Trong những truvện đã học ở Tiểu học, tôi thích nhất là câu chuyện nói về ông Nguyễn Khoa Đãng, một ông quan có tài xét xử và nhiều kế sách trừ hại cho dân. Tôi kể cho các bạn nghe nhé!
Một lần, có anh hàng dầu gánh hàng ra chợ bán. Lợi dụng anh bận đong dầu cho khách, có một người thò tay vào bị lấy trộm tiền. Khi biết mình bị mất tiền, anh mới sực nhớ ra. Lúc nãy, có một người mù quanh quẩn bên gánh hàng, đuổi mấy cũng không đi. Anh dám chắc là người ấy. Anh gửi gánh hàng cho người quen rồi chạy đi tìm. Người mù chối phăng lấy lí do là mình bị mù, biết tiền để đâu mà ăn trộm. Hai bên xô xát nhau một hồi thì bị lính bắt giải về quan.
Trước vị quan Nguyễn Khoa Đăng, người mù khăng khăng chối cho rằng anh hàng dầu vu cáo. Quan hỏi:
- Anh có mang tiền không?
Người mù đáp:
- Có, nhưng đấy là tiền của tôi.
- Cứ đưa đây!
Khi người mù móc tiền ra, quan sai người múc một chậu nước, bỏ số tiền vào chậu. Váng dầu nổi lên. Người mù đành nhận tội. Cứ ngỡ là vụ án đã xong, náo ngờ quan lại phán:
- Tên ăn cắp này là kẻ giả mù. Vì nếu mù làm sao hắn biết chỗ để tiền mà lấy.
Rồi ông sai lính lôi kẻ ăn cắp ra đánh. Bị đánh đau quá, hắn bèn mở cả hai mắt, van lạy quan tha tội.
Đó là chuyện về tài xét xử của ông. Còn câu chuyện sau đây thì khiến tôi khâm phục đức độ, tài năng và mưu mẹo tiêu diệt bọn gian phi trừ hậu hoạ cho dân của ông Nguyễn Khoa Đăng. Trong thời kì làm quan, ông đã làm cho suốt một dọc truông nhà Hồ ở Quảng Trị không còn một bóng gian phi. Trước đó, ở cái truông này là rừng rậm, con đường Bắc Nam phải đi qua đây. Bọn gian phi đã dùng nơi này làm sào huyệt đón đường trấn lột.
Để bắt bọn cướp, ông sai chế một hòm gỗ kín có lỗ thông hơi, vừa một người ngồi, có khoá bên trong để người ngồi trong có thể mở tung nắp hòm dễ dàng. Ông đưa các võ sĩ giỏi võ nghệ có vũ khí ngồi vào rồi sai quân sĩ ăn mặc giống thường dân khiêng những cái hòm ấy đi qua truông, lại phao tin lên rằng: có một vị quan to ở ngoài Bắc sắp sửa về quê sẽ đi qua truông; cùng những hòm của cái quý. Bọn cướp nghe tin mừng khấp khởi, chuyến này chắc thu lợi lớn. Chúng hí hửng khiêng những cái hòm về sào huyệt Nhưng vừa về đến nơi, thì những cái hòm bật tung ra. Những võ sĩ tay lăm lăm kiếm binh của triều đình kéo đến. Bọn cướp đành hạ vũ khí, chắp tay xin tha mạng. Ông quan dùng bọn cướp ấy đi khai khẩn đất hoang ở biên giới, lập thành những đồn điền rộng lớn. Sau đó, ông đưa dân đến lập xóm dọc hai bên truông, khiến một vùng rừng núi âm u vắng vẻ trở thành những xóm làng đông đúc và có cuộc sống bình yên.
Tôi rất khâm phục ông Nguyễn Khoa Đăng và cố gắng học thật giỏi để sau này trở thành một vị quan tài giỏi, liêm chính như ông.
2.
Trong những truvện đã học ở Tiểu học, tôi thích nhất là câu chuyện nói về ông Nguyễn Khoa Đãng, một ông quan có tài xét xử và nhiều kế sách trừ hại cho dân. Tôi kể cho các bạn nghe nhé!
