Văn mẫu lớp 6

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Cỏ Dại

Tả lũy tre làng em vào 1 ngày giông bão.

Anh Triêt
25 tháng 2 2017 lúc 19:56

Tham khảo nha:

=> Nếu ai đó muốn vẽ một bức tranh đẹp về làng quê Việt Nam, hẵn sẽ không quên vài nét chấm phá
cho một hàng tre, một khóm trúc.Thật vậy, có thể nói ” cây tre ” là biểu trưng cho làng quê Đất Việt,
từ Bắc chí Nam.
Kế Môn quê tôi cũng là một làng quê Việt Nam, mà màu xanh của tre hầu như chiếm lĩnh cả thảm
thực vật. Ở đây tre mọc khắp nơi : tre mọc thành hàng ở hai bên đường Xóm, ngọn tre đan vào nhau
thành vòm, tre vươn lên từng khóm ở góc vườn, tre ôm ấp mái nhà tranh còn vương vấn khói màu lam.
Nhớ ngày xưa ai đó đã mở đầu bài tập làm văn tả cảnh bằng câu ” Làng tôi có lũy tre bao bọc…”
Lũy tre xanh,khóm tre, vòm tre… là những từ nghe thật êm tai, thật gần gủi và mang nhiều âm vang xào
xạc của tiếng gió …
Nếu bạn là nhà thơ, thì cảnh trăng lên sau hàng tre thưa một đêm hè gió nhẹ là có cả một bài thơ
tuyệt vời. Nhưng nếu bạn từng chứng kiến cảnh nhìn lên những ngọn tre già đang cúi rạp mình trong
giông bão, hẵn sẽ là một nỗi ám ảnh về sức chịu đựng của thiên nhiên.
Tre là loài thực vật luôn vươn thẳng lên cao và sống thật mạnh mẽ, dù trong điều kiện nghèo nàn
của thổ nhưỡng như ở dãi đất duyên hải miền Trung. Chỉ cần một gốc tre khiêm tốn lúc ban đầu, qua
một thời gian ngắn, tre sẽ phát triển thành khóm, và nếu không khống chế,khóm tre sẽ bành trướng
không ngừng và không giới hạn. Hình ảnh thường thấy nhất là bên cạnh những gốc tre già bạn sẽ thấy
xuất hiện vài ” búp măng non “.Đó là tính ” kế tục “, một quá trình kế tục không ngừng để vươn lên và phát triển.
Quê Viêt Nam có nhiều giống tre, nhưng ở làng tôi chỉ có hai loại phổ biến, đó là tre gai và tre tầm
vông ( dân làng tôi gọi là tre hàng giáo ) . Tre gai có thể cao trên mười mét, thân có nhiều đốt , đường
kính gốc có thể lên đến 12 cm,cành tre có nhiều gai, lõi tre đặc chứ không rỗng như loại tre lồ ô. Tre
tầm vông nhỏ hơn, cây cao nhất cũng chỉ đến sáu mét, đ ường kính thân nhỏ chỉ chừng từ năm đến
sáu cm, đặc biệt rất dễ uốn.
Măng tre là món thích hợp nhất để xáo với thịt các loài họ chim cũng như gà, vịt. Gà xáo măng, vịt
xáo măng là món không thể thiếu ở quê tôi trong những bữa cúng giỗ. Đó là món quà đầu tiên của tre
tặng cho dân làng.
Nhưng đó chỉ là món quà nhỏ, rất nhỏ. Qùa của cây tre dành cho con người, nhất là người nông
dân Việt Nam ngày xưa còn lớn hơn gấp bội.
Ta đều biết trước đây, khi các loại vật liệu xây dựng còn thô sơ và lạc hậu, tre là loại vật liệu chủ
đạo để xây nên nhà cửa, đặc biệt là ở miền đồng bằng,nơi không có nhiều gỗ từ cây rừng. Từ cột
nhà cho đến kèo, đòn tay, rui mè đều sử dụng tre gai. Vách cũng đan bằng tre trước khi phủ lên một
lớp bùn nhào với rơm rạ. Nông dân đều biết, nếu là tre già được ngâm lâu trong bùn, khi đem ra sử
dụng sẽ là loại ” gỗ ” không còn loại mối mọt nào đục phá được.
Vì vậy có một thời, người ta đã dùng tre để đóng cọc làm móng ( thay cho cừ tràm như ở miền
Nam hiện nay ) , thậm chí có nơi còn dùng thân tre như cốt lõi để ép bê-tông đà kiềng cho những
căn nhà tương đối nhỏ.Chưa kể thời Pháp thuộc, những biệt thự ( mà một số còn tồn tại đến ngày
nay) thường dùng tre đan trét vôi vữa để làm trần nhà. Trần phẳng và đẹp khiến thoạt nhìn lên có
người cứ ngỡ đó là trần bê-tông hay thạch cao ngày nay vậy.
Về nông và ngư cụ, làng Kế Môn quê tôi ngày xưa là làng nông nghiệp chính hiệu, trong đó hạt
lúa làm nên tất cả. Mà để có hạt lúa hạt gạo,củ khoai,củ sắn thì ngoài sức người, các phương tiện
sản xuất đóng góp phần chủ lực : gầu tát nước, xuồng nhỏ, các loại thúng, mủng đựng lúa, sàng, dần
nốn ( hay nia ) đựng gạo,…rỗ,rá, đúa đựng khoai sắn,…tất cả đều làm bằng tre đan. Cả đến đòn xóc,
đòn gánh để gánh lúa gánh gạo, cho đến cái cán cuốc,cán cào, cán rựa…tất cả đều làm từ cây tre.
Chưa nói đến cái cối xay lúa mà phần thân phải đan bằng loại tre già.
Ngoài hạt gạo để chi cho đủ mọi thứ, nhiều lúc còn không đủ, bà con dân làng từ già đến trẻ,còn
phải tận dụng khai thác các con sông,dòng khe, dòng hói,các đầm, bàu để đánh bắt tôm cá nhằm
cải thiện bữa ăn hàng ngày. Muốn vậy thì các phương tiện đánh bắt ( ngư cụ ) không thể thiếu :
chơm ( hay nơm ) để nơm cá, đúa dậm để xúc cá, rồi lờ, oi đựng cá,cả đến cần câu các loại đều
phải nhờ đến cây tre.
Đó là chưa kể hết những món linh tinh như cái quạt tre chẳng hạn vân vân và vân vân mà không
ai có thể kể hết.

