành mạnh cũng như những monh ước tốt đẹp trong cuộc sống thường ngày.
văn 90 phút về nhà mà mày lại hỏi ở trên đây nhá bắt quả tang