do việc nước biển chứa một lượng lớn muối khiến cho nó có vị mặn
nước biển mặn là do chúng chứa lượng muối rất lớn. Tính trung bình, các đại dương trên Trái đất chứa khoảng 3,5% thành phần là muối (natri clorua), tức là tương đương tổng cộng khoảng 50 triệu tỉ tấn muối
Đá bị sói mòn trên các lục địa có chứa muối và theo sông chảy ra biển. Trên thực tế, các sông nước ngọt có mang theo một hàm lượng nhất định các khoáng chất hòa tan. Phần lớn trong số đó là muối ăn thông thường, NaCl, tức clorua-natri. Khi muối ăn đến biển nó có xu hướng ở lại đó và tích tụ lại.
Clorua-natri rất dễ tan trong nước và các đại dương thông nhau trên thế giới rất rộng lớn, vì vậy dung dịch này không bị bão hòa và muối không bị kết tủa.
Đầu thế kỷ này, người ta nghĩ rằng tuổi của trái đất có thể được tính bằng cách so sánh độ mặn của tất cả các dòng sông trên thế giới với độ mặn của đại dương. Con số mà các nhà lý thuyết đưa ra vào khoảng 300 triệu năm. Trên thực tế, tuổi của trái đất vào khoảng 4,5 tỉ năm.
Lý do của sự khác biệt tương đối đơn giản. Hơi nước mặn của đại dương đi vào không khí, bốc hơi, khô lại, bị thổi vào lục địa và lại được tái sinh trở lại các dòng sông, bởi vậy nồng độ muối của chúng quá cao để có thể tính được. Nếu bạn trừ đi được lượng muối xấp xỉ với lượng muối được tái sinh, bạn có thể tiến gần đến độ tuổi chính xác của trái đất hơn. Sự tập trung của muối trong biển có thay đổi đôi chút từ nơi này đến nơi kia. Ví dụ, ở vùng nhiệt đới, nơi có mưa lớn và gần cửa sông lớn, nồng độ muối thấp hơn. Nồng độ trung bình vào khoảng 3,5%, với ¾ trong tổng số đó dưới hình thức muối clorua-natri.
Vì nước biển và đại dương có độ muối trung bình là 35 %○ . Độ muối đó là do nước sông hòa tan các loại muối từ đất , đá trong lục địa đưa ra .