Một lần, có anh hàng dầu gánh hàng ra chợ bán. Lợi dụng anh bận đong dầu cho khách, có một người thò tay vào bị lấy trộm tiền. Khi biết mình bị mất tiền, anh mới sực nhớ ra. Lúc nãy, có một người mù quanh quẩn bên gánh hàng, đuổi mấy cũng không đi. Anh dám chắc là người ấy. Anh gửi gánh hàng cho người quen rồi chạy đi tìm. Người mù chối phăng lấy lí do là mình bị mù, biết tiền để đâu mà ăn trộm. Hai bên xô xát nhau một hồi thì bị lính bắt giải về quan.
Trước vị quan Nguyễn Khoa Đăng, người mù khăng khăng chối cho rằng anh hàng dầu vu cáo. Quan hỏi:
- Anh có mang tiền không?
Người mù đáp:
- Có, nhưng đấy là tiền của tôi.
- Cứ đưa đây!
Khi người mù móc tiền ra, quan sai người múc một chậu nước, bỏ số tiền vào chậu. Váng dầu nổi lên. Người mù đành nhận tội. Cứ ngỡ là vụ án đã xong, náo ngờ quan lại phán:
- Tên ăn cắp này là kẻ giả mù. Vì nếu mù làm sao hắn biết chỗ để tiền mà lấy.
Rồi ông sai lính lôi kẻ ăn cắp ra đánh. Bị đánh đau quá, hắn bèn mở cả hai mắt, van lạy quan tha tội.
Đó là chuyện về tài xét xử của ông. Còn câu chuyện sau đây thì khiến tôi khâm phục đức độ, tài năng và mưu mẹo tiêu diệt bọn gian phi trừ hậu hoạ cho dân của ông Nguyễn Khoa Đăng. Trong thời kì làm quan, ông đã làm cho suốt một dọc truông nhà Hồ ở Quảng Trị không còn một bóng gian phi. Trước đó, ở cái truông này là rừng rậm, con đường Bắc Nam phải đi qua đây. Bọn gian phi đã dùng nơi này làm sào huyệt đón đường trấn lột.
Để bắt bọn cướp, ông sai chế một hòm gỗ kín có lỗ thông hơi, vừa một người ngồi, có khoá bên trong để người ngồi trong có thể mở tung nắp hòm dễ dàng. Ông đưa các võ sĩ giỏi võ nghệ có vũ khí ngồi vào rồi sai quân sĩ ăn mặc giống thường dân khiêng những cái hòm ấy đi qua truông, lại phao tin lên rằng: có một vị quan to ở ngoài Bắc sắp sửa về quê sẽ đi qua truông; cùng những hòm của cái quý. Bọn cướp nghe tin mừng khấp khởi, chuyến này chắc thu lợi lớn. Chúng hí hửng khiêng những cái hòm về sào huyệt Nhưng vừa về đến nơi, thì những cái hòm bật tung ra. Những võ sĩ tay lăm lăm kiếm binh của triều đình kéo đến. Bọn cướp đành hạ vũ khí, chắp tay xin tha mạng. Ông quan dùng bọn cướp ấy đi khai khẩn đất hoang ở biên giới, lập thành những đồn điền rộng lớn. Sau đó, ông đưa dân đến lập xóm dọc hai bên truông, khiến một vùng rừng núi âm u vắng vẻ trở thành những xóm làng đông đúc và có cuộc sống bình yên.
Tôi rất khâm phục ông Nguyễn Khoa Đăng và cố gắng học thật giỏi để sau này trở thành một vị quan tài giỏi, liêm chính như ông.
Đề 1 : Hãy kể một kỉ niệm khó quên về tình bạn.
Bài làm tham khảo
Thời gian thấm thoát trôi đi, đã ba năm rồi, tôi vẫn còn nhớ. Hồi học lớp Hai, tôi và Quỳnh rủ nhau ra vườn hoa trong trường chơi vào giờ giải lao.