Qủa thật đối với người nông dân Việt Nam ngày xưa, không có gì đa dụng và hữu ích bằng cây
tre làng. Có thể nói tre là người bạn đã san sẻ khó nhọc với người nông dân một nắng hai sương.
Người nông dân nói riêng và xã hội nói chung cần phải xem cây tre như là ân nhân của mình vậy.

Nhưng đó lại là câu chuyện ngày xưa.
Hơn nửa thế kỷ qua đi đã mang lại nhiều thay đổi. Khoa học tiến bộ đã khai sinh ra nhiều chất
liệu để thay thế dần cây tre trong xây dựng cũng như trong sản xuất nông ngư nghiệp. Vì thế vai
trò của cây tre ngày càng giảm đi. Mặt khác, vai trò che chắn,bao bọc của những hàng tre, khóm
tre,lũy tre đối với làng xóm như những bức tường tự nhiên ngăn gió ngăn bão,che nắng che mưa,
cũng đang dần dần bị loại bỏ.
Ngày nay, bước vào trong xóm, hai bên không còn là hai hàng tre sánh đôi và ngọn tre giao nhau
thành vòm như xưa mà nó đang dần dần được thay thế bằng những hàng rào xi măng cứng nhắc và
có phần vô cảm. Những con đường làng, đường xóm quê tôi ngày càng tiện dụng nhưng trống trải
và xa lạ hơn.Không khí mùa hè ngày càng trở nên oi bức trong khi mùa đông gió bấc thì không gian
ngày càng tê buốt lạnh lẽo.
Nhiều lúc tôi hình dung đến một ngày nào đó,cảnh quan kiến trúc của làng tôi , theo đà phát triển,
sẽ mang dáng dấp của một ” thị trấn ” với những dãy ” nhà phố ” bên những con đường không còn
bóng mát của cây cỏ ! Điều gì sẽ xảy ra ? Chỉ biết có một điều chắc chắn rằng lúc ấy, bóng dáng cây
tre sẽ chỉ còn lại trong ký ức và hoài niệm của mỗi người với bao tiếc nuối không thể nào nguôi …

