Chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI
Sau khi đàn áp được cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trung, nhà Hán vẫn giữ nguyên châu Giao.
Đầu thế kỉ III, nhà Đông Hán suy yếu. Trung Quốc bị chia thành ba nước Ngụy - Thục - Ngô (Tam quốc). Nhà Ngô tách châu Giao thành Quảng Châu (thuộc Trung Quốc) và Giao Châu (Âu Lạc cũ).
Từ sau cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, nhà Hán đưa người Hán sang thay người Việt làm Huyện lệnh trực tiếp cai quản các huyện.
Trong thời gian này, nhân dán Giao Cháu vẫn phải chịu nhiều thứ thuế (nhất là thuế muối, thuế sắt), lao dịch và nộp cống (các sản vật quý, sản phẩm thủ công và cả thợ khéo).
Thứ sử Tôn Tư bắt hàng nghìn thợ thủ công sang xây dựng kinh đô Kiến Nghiệp (Nam Kinh).
Thế lực phong kiến phương Bắc tiếp tục tăng cường đưa người Hán sang Giao Châu, buộc dân ta phải học chữ Hán và tiếng Hán, tuân theo luật pháp và phong tục tập quán của người Hán.
Về câu hỏi này, chúng có 2 ý chính:
Thứ nhất, chúng tăng cường kiểm soát hành chính ở Giao Châu, trước khởi nghĩa quan người Hán nắm quyền cấp quận, còn các cấp ở dưới do các lạc tướng người Việt nắm giữ và phụ đạo, sau khởi nghĩa, quan lại người Hán nắm toàn bộ hành chính, người Việt chỉ nắm quyền trong làng của mình.
Thứ hai, chúng tiến hành đồng hóa, Hán hóa một cách cao độ với dân tộc ta trên mọi mặt (văn hóa, giáo dục, phong tục tập quán...).