Buổi sáng hôm ấy là một buổi sáng mùa xuân, không khí ấm áp, chúng tôi tha hồ hít thở bầu không khí trong lành. Vườn trường có nhiều sắc hoa. Tôi thích nhất là cây hoa cúc vàng. Nó nhiều cánh, nhị ở giữa, cánh hoa mềm mại xếp đều vào nhau; hương hoa thơm thoang thoảng và trông thật dễ thương, sắc hoa màu vàng rực rỡ. Tôi nói:
- Quỳnh ơi, xem kìa, hoa cúc mới đẹp làm sao!
Quỳnh bĩu môi:
- Ờ đẹp thật! Nhưng làm sao đẹp bằng hoa hồng. Hoa hồng là bà chúa của các loài hoa.
Tôi và Quỳnh mải tranh cãi với nhau, ai cũng cho ý mình là đúng và có lí cả. Suốt thời gian đầu Quỳnh vẫn bảo vệ ý đúng của mình. Quỳnh giận tôi thật rồi! Từ góc vườn, bác bảo vệ lại gần chúng tôi:
- Này hai cháu, từ nãy đến giờ bác đã nghe hai cháu tranh cãi với nhau việc hoa nào đẹp hơn rồi. Bây giờ bác nói cho hai cháu nghe nhé: “Hoa nào cũng đẹp, mỗi hoa có một vẻ đẹp riêng. Cái chính là chúng ta phải biết chăm sóc cho hoa đẹp hơn, tươi hơn và đâm chồi để nở ra nhiều hoa khác”. Tôi và Quỳnh nghe bác nói mới hiểu ra. Lúc bấy giờ chúng tôi nhìn nhau với ánh mắt vui vẻ như ban đầu. Vườn hoa trước mắt chúng tôi lúc bấy giờ như đẹp hơn.
Bây giờ chúng tôi đã lớn. Ba năm qua, kỉ niệm thời thơ ấu vẫn đọng mãi trong tôi: Một tình bạn đẹp, một kỉ niệm khó quên.
Đề 1:
Thời gian thấm thoát trôi đi, đã ba năm rồi, tôi vẫn còn nhớ. Hồi học lớp Hai, tôi và Quỳnh rủ nhau ra vườn hoa trong trường chơi vào giờ giải lao.
Buổi sáng hôm ấy là một buổi sáng mùa xuân, không khí ấm áp, chúng tôi tha hồ hít thở bầu không khí trong lành. Vườn trường có nhiều sắc hoa. Tôi thích nhất là cây hoa cúc vàng. Nó nhiều cánh, nhị ở giữa, cánh hoa mềm mại xếp đều vào nhau; hương hoa thơm thoang thoảng và trông thật dễ thương, sắc hoa màu vàng rực rỡ. Tôi nói:
– Quỳnh ơi, xem kìa, hoa cúc mới đẹp làm sao!
Quỳnh bĩu môi:
– Ờ đẹp thật! Nhưng làm sao đẹp bằng hoa hồng. Hoa hồng là bà chúa của các loài hoa.
Tôi và Quỳnh mải tranh cãi với nhau, ai cũng cho ý mình là đúng và có lí cả. Suốt thời gian đầu Quỳnh vẫn bảo vệ ý đúng của mình. Quỳnh giận tôi thật rồi! Từ góc vườn, bác bảo vệ lại gần chúng tôi:
– Này hai cháu, từ nãy đến giờ bác đã nghe hai cháu tranh cãi với nhau việc hoa nào đẹp hơn rồi. Bây giờ bác nói cho hai cháu nghe nhé: “Hoa nào cũng đẹp, mỗi hoa có một vẻ đẹp riêng. Cái chính là chúng ta phải biết chăm sóc cho hoa đẹp hơn, tươi hơn và đâm chồi để nở ra nhiều hoa khác”. Tôi và Quỳnh nghe bác nói mới hiểu ra. Lúc bấy giờ chúng tôi nhìn nhau với ánh mắt vui vẻ như ban đầu. Vườn hoa trước mắt chúng tôi lúc bấy giờ như đẹp hơn.
Bây giờ chúng tôi đã lớn. Ba năm qua, kỉ niệm thời thơ ấu vẫn đọng mãi trong tôi: Một tình bạn đẹp, một kỉ niệm khó quên.