Wendy Marvell
25 tháng 2 2017 lúc 19:56

Nếu ai đó muốn vẽ một bức tranh đẹp về làng quê Việt Nam, hẵn sẽ không quên vài nét chấm phá
cho một hàng tre, một khóm trúc.Thật vậy, có thể nói ” cây tre ” là biểu trưng cho làng quê Đất Việt,
từ Bắc chí Nam.
Kế Môn quê tôi cũng là một làng quê Việt Nam, mà màu xanh của tre hầu như chiếm lĩnh cả thảm
thực vật. Ở đây tre mọc khắp nơi : tre mọc thành hàng ở hai bên đường Xóm, ngọn tre đan vào nhau
thành vòm, tre vươn lên từng khóm ở góc vườn, tre ôm ấp mái nhà tranh còn vương vấn khói màu lam.
Nhớ ngày xưa ai đó đã mở đầu bài tập làm văn tả cảnh bằng câu ” Làng tôi có lũy tre bao bọc…”
Lũy tre xanh,khóm tre, vòm tre… là những từ nghe thật êm tai, thật gần gủi và mang nhiều âm vang xào
xạc của tiếng gió …
Nếu bạn là nhà thơ, thì cảnh trăng lên sau hàng tre thưa một đêm hè gió nhẹ là có cả một bài thơ
tuyệt vời. Nhưng nếu bạn từng chứng kiến cảnh nhìn lên những ngọn tre già đang cúi rạp mình trong
giông bão, hẵn sẽ là một nỗi ám ảnh về sức chịu đựng của thiên nhiên.
Tre là loài thực vật luôn vươn thẳng lên cao và sống thật mạnh mẽ, dù trong điều kiện nghèo nàn
của thổ nhưỡng như ở dãi đất duyên hải miền Trung. Chỉ cần một gốc tre khiêm tốn lúc ban đầu, qua
một thời gian ngắn, tre sẽ phát triển thành khóm, và nếu không khống chế,khóm tre sẽ bành trướng
không ngừng và không giới hạn. Hình ảnh thường thấy nhất là bên cạnh những gốc tre già bạn sẽ thấy
xuất hiện vài ” búp măng non “.Đó là tính ” kế tục “, một quá trình kế tục không ngừng để vươn lên và phát triển.
Quê Viêt Nam có nhiều giống tre, nhưng ở làng tôi chỉ có hai loại phổ biến, đó là tre gai và tre tầm
vông ( dân làng tôi gọi là tre hàng giáo ) . Tre gai có thể cao trên mười mét, thân có nhiều đốt , đường
kính gốc có thể lên đến 12 cm,cành tre có nhiều gai, lõi tre đặc chứ không rỗng như loại tre lồ ô. Tre
tầm vông nhỏ hơn, cây cao nhất cũng chỉ đến sáu mét, đ ường kính thân nhỏ chỉ chừng từ năm đến
sáu cm, đặc biệt rất dễ uốn.
Măng tre là món thích hợp nhất để xáo với thịt các loài họ chim cũng như gà, vịt. Gà xáo măng, vịt
xáo măng là món không thể thiếu ở quê tôi trong những bữa cúng giỗ. Đó là món quà đầu tiên của tre
tặng cho dân làng.
Nhưng đó chỉ là món quà nhỏ, rất nhỏ. Qùa của cây tre dành cho con người, nhất là người nông
dân Việt Nam ngày xưa còn lớn hơn gấp bội.
Ta đều biết trước đây, khi các loại vật liệu xây dựng còn thô sơ và lạc hậu, tre là loại vật liệu chủ
đạo để xây nên nhà cửa, đặc biệt là ở miền đồng bằng,nơi không có nhiều gỗ từ cây rừng. Từ cột
nhà cho đến kèo, đòn tay, rui mè đều sử dụng tre gai. Vách cũng đan bằng tre trước khi phủ lên một
lớp bùn nhào với rơm rạ. Nông dân đều biết, nếu là tre già được ngâm lâu trong bùn, khi đem ra sử
dụng sẽ là loại ” gỗ ” không còn loại mối mọt nào đục phá được.
Vì vậy có một thời, người ta đã dùng tre để đóng cọc làm móng ( thay cho cừ tràm như ở miền
Nam hiện nay ) , thậm chí có nơi còn dùng thân tre như cốt lõi để ép bê-tông đà kiềng cho những
căn nhà tương đối nhỏ.Chưa kể thời Pháp thuộc, những biệt thự ( mà một số còn tồn tại đến ngày
nay) thường dùng tre đan trét vôi vữa để làm trần nhà. Trần phẳng và đẹp khiến thoạt nhìn lên có
người cứ ngỡ đó là trần bê-tông hay thạch cao ngày nay vậy.
Về nông và ngư cụ, làng Kế Môn quê tôi ngày xưa là làng nông nghiệp chính hiệu, trong đó hạt
lúa làm nên tất cả. Mà để có hạt lúa hạt gạo,củ khoai,củ sắn thì ngoài sức người, các phương tiện
sản xuất đóng góp phần chủ lực : gầu tát nước, xuồng nhỏ, các loại thúng, mủng đựng lúa, sàng, dần
nốn ( hay nia ) đựng gạo,…rỗ,rá, đúa đựng khoai sắn,…tất cả đều làm bằng tre đan. Cả đến đòn xóc,
đòn gánh để gánh lúa gánh gạo, cho đến cái cán cuốc,cán cào, cán rựa…tất cả đều làm từ cây tre.
Chưa nói đến cái cối xay lúa mà phần thân phải đan bằng loại tre già.
Ngoài hạt gạo để chi cho đủ mọi thứ, nhiều lúc còn không đủ, bà con dân làng từ già đến trẻ,còn
phải tận dụng khai thác các con sông,dòng khe, dòng hói,các đầm, bàu để đánh bắt tôm cá nhằm
cải thiện bữa ăn hàng ngày. Muốn vậy thì các phương tiện đánh bắt ( ngư cụ ) không thể thiếu :
chơm ( hay nơm ) để nơm cá, đúa dậm để xúc cá, rồi lờ, oi đựng cá,cả đến cần câu các loại đều
phải nhờ đến cây tre.
Đó là chưa kể hết những món linh tinh như cái quạt tre chẳng hạn vân vân và vân vân mà không
ai có thể kể hết.

Qủa thật đối với người nông dân Việt Nam ngày xưa, không có gì đa dụng và hữu ích bằng cây
tre làng. Có thể nói tre là người bạn đã san sẻ khó nhọc với người nông dân một nắng hai sương.
Người nông dân nói riêng và xã hội nói chung cần phải xem cây tre như là ân nhân của mình vậy.

Nhưng đó lại là câu chuyện ngày xưa.
Hơn nửa thế kỷ qua đi đã mang lại nhiều thay đổi. Khoa học tiến bộ đã khai sinh ra nhiều chất
liệu để thay thế dần cây tre trong xây dựng cũng như trong sản xuất nông ngư nghiệp. Vì thế vai
trò của cây tre ngày càng giảm đi. Mặt khác, vai trò che chắn,bao bọc của những hàng tre, khóm
tre,lũy tre đối với làng xóm như những bức tường tự nhiên ngăn gió ngăn bão,che nắng che mưa,
cũng đang dần dần bị loại bỏ.
Ngày nay, bước vào trong xóm, hai bên không còn là hai hàng tre sánh đôi và ngọn tre giao nhau
thành vòm như xưa mà nó đang dần dần được thay thế bằng những hàng rào xi măng cứng nhắc và
có phần vô cảm. Những con đường làng, đường xóm quê tôi ngày càng tiện dụng nhưng trống trải
và xa lạ hơn.Không khí mùa hè ngày càng trở nên oi bức trong khi mùa đông gió bấc thì không gian
ngày càng tê buốt lạnh lẽo.
Nhiều lúc tôi hình dung đến một ngày nào đó,cảnh quan kiến trúc của làng tôi , theo đà phát triển,
sẽ mang dáng dấp của một ” thị trấn ” với những dãy ” nhà phố ” bên những con đường không còn
bóng mát của cây cỏ ! Điều gì sẽ xảy ra ? Chỉ biết có một điều chắc chắn rằng lúc ấy, bóng dáng cây
tre sẽ chỉ còn lại trong ký ức và hoài niệm của mỗi người với bao tiếc nuối không thể nào nguôi …

Cỏ Dại
25 tháng 2 2017 lúc 19:57

Và bài thơ "Tre VN" là ủa ai?(Tác giả?)leuleu

Cỏ Dại
25 tháng 2 2017 lúc 19:59

Xin lỗi mấy bn nhưng chú ý đề bài chút coi!!"Tả lũy tre làng em vào 1 ngày giông bão"limdim

Wendy Marvell
25 tháng 2 2017 lúc 20:10

Đêm hôm qua, làng tôi có một trận giông bão lớn ập về.

