Bài 51. Nấm

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Trần Thái Phong

tại sao gọi là mốc trắng vì sao nó laị có trắng

Nguyễn Duy Khang
20 tháng 4 2018 lúc 14:53

Vì mốc trắng có các sợi mốc trắng không màu, không có chất diệp lục \(\Rightarrow\)chỉ có duy nhất 1 màu là màu trắng nên gọi là mốc trắng.

Thời Sênh
20 tháng 4 2018 lúc 10:10

vì mốc có màu trắng nên gọi là mốc trắng. sợi mốc trắng không màu, không có chất dịp lục nên không có màu nào khác

Cao Thai Duong
20 tháng 4 2018 lúc 10:20
Time-lapse photography sequence of a peach becoming progressively discolored and disfigured Mốc mọc trên quả đào. Mỗi hình được chụp định kỳ 12 tiếng trong 6 ngày Mốc phát triển trên một quả cam Mốc Spinellus fusiger phát triển trên nấm Mycena haematopus Cà chua bị mốc

Mốc (Mold / Mould) là một loại nấm mọc dưới dạng sợi nhỏ đa bào được gọi là sợi nấm (hyphae).[1][2] Trái lại, nấm mà có thể phát triển dưới dạng đơn bào thì được gọi là nấm men.

Mốc là chủng loài nấm lớn và đa dạng về mặt phân loại, khi mà sự phát triển của sợi nấm làm chúng mất đi màu sắc và có dạng xù xì, đặc biệt là trên thực phẩm.[3] Mạng lưới của những sợi nấm dạng ống này được gọi là thể sợi, được xem là một cơ thể duy nhất. Sợi nấm thường là trong suốt, vì vậy mà thể sợi trông giống như là những sợi chỉ mịn và xù xì bao phủ trên bề mặt. Các vách ngăn (septa) có thể phân chia những ngăn nhỏ liên kết với nhau dọc theo sợi nấm, mỗi ngăn có chứa một hoặc nhiều nhân tế bào giống nhau về mặt di truyền. Kết cấu giống như bụi của nhiều loại mốc là do sự tạo thành vô số các bào tử vô tính (conidia) bởi sự phân hóa ở cuối sợi nấm. Kiểu tạo thành và hình dạng của những bào tử này thường được dùng để phân loại mốc.[4] Nhiều loại bào tử này có màu sắc, làm cho nấm trông rõ ràng hơn khi xem vào giai đoạn này trong vòng đời của nó.

Mốc được xem là vi khuẩn và không hình thành sự phân loại đặc thù hay nhóm phát sinh loài, nhưng có thể được tìm thấy trong ngành Zygomycta và Ascomycota. Trong quá khứ, hầu hết các loại mốc đều được phân loại vào Deuteromycota.[5]

Mốc gây ra sự phân hủy các vật chất tự nhiên, mà có thể rất phiền phức khi chúng làm hỏng thực phẩm và gây hư hại tài sản. Chúng cũng đóng vai trò quan trọng trong khoa học và kỹ thuật sinh học thực phẩm trong việc sản xuất các loại thực phẩm đa dạng, thức uống, kháng sinh, dược phẩm và enzym. Một số căn bệnh ở động vật và người là do một vài loại mốc nhất định gây ra: có thể là do dị ứng với bào tử mốc, do sự phát triển của các loại mốc gây bệnh trong cơ thể, hoặc từ hiệu ứng của việc ăn hay hít phải chất độc (mycotoxin) sinh ra bởi mốc.[1]