Đề 1:
Tình bạn la một trong những điều quan trọng nhất đối với mỗi người. Nó đi cùng ta qua nhiều năm tháng và ngày hôm nay, khi đã trưởng thành, em mới cảm nhận được hết những giá trị của tình bạn đã mang lại cho mỗi chúng ta. Với em thì tình bạn đẹp nhất chính là tình bạn của thời học sinh bởi khi ấy, chúng ta chỉ là những đứa trẻ ngây thơ, không chút tạp niệm và không có bất cứ điều gì ảnh hưởng tới tình bạn. Khi ấy, chúng ta thận thiết với nhau bởi tình cảm thực sự xuất phát từ chính trái tim của mình mà không hề toan tính. Và em cũng có rất nhiều những kỉ niệm khó quên với Linh- người bạn thân trong suốt những năm đi học của mình.
Linh cùng em là hai người bạn thân với nhau từ khi còn học lớp bốn. lúc nào hai đứa cùng đi cùng nhau trên khắp mọi nẻo đường, cùng đi học, cùng đi ăn quà, thậm chí là cùng nhau trốn bố mẹ để đi chơi. Và có lẽ gây ấn tượng nhất trong em là có lần chúng em đã cùng nhau đi chơi, tụ tập ở nhà một người bạn cả ngày cùng với hai người bạn khác cùng bàn. Buổi sáng, em và Linh cùng nhau đi chung một chiếc xe đạp, mỗi người phụ trách mang một thứ đồ đi cùng: em thì mang khoai lang, Linh mang bột mỳ. Tới nơi hai người bạn kia đã tới đó từ trước, chúng em cùng nhau bật đĩa nhạc mới mua và tập nhảy theo những nhóm nhảy trên màn hình và thu âm những ca khúc mà chúng em đã hát theo. Có thể nói là vui biết chừng nào, bởi có đôi khi bản thân chúng ta cũng có những điều mà chúng ta muốn làm nhưng không thể, chỉ khi có những người bạn thân ở cạnh mình, có cùng những ý nghĩ với mình thì tình cảm ấy suy nghĩ ấy mới được thể hiện hết tất cả.
Hát hò xong, tất cả cùng nhau nấu ăn. Chỉ là những đứa trẻ nên tất cả cùng làm những món ăn đơn giản như: khoai lang tẩm bột và bánh đa cùng tương ớt. những món ăn đó đã giúp mấy đứa trẻ gần nhau hơn và đó là lần đầu tiên chúng em đã cùng nhau nói lên ước mơ của mình. Những ước mơ tuy giản dị nhưng không phải lúc nào cũng nói cùng với cha mẹ mà chỉ có thể tâm sự cùng với những người bạn. và cho tới tận bây giờ, có người đã đi theo đúng suy nghĩ của mình lúc đó cũng có những người không theo con đường ấy nhưng mỗi lần nhớ lại em vẫn luôn cảm thấy xúc động.
Tình bạn đẹp nhất là khi mà chúng ta luôn có xuất phát điểm từ chính trái tim và tấm lòng của mình. Theo thời gian, con người sẽ dần lớn lên nhưng những kỉ niệm của chúng ta thì vẫn còn mãi cho tới tận bây giờ. Bởi thế cho nên chúng ta ai cũng nên học cách nâng niu những kỉ niệm để có thể không hối hận vì đã để thời gian trôi qua một cách nhanh chóng mà không đọng lại được bất cứ một điều gì.