Lũy tre đầu làng trong cơn giông thật oai hùng, dẻo dai, kiên cường và bất khuất, nó giúp người dân chặn nước về làng để bảo vệ mùa màng. Gió thổi mạnh, sấp chớp và mưa tuôn xối xả như muốn quật ngã rặng tre xanh, rặng tre chao đảo, vặn vẹo nghiêng ngang trong giông bão. Tiếng sét đánh ầm ầm, gió không ngừng thổi siết, thật là một đêm giông bão lơn. Vậy mà lũy tre làng vẫn hiên ngang, ngẩng mặt nhìn bầu trời xám xịt, đầy mây đen. Nó quật cường, hiên ngang chống chọi với gió bão, không chịu khuất phục. Cuối cùng, trận giông bão đã dứt, vậy là lũy tre xanh làng tôi đã chiến thắng trong đêm giông bão hôm qua.

Lũy tre là hình ảnh tượng trưng cho con người Việt Nam không chịu khất phục, kiên cường, bất khuất chống lại thiên tai, lũ lụt, chống giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc.

Đan Ngọc Nhii
8 tháng 4 2017 lúc 7:49

- Bài làm: Đêm hôm qua, làng tôi có một trận giông bão lớn ập về.
Luỹ tre đầu làng trong cơn giông thật oai hùng , dẻo dai, kiên cường và bất khuất, nó giúp người dân chặn nước về làng về bảo vệ mùa màng.Gió thổi mạnh, sấm chớp và mưa tuôn xối xả như muốn quật ngã rặng tre xanh, rặng tre chao đảo, vặn vẹo nghiêng ngang trong giông bão. Tiếng sét đánh ầm ầm, gió không ngừng thổi siết , thật là một đêm giông bão lớn. Vậy mà luỹ tre vẫn hiên ngang ngửng mặt nhìn bầu trời xám xịt , đầy mây đen. Nó quật cường , hiên ngang chỗng chọi với gió bão, không khuất phục. Cuối cùng, trận giông bão đã dứt, vậy là luỹ tre xanh làng tôi đã chiến thắng trong đêm giông bão hôm qua.
Luỹ tre là hình ảnh tượng trưng cho con người Việt Nam không chịu khuất phục, kiên cường , bất khuất chống lại thiên tai, lũ lụt, chống giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc.

♪ ♂ Φ «Kiyoshi ∞ Kyubi»...
28 tháng 7 2017 lúc 19:29

Yêu cầu: Bài làm cần đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:

Về hình thức: Nêu đúng thể loại văn miêu tả, bố cục chặt chẽ biết sử dụng từ ngữ giàu hình ảnh, các biện pháp tu từ, biết liên tưởng và tưởng tượng, văn viết có cảm xúc. Về nội dung: Cảnh luỹ tre làng trước khi có giông bão: Trời xanh trong, gió nhẹ, luỹ tre rì rào ca hát... Cảnh luỹ tre làng trong giông bão: Cần tập trung miêu tả những hình ảnh, màu sắc và âm thanh chủ đạo như: Hình ảnh: Thân tre lắc lư, ngọn tre vút cong, những cành tre đan vào nhau chống chọi với cơn bão tố. Âm thanh: Sấm chớp, gió rít, nước chảy, mưa... Một số cây khác gẫy cành, đổ gục, riêng lũy tre vẫn kiên cường tựa vào nhau vững chắc như một bức tường thành. (cần kết hợp tả cảnh chung và riêng). Cảnh luỹ tre sau cơn mưa: Con người tiếp tục làm việc, mọi vật như đổi thay, riêng luỹ tre có một sự thay đổi kỳ diệu, tươi mới, màu sắc như xanh hơn, những búp măng như cao hơn, luỹ tre lại rì rào như ca hát...
♪ ♂ Φ «Kiyoshi ∞ Kyubi»...
28 tháng 7 2017 lúc 19:31
Lũy Tre làng

Một trong những nét đặc trưng của làng quê Việt Nam là hình ảnh cây đa, giếng nước, sân đình. Đó là những hình ảnh tiêu biểu, thân thuộc ở mỗi làng quê Việt. Tuy nhiên, nói tới làng mà thiếu đi hình ảnh lũy tre đầu làng hoặc cuối xóm thì thật là thiếu xót cho mỗi ai đã từng sinh ra và lớn lên ở làng quê.

