TIN TỨC VĂN NGHỆVĂN HỌCÂM NHẠCSÂN KHẤUNHIẾP ẢNHMỸ THUẬTKIẾN TRÚCVĂN NGHỆ DÂN GIANĐIỆN ẢNH - TRUYỀN HÌNHCHÂN DUNGLÝ LUẬN PHÊ BÌNHVIDEO CLIP Nhiều người đọcĐại hội đại biểu Hội Liên hiệp thành công tốt đẹpChọn đông về làm điểm tựa trăm nămTrăm chiều gió em gom về kết lạiMột mìnhTỉnh ủy Long An họp mặt trí thức, văn nghệ sĩBÀI MỚI ĐĂNG13 ảnh đoạt giải cuộc thi ảnh nghệ thuật “Long An quê hương tôi”Thể lệ cuộc thi Bút ký văn học Đồng bằng sông Cửu Long năm 2016Đức Huệ: Liên hoan văn nghệ quần chúng năm 2016Long An biểu diễn văn nghệ kỷ niệm ngày Thương binh Liệt sĩCâu lạc bộ âm nhạc Long An: Từng bước nâng cao chuyên môn, hoàn thiện các sáng tác
Thứ sáu - 23/01/2015 13:34Gửi bài viết qua emailIn raLưu bài viết nàyDÊ BỊ “OAN”Trong Hán tự, mỹ (美) có nghĩa là đẹp, chiết tự ra gồm có bộ dương (羊) ở trên và chữ đại (大) ở dưới, nghĩa là con dê lớn. Đó là ý niệm trong chữ tượng hình của người Trung Hoa ở phía bắc bên kia sông Trường Giang xưa kia là dân du mục, nên với họ, cái đẹp là hình ảnh con vật nuôi gần gũi là con dê mập mạp và béo tốt. Như vậy có thể thấy, từ khởi thủy, hình ảnh con dê đồng nghĩa với cái gì đó rất tốt đẹp trong đời sống con người.
Dê là một trong những loài được con người thuần dưỡng sớm nhất, tính tình hiền lành, cung cấp thịt, sữa có dinh dưỡng cao, da, lông, sức kéo… phục vụ cho đời sống con người. Theo y học cổ truyền, thịt dê, huyết dương, ngọc dương, cật dê, dạ dày dê, gan dê… đều có tác dụng dược liệu. Trong tín ngưỡng, dê cùng với lợn và bò làmột trong ba thứ lễ vật đặc biệt (tam sinh) dùng để cầu cúng, tế dâng thần thánh. Trong ẩm thực, thịt dê rất được ưa chuộng với rất nhiều món mang đặc trưng văn hóa vùng miền. Gần đây, món tái dê tương gừng (hoặc tương Bần) ở Ninh Bình được mọi miền biết đến, không biết ngon đến thế nào và có tác dụng gì mà cánh “mày râu” rủ rỉ với nhau rằng:
“Tái dê chấm với tương gừng
Ăn vào khí thế phừng phừng như dê
Đêm về vợ cứ tỉ tê
Ngày mai anh nhớ tái dê, tương gừng”.
(Thơ vui dân gian)
Nói một cách bao quát hơn, do là một trong lục súc (dê, gà, chó, lợn, ngựa, trâu), dê có ý nghĩa tinh thần phong phú và giá trị biểu tượng cao trong đời sống văn hóa người Việt. Hình tượng dê có mặt hầu như ở tất cả các góc độ văn hóa, từ trong ngôn ngữ như văn thơ, ngạn ngữ, phương ngữ, tục ngữ, thành ngữ, ca dao… đến trong kiến trúc, tạo hình, trang trí… với tác động đa chiều, tích cực, sinh động, dân dã mà thâm thúy. Nhưng trớ trêu thay, nó lại chịu rất nhiều “hàm oan” khi bị đem ra để ám chỉ cho những gì không mấy hay ho, tốt đẹp.
Trong sự kết hợp thiên can với địa chi, biểu tượng Mùi mang nhiều ý nghĩa triết lý và nhân văn sâu sắc; năm Mùi, tháng Mùi, giờ Mùi đều rất tốt đẹp trong quan niệm tín ngưỡng, vậy mà hễ sinh vào năm dê lại bị mang hình ảnh một cụ dê không mấy hấp dẫn:
“Tuổi Mùi là con dê chà
Có sừng, có gạc, râu ra um sùm”.
(Vè 12 con giáp)
Không biết có phải do Tấn Vũ Đế (265 - 290 sau CN) - ông vua trong lịch sử Trung Hoa có đến mười ngàn cung tần mỹ nữ không biết phải sủng ái ai cho công bằng nên mỗi đêm phải dùng xe dê đi khắp hậu cung, hễ dê dừng ở cung nào thì vua qua đêm với phi tần ở cung đó mà “máu dê” được gán cho những ai có tính trăng hoa. Khổ cho bộ râu dài, hơi cong cũng bị xem là râu của loại người này và được gọi là “râu dê”. Tệ hơn, ám chỉ kẻ dâm đãng thì là “dê cụ”. Để rồi thói sàm sỡ một cách bừa bãi thường bị chỉ trích:
“Dê xồm ăn lá khổ qua
Ăn nhiều sâu rọm, ***** dê xồm”.
(Vè)
Thậm chí bị nguyền rủa khá nặng nề:
“Phụng hoàng đậu nhánh sa kê
Ông thần không vật mấy thằng dê cho rồi”.
(Ca dao)
Hay bị khinh khi đến mức tội nghiệp bởi kiểu dê trơ trẽn:
“Còn người Bùi Kiệm máu dê
Ngồi chai bộ mặt như giề thịt trâu”
(Nguyễn Đình Chiểu, Lục Vân Tiên)
Đến nỗi trò chơi dân gian “bịt mắt bắt dê” trong dịp tết, lễ hội của bọn con trẻ hồn nhiên vui nhộn như thế cũng bị nghi ngờ:
“Giả vờ bịt mắt bắt dê
Để cho cô cậu dễ bề… với nhau”.
(Vè)
Đó là chưa kể rất nhiều câu ngạn ngữ mà dê được đem ra làm đối tượng ám chỉ đầy ngụ ý như “cà kê dê ngỗng” để chỉ việc tản mạn, dài dòng, huyên thuyên những chuyện lặt vặt, vớ vẩn, không thiết thực; hoặc “bán bò tậu ruộng mua dê về cày” để mỉa mai kiểu ứng xử, làm ăn không giống ai; hay hình tượng “hai con dê qua cầu” trong dân gian để chỉ kết quả chẳng mấy tốt đẹp với những kẻ chẳng ai chịu ai… Dù “chăn dê uống tuyết” để ngầm chỉ một nghị lực cao, sẵn sàng chịu đựng đói khổ, thiếu thốn, tủi nhục để giữ vững lòng trung quân ái quốc gắn với tích “Tô Vũ chăn dê” bên Trung Hoa nhưng thật “nghiệt ngã”, trong thơ c