1. Tham khảo nha
Mỗi khi hè đến, ve kêu trên những tán phượng hồng thắm và cái nóng oi bức trải dài gay gắt trên con đường nhỏ, lòng tôi lại thấy nao nao, nhớ người bạn cũ ba năm trước. Tôi đã quen và thân với Nhài trong một mùa hè như thế. Hè đó tôi được mẹ đưa về quê thăm bà ngoại. Thăm bà thì rất thích, nhưng tôi vẫn buồn vì chẳng ai đánh bạn với tôi. Trẻ con làng hình như lạnh lùng với trẻ con thành phố vậy. Vừa đặt chân về làng tôi đã bắt gặp cái cây chuối già đầu làng xù xì, im lìm như cau có với đứa con gái thành phố khó ưa. Có lẽ trông tôi khó ưa thật. Mặt ỉu xìu, chân lê bước khó nhọc. Tôi bị say xe, lại phải đi bộ từ bến xe về làng, có đến bốn cây số chứ ít gì! Làng vào trưa thật yên tĩnh, chỉ trừ mấy con chim chích hay se sẻ gì đó thì cứ nhảy nhót, lích chích luôn mồm, cứ thấy xe bò chở lúa, chở rơm là lại sà xuống đường nhặt hạt thóc rơi vãi. Mấy ngày sau đó tôi chỉ nằm trong nhà, hoặc mắc võng nằm chơi trong vườn. Có lẽ tôi sẽ qua một mùa hè được bà yêu chiều, nhưng buồn vì không có bạn, nếu như không có một hôm xảy ra một sự kiện đáng nhớ. Tôi đang nằm ăn khế ngọt ngoài vườn và thưởng thức tiếng chim, thì có một cô bé trạc tuổi tôi cùng một thằng nhóc bé hơn đến nhà bà tôi và gọi í ới: — Bà Liễu có nhà không ạ? Bà ơi! Cháu là Nhài và Hòa đây ạ. Bà tôi đáp, rồi họ nói gì tôi chẳng nghe rõ. Được một lúc bà gọi tôi: — Cún ơi! Cháu lấy cái rổ con cho chị em nó mượn này. Tôi vừa cau có vì bị làm phiền vừa hơi bực trước bọn nó mà bị gọi là “Cún” vừa đứng dậy đi vào bếp lấy rổ. Tôi ra đã thấy chúng đứng đó rồi. Tôi hơi sẩng: “RỔ đây”. Thằng Hòa có vóc người nhỏ bé núp sau lưng chị. Còn Nhài có dáng người tầm thước, da bánh mật, thân hình chắc nịch nhưng vừa vặn, mái tóc nâu đỏ vì cháy nắng, nhưng dài và cặp gọn sau gáy. Nhài trông khỏe mạnh hơn tôi nhiều. Nó đỡ lấy cái rổ rồi dắt em ra cổng. Nghe bà hỏi sao không ở lại chơi, nó cười và nghĩ thế nào, nó quay lại. Tôi nghĩ: “Cũng khá bạo dạn và tự nhiên đấy”. Nhài chạy lại chỗ tôi, cầm tay tôi khẽ lắc: — Chị Liên ơi! Em là Nhài. Chị đi chơi với em đi. Rồi chị kể chuyện thành phố cho chúng em nghe nhé, em thèm được lên thành phố lắm. Nó nói một lèo khiến tôi hơi bối rối. Tôi bảo nó mình bằng tuổi nhau thì cứ gọi là bạn và nó tươi cười đồng ý, để lộ ra hàm răng trắng, có một chiếc khểnh rất xinh. Chúng tôi đã quen nhau như vậy. Chiều hôm đó, tôi mới thấy hết vẻ đẹp của quê mình - qua lời giới thiệu và qua mắt nhìn của Nhài. Nhài dẫn tôi đi xem cánh đồng, con mương... Vào hè lúa chẳng còn xanh, nắng chói chiếu xuống, cùng gió lùa, lúa nghiêng mình như sóng và vàng óng như mật ong... Tất cả giản dị thôi, nhưng có được những thành quả đó là bao công sức của dân làng khai phá và bảo vệ. Nghe nói trong đó người đầu tiên đổ mồ hôi, công sức là cụ tổ dòng họ nhà Nhài. Cũng nghe Nhài kể có cả xương máu của dân làng thời chống đế quốc Pháp và Mĩ, trong đó có liệt sĩ Hoàng Văn Long là ông nội của Nhài. Giọng Nhài vừa đằm thắm vừa xiết bao tự hào. Đến đình làng, nơi được công nhận là di tích lịch sử chống Pháp, Nhài dẫn tôi đến một cây gạo lâu đời lắm rồi, nghe nói thiêng lắm, ai cầu gì cũng toại nguyện. Tôi không tin lắm nhưng cũng đến trước cây gạo cầu cho mình học giỏi. Còn Nhài lại cầu cho hai đứa tôi, sẽ luôn được chơi với nhau vào mỗi mùa hè sau. Nhìn vẻ mặt chân tình, nghe lời cầu đó của Nhài tôi rưng rưng lệ. Rồi hai đứa đi hái hoa sen, trên hồ sen rộng. Ngồi trên thuyền len lách giữa các cây sen, thả hồn theo những cánh sen hồng thơm ngát, tôi thấy lòng mình thanh thản lạ kì. Lần đầu tiên trong đời tôi được tận tay hái những bông sen đẹp như cổ tích mà trước đây tôi chỉ được nhìn, chỉ biết trong những trang sách, trên màn hình ti vi. Nhài còn dẫn tôi đi mò cua, câu cá. Cũng lội bì bõm, nhưng tôi chỉ là người xách giỏ. Thế mà cuối buổi tôi cũng được chia phần, nào cua, nào cá rô. Bữa ấy bà cháu có canh cua và cá rô ron rán. Tôi ăn ngon miệng hơn bất cứ bữa tiệc nào trên thành phố! Nhài và tinh bạn của Nhài làm cho những ngày hè của tôi hấp dẫn biết bao, bạn làm tôi cảm nhận được hết vẻ đẹp của đồng quê. Nhịp sống ồn ào, hối hả trên thành phố làm con người mệt mỏi. về quê, khi đã thực sự hòa nhập với hương dồng gió nội, với những con người như những bông sen, người ta mới thấy thế nào là cuộc sống đẹp. Cảm ơn Nhài! Một buổi chiều, những vạt nắng vàng dần nhạt, tôi giúp Nhài bó rạ, rồi cầm nón cho Nhài gánh rạ về, nghe Nhài kể về gia đình mình. Mẹ Nhài mất sớm, Nhài sống với người cha cùng đứa em nhỏ. Người cha ốm yếu, bệnh tật mà vẫn phải quanh năm đồng áng vất vả lắm ba cha con mới không bị đứt bữa. Nhài vừa đi học vừa chăm sóc em, cơm nước, lại trồng rau, nuôi lợn, gà phụ thêm chi phí cuộc sống với cha. Thiếu tình thương của mẹ nhưng Nhài vẫn cố vươn lên học giỏi và chăm ngoan. Nhài cứ luôn chân, luôn tay. Cho nên, nói là đi chơi, thực ra tôi theo Nhài đi làm những việc Nhài làm thường ngày. Gánh nặng gia đình làm Nhài nhẫn nại ghé đôi vai bé nhỏ gánh cùng cha. Nhài như một thiên thần bé nhỏ đáng kính phục mà tôi đọc trong cổ tích. Một hôm, biết ngày mai là phiên chợ huyện, hôm nay thể nào Nhài cũng đi hái hoa sen để mai đem bán, tôi sang nhà Nhài để được cùng Nhài ra đầm sen. Từ ngoài tôi đã nghe tiếng Nhài khóc. Bố Nhài đang nghiến răng quật vào lưng Nhài bằng chiếc roi cày. Tôi vừa khóc vừa chạy về nhà kéo bà tôi sang can ngăn, Nhài mới thoát đòn. Hỏi bà, tôi mới biết: Bố Nhài vì nghèo khổ, túng thiếu lại bệnh tật nên dễ phật ý. Có khi Hòa, em Nhài, chẳng có lỗi gì, buồn bực đâu đó ông cũng quát mắng, đánh hai con. Nhài thương em chịu đòn thay tất, nhưng Nhài vẫn thương bố không bao giờ bị đòn oan mà giận bô' vì bạn hiểu bố khổ quá nên trái tính. Nhài kể có lần đánh con rồi, đêm các con ngủ yên bố ngồi hút thuô'c lào và thầm lặng khóc. Càng hiểu hoàn cảnh của Nhài, tôi