Ngày xưa, các cụ mắng con mắng cháu kém cỏi, lười học hành, ở nhà đi theo *** con trâu, thì các cụ thường nói : - Cả đời mày không đi ra khỏi lũy tre làng!

Lũy tre làng là danh giới hành chính của một xóm, một làng hoặc một thôn nằm trong địa bàn một xã, ở trong lũy tre làng ấy có khoảng vài trăm hộ hoặc nhiều hơn thì một hai nghìn hộ dân sinh sống ở đó. Ngoài lũy tre làng là cánh đồng canh tác lúa, ngô, khoai, sắn của người dân thôn quê.

Những hình ảnh quen thuộc ở làng quê vào mùa vụ, chúng ta thường thấy các bác nông dân ra đồng, trên vai thường vác cái cày, đi trước là con trâu. Những buổi trưa hè, trời nắng nóng, trên đường đi làm về, tới đầu làng, các bác nông dân thường buộc con trâu vào búi tre, cho nó trú nắng, còn các bác xúm lại, ngồi bệt trên tàu lá chuối vừa cắt trên cây, rồi làm vài điếu thuốc lào cho đã. Sau mỗi buổi làm việc đồng áng về, được ngồi nghỉ ngơi hóng mát dưới lũy tre làng trưa hè thì thật là thú vị. Các cụ ví: Trăm thằng hầu không bằng đầu ngọn gió. Gió đâu thổi về mà mát vậy, chỉ có ngồi ở lũy tre đầu làng mới mát đến như vậy!

Nhà tôi ở gần cánh đồng làng, chỉ cách một con đường nhỏ và lũy tre xanh của nhà tôi là ra tới đồng. Vì thế, tuổi thơ của tôi luôn được chứng kiến những hình ảnh ấy vào những ngày mùa ở quê tôi. Những ông thợ cày thủa nào vào nhà tôi uống nước, hút thuốc lào với ông nội tôi, đến giờ tôi vẫn nhớ. Mặc dù, tôi xa quê đã hơn hai mươi năm. Có những người còn sống, có những người đã khuất. Họ như vừa đi ra khỏi rìa làng như thể họ vừa vác cày ra đồng…

Lũy tre làng là nơi gắn bó với nhiều thế hệ tổ tiên của gia đình tôi, của người dân quê tôi. Ở nơi ấy gắn bó một phần kí ức tuổi thơ của tôi. Đời cụ nội tôi sống, bốn bề là lũy tre, tre bảo vệ làng, chống trộm cướp. Làng tôi giáp với làng Thanh Mai, thanh niên làng Thanh Mai ngày xưa có tiếng là ngổ ngáo, trộm cướp. Ông nội tôi kể lại: - Đêm đêm, chúng kéo đàn kéo lũ ra làng mình trộm cướp, cứ vào nhà ai có gì là chúng uy hiếp và lấy sạch đồ đạc, của cải, nhà tôi gần đầu làng, luôn phải hứng chịu những cảnh cướp trộm như vậy. Bởi thế, các cụ thường căn dặn các cô con gái trước khi quyết định lấy chồng rằng: - Lấy ruộng giữa đồng, lấy chồng giữa làng. Chắc là với thâm ý, tránh những chuyện như tôi vừa kể ở trên.

Sau này, để phát quang cho nhà, cha tôi cùng một người bạn đã dùng hai quả bộc phá để đánh sập những lũy tre quanh nhà như bức tường thành kiên cố bao bọc quanh nhà từ bao nhiêu đời nay. Dưới lũy tre quanh nhà tôi, còn lộ ra mấy chiếc hầm cá nhân được cụ nội tôi đào từ hồi chống Pháp, dùng để trú ẩn sau những lần giặc Pháp càn vào làng, rồi hầm còn là nơi trú ẩn của những cán bộ đảng viên đầu tiên của xã tôi hoạt động cách mạng vào những năm 40 của thế kỉ XX. Năm tôi lên mười một, mười hai tuổi, tôi còn chui xuống hầm chơi trò ú tìm cùng đám trẻ con trong xóm. Hầm được đào kiểu hang ếch, trên có lát ván tre, chỉ đủ một người ngồi. Cũng tại những chiếc hầm này, ông nội tôi kể lại: - Có một chiến sĩ cộng sản đã từng được cụ nội tôi nuôi ăn ở tại hầm để hoạt động cách mạng, rồi một ngày nọ, người chiến sĩ ấy bị giặc Pháp theo dõi và tìm được nơi trú ẩn, cơ sở bị bại lộ, người chiến sĩ kia bị chúng bắt và tra tấn dã man, đau đớn quá, không chịu nổi, ông đành chỉ nhà cụ nội tôi có hầm chứa Việt Minh, cụ nội tôi lập tức bị giặc Pháp bắt và trói vào cột nhà, chúng dùng súng ngắn bắn trượt qua tai cụ nội tôi nhằm uy hiếp tinh thần và chúng bắt khai ra các đồng chí đã từng trú ẩn ở đây, ông nội tôi bị chúng bắt trói quặt cánh khuỷu, rồi chúng giẫm lên bụng, đổ nước xà phòng vào mồm, nhưng cả cụ nội tôi và ông nội tôi vẫn không chịu khai cho chúng bất cứ một thông tin nào của tổ chức. Tra tấn dã man như vậy nhưng chúng không có được thông tin gì cả, chúng bắt giam ông nội tôi xuống nhà tù Sơn Tây. Chúng đánh đập ông nội tôi khiến mặt mày sưng húp, những vết thâm đen do máu đọng lại khắp trên cơ thể, nhưng ông tôi quyết một lòng không khai… Mãi cho đến năm 1964, Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Phạm Văn Đồng đã kí tặng gia đình cụ tôi tấm Huy chương Kháng chiến để ghi nhận gia đình có công với cuộc kháng chiến lâu dài của dân tộc… Ảnh cụ nội tôi bị cơn lũ năm 1971 cuốn trôi đi mất trong tập album gia đình. Nay tôi treo tấm huy chương ấy có ghi tên cụ nội tôi thay di ảnh ở trên bàn thờ gia tiên, bên dưới là di ảnh ông nội và bà nội tôi. Người dân quê tôi, gia đình tôi sống đầm ấm trong lũy tre làng bao bọc như vậy đó!

Thủa nhỏ, chúng tôi còn mang quang ghánh đi quét lá tre rụng về để đun nấu. Khi ấy, cha tôi là công chức, hàng tháng có tem phiếu mua chất đốt, than phân phối nhưng vẫn không đủ chất đốt dùng đun nấu cho gia đình, lúc nhàn rỗi, anh em chúng tôi thường đi quét lá tre quanh xóm, hoặc ra sân trường quét lá xà cừ về nấu…

Thế hệ cụ tôi, ông nội tôi đã từng sống trong lũy tre làng vì đất nước liên tục xảy ra chiến tranh do Pháp xâm lược. Đến thế hệ cha tôi cũng phải xa làng lên đường đi đánh Mỹ, đất nước hòa bình cha tôi chuyển sang công tác ở Tỉnh, sau này về huyện… Đến thế hệ anh em tôi lớn lên, được cha mẹ nuôi ăn học, mỗi đứa lập nghiệp mỗi nơi, chẳng đứa nào chịu về làng. Mẹ tôi bực mà nói: Lũ chúng bay là quân bỏ làng! Vâng, làng và lũy tre gắn bó với chúng tôi như vậy đó. Bao đời nay, lũy tre làng vẫn tồn tại như một biểu tượng của văn hóa làng, một thứ không thể thiếu trên mỗi làng quê nước Việt.

Khoảng hơn chục năm gần đây, tôi thường xuyên về thăm quê, nhưng hình ảnh lũy tre làng đang dần vắng bóng trên quê hương tôi. Vừa rồi, có dịp đưa cô bạn đi chụp ảnh cưới ở làng Việt cổ Đường Lâm, cô du học ở Pháp từ năm 2001, đến 2006 thì học xong, nay tìm được người bạn đời trăm năm, nhớ về làng quê Việt, nên chọn bối cảnh nông thôn, dân dã để chụp những bức hình kỉ niệm trong trang phục lễ cưới với người bạn đời quốc tịch Pháp, chàng sống ở thành phố Lyon. Cô muốn chụp một tấm hình bên lũy tre làng. Nhưng tìm quanh làng Việt cổ chẳng thấy có lũy tre nào, đất chật, người đông, trồng tre không còn hợp thời nữa, nên người ta chặt bỏ hết, để trồng thứ cây khác đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn, và nét văn hóa thì đang mất dần theo thời gian. Còn cô bạn tôi, sau khi rời nước Việt sang Pháp sống với chồng mình, chắc sẽ rất nhớ hình ảnh lũy tre làng, nơi tuổi thơ của cô gắn bó một thời. Ôi! Hình ảnh lũy tre làng mai sau chắc chỉ còn tìm thấy trong những thước phim tư liệu, trong thơ ca, và trong các trang văn… mà thôi!



Mùa mít chín

Quê tôi nội tôi nằm ở ven đê sông Hồng, với bãi bồi phù sa màu mỡ thích hợp với việc trồng các loại cây ăn quả như chuối, táo, ổi, và nhiều loại cây ăn quả khác. Còn quê ngoại tôi thì nằm sát bên bờ sông Tích, một dòng sông thơ mộng, nhỏ bé, xinh xắn, uốn lượn được khởi nguồn từ núi Ba Vì rồi chảy về xuôi. Quê ngoại tôi là một làng thuộc vùng đồi gò trung du ngoại thành Hà Nội. Nơi đây đất đai không màu mỡ như vùng bãi ven sông Hồng. Bởi thế các loại cây ăn quả chủ yếu được trồng ở đây là cây mít, một loại cây dễ thích nghi với vùng đất cằn cỗi, bạc màu, sỏi đá như làng đồi – quê ngoại của tôi. Hoa trái vườn nhà, mùa nào thứ ấy, nhưng tôi nhớ nhất vẫn là cây mít trong vườn nhà ngoại. Nó đã lưu lại trong kí ức tuổi thơ tôi nhiều kỉ niệm.

Những ngày này, dạo chơi trên các miền đất vùng đồi gò, trung du Ba Vì, tới đâu ta cũng bắt gặp hình ảnh cây mít sai chĩu quả, từ dưới chân gốc tỏa lên khắp các cành. Cây mít có ở rất nhiều nơi, có khi ở hai bên vệ đường, cũng có khi ta bắt gặp ở một ngã ba ngã tư trên một con đường làng trung du. Mỗi khi nhìn thấy hình ảnh những cây mít ấy, trong kí ức tuổi thơ tôi lại ùa về hình ảnh cây mít trong vườn nhà ngoại.

Mẹ tôi kể rằng, vào những năm đầu của thế kỉ XX, ông ngoại tôi đã khai hoang cả một quả đồi lớn, rộng chừng vài héc ta ở ven bờ sông Tích. Trong vườn, ông ngoại tôi trồng chủ yếu là cây mít, xung quanh bao bọc bởi những rặng tre. Đây là những loại cây hợp phù với thổ nhưỡng vùng trung du, chúng dễ thích nghi với vùng đất cằn cỗi này. Đất sỏi cằn cỗi là vậy nhưng cây mít vẫn vươn mình theo thời gian tỏa bóng mát trong vườn nhà ngoại.

Ngoại tôi đã mất từ lâu, ngoại mất khi tôi chưa chào đời. Nhưng cho đến nay, những cây mít ấy vẫn hiện diện trong vườn nhà ngoại còn xanh tốt, tỏa bóng thời gian sum suê trái chín theo chu kì thời gian mỗi năm một lần. Mỗi mùa mít chín, bao giờ mẹ tôi cũng hái những quả mít to nhất, ngon nhất, rồi đem vào nhà, dùng dao nhỏ tách đôi quả mít ra, rồi dùng lá mướp lau nhựa mít bên trong chiếc cuống vừa lột bỏ, rồi bóc tách những múi mít to bằng cái chén hoa Hồng thủa trước, sắp xếp từng lượt vào một chiếc đĩa men to, rồi dâng lên bàn thờ ngoại thắp hương. Đó là một cách giáo dục của mẹ tôi về đạo lí uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây. Tôi hiểu lắm cái chân lí ấy. Bởi một đời cây phải đổi bằng đời người. Cây cho ta hoa trái ít nhất cũng phải dăm chục năm trở đi.



Mùa mít chín lại đến, phiên chợ quê lại họp đông vui, tấp nập kẻ bán người mua. Ở đó tôi như gặp lại dáng mẹ