càng cảm phục và yêu thương người bạn nghèo mà giàu nghị lực. Nghe Nhài kể chuyện và nhìn Nhài cười không thể biết được Nhài khổ đến vậy. Một tuần sau tôi không gặp Nhài vì cùng bà đi thăm dì Thu lấy chồng ở làng bên. Hôm tôi về Nhài có ý trông đợi, thoáng thấy tôi bạn liền chạy đến, khóc nức nở và đưa tặng tôi một chậu cây nhỏ. Chị em Nhài phải theo cha đi vào Tây Nguyên. Cha Nhài sẽ làm ở trang trại cà phê của chú Nhài, mong kinh tế gia đình có thể khá lên được. Nhà cửa, rộng vườn cha đã bán xong cả rồi. Nhài đi được một vài hôm thì tôi cũng về thành phố, hè đã gần hết, tôi phải về chuẩn bi vào năm học mới. Cây hoa nhài bạn cho tôi chăm đã lớn, mùa nào cũng nở hoa, những bông hoa trắng muốt, trong trắng và bình dị như người bạn của tôi. Tôi học bà ướp trà nhài để lúc nào uống trà cũng nhớ đến Nhài. Tôi có nhiều bạn thân nhưng chẳng có ai như Nhài. Trước khi quen Nhài làm việc gì khó tôi cũng hay nản lòng. Nhài cho tôi thấy phải biến nước mắt thành nụ cười. Tình bạn của chúng tôi như hương nhài thầm lặng và thơm lâu.
3.
Gia đình tôi có hai anh em trai, tôi là út. Bố mẹ tôi đã theo về với tổ tiên hơn mười năm nay. Tôi ở với anh được một thời gian thì anh tôi lấy vợ. không muốn cho tôi ở chung, họ bèn chia gia tài. Lợi dụng quyền thế của mình, hai vợ chồng chiếm hết tài sản quý giá, chỉ đế lại cho tôi một mảnh nhỏ và cây khế ngọt ở cuối vườn. Là phận em, tôi không đòi hỏi gì cả, và cũng chẳng phàn nàn, chỉ lo làm thuê cuốc mướn kiếm sông qua ngày.
Đến mùa khế ra qua, bỗng nhiên có một con chim lạ đến ăn hết trái này đến trái khác. Tôi xót ruột lắm bèn than thở cùng chim:
- Chim ơi! Cơ nghiệp nhà tôi chỉ có mỗi cây khế, chim ăn hết, tôi biết trông cậy vào đâu!
Chim lạ liền nói:
- Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.
Thế rồi hôm sau chim lạ đưa tôi đi ra một hòn đảo ở tít ngoài khơi đầy vàng châu báu. Y theo lời dặn của chim, tôi chỉ lấy vừa đủ một túi ba gang rồi chim trở về nhà. Từ đó, cuộc sống của tôi trở nên khá giá, giàu có.
Biết chuyện, vợ chồng anh tôi ngày nào cũng sang nhà tôi năn nỉ xin đổi bộ gia tài để lấy cây khế. Thương anh, tôi đồng ý đổi. Đến mùa khế, vợ chồng anh tôi thay nhau chờ chực ở gốc cây chờ chim lạ đến. Rồi chim lạ cũng đến ăn. Sự việc giống như trước đây chim lạ đã nói với tôi. Chim lạ đi rồi, hai vợ chồng anh tôi hí hửng về nhà may một cái túi nhưng không phải ba gang như chim lạ bảo mà rộng đến mười hai gang.
Sáng hôm sau chim lạ đến chở anh tôi ra đảo. Vốn là người có tính tham anh tôi chất đầy vàng bạc châu báu ngọc ngà vào túi. Không những thế, anh tôi còn tìm kiếm chỗ nào trên người có thể nhét được, đều nhét vào rồi ì ạch lôi cái túi vàng khổng lồ và thân mình nặng trịch leo lên lưng chim. Nặng quá, chim phải vỗ cánh đến ba lần mới nhấc nổi mình lên được. Lúc bay qua biển, gặp một luồng gió mạnh, chim lảo đảo nghiêng cánh hất anh tôi cùng vàng rơi xuống biển sâu.
Tôi rất buồn vì cái chết của anh tôi nhưng nghĩ cho cùng đó cũng chính là học cho những kẻ tham lam, ích kỉ như lời ông cha đã dạy "tham thì thâm”.
Đề 2 : Hãy kể lại một câu chuyện mà em thích nhất trong những truyện đã học được.
Bài làm tham khảo
Trong những truvện đã học ở Tiểu học, tôi thích nhất là câu chuyện nói về ông Nguyễn Khoa Đăng, một ông quan có tài xét xử và nhiều kế sách trừ hại cho dân. Tôi kể cho các bạn nghe nhé!
Một lần, có anh hàng dầu gánh hàng ra chợ bán. Lợi dụng anh bận đong dầu cho khách, có một người thò tay vào bị lấy trộm tiền. Khi biết mình bị mất tiền, anh mới sực nhớ ra. Lúc nãy, có một người mù quanh quẩn bên gánh hàng, đuổi mấy cũng không đi. Anh dám chắc là người ấy. Anh gửi gánh hàng cho người quen rồi chạy đi tìm. Người mù chối phăng lấy lí do là mình bị mù, biết tiền để đâu mà ăn trộm. Hai bên xô xát nhau một hồi thì bị lính bắt giải về quan.
Trước vị quan Nguyễn Khoa Đăng, người mù khăng khăng chối cho rằng anh hàng dầu vu cáo. Quan hỏi:
- Anh có mang tiền không?
Người mù đáp:
- Có, nhưng đấy là tiền của tôi.
- Cứ đưa đây!
Khi người mù móc tiền ra, quan sai người múc một chậu nước, bỏ số tiền vào chậu. Váng dầu nổi lên. Người mù đành nhận tội. Cứ ngỡ là vụ án đã xong, náo ngờ quan lại phán:
- Tên ăn cắp này là kẻ giả mù. Vì nếu mù làm sao hắn biết chỗ để tiền mà lấy.
Rồi ông sai lính lôi kẻ ăn cắp ra đánh. Bị đánh đau quá, hắn bèn mở cả hai mắt, van lạy quan tha tội.
Đó là chuyện về tài xét xử của ông. Còn câu chuyện sau đây thì khiến tôi khâm phục đức độ, tài năng và mưu mẹo tiêu diệt bọn gian phi trừ hậu hoạ cho dân của ông Nguyễn Khoa Đăng. Trong thời kì làm quan, ông đã làm cho suốt một dọc truông nhà Hồ ở Quảng Trị không còn một bóng gian phi. Trước đó, ở cái truông này là rừng rậm, con đường Bắc Nam phải đi qua đây. Bọn gian phi đã dùng nơi này làm sào huyệt đón đường trấn lột.
Để bắt bọn cướp, ông sai chế một hòm gỗ kín có lỗ thông hơi, vừa một người ngồi, có khoá bên trong để người ngồi trong có thể mở tung nắp hòm dễ dàng. Ông đưa các võ sĩ giỏi võ nghệ có vũ khí ngồi vào rồi sai quân sĩ ăn mặc giống thường dân khiêng những cái hòm ấy đi qua truông, lại phao tin lên rằng: có một vị quan to ở ngoài Bắc sắp sửa về quê sẽ đi qua truông; cùng những hòm của cái quý. Bọn cướp nghe tin mừng khấp khởi, chuyến này chắc thu lợi lớn. Chúng hí hửng khiêng những cái hòm về sào huyệt Nhưng vừa về đến nơi, thì những cái hòm bật tung ra. Những võ sĩ tay lăm lăm kiếm binh của triều đình kéo đến. Bọn cướp đành hạ vũ khí, chắp tay xin tha mạng. Ông quan dùng bọn cướp ấy đi khai khẩn đất hoang ở biên giới, lập thành những đồn điền rộng lớn. Sau đó, ông đưa dân đến lập xóm dọc hai bên truông, khiến một vùng rừng núi âm u vắng vẻ trở thành những xóm làng đông đúc và có cuộc sống bình yên.
Tôi rất khâm phục ông Nguyễn Khoa Đăng và cố gắng học thật giỏi để sau này trở thành một vị quan tài giỏi, liêm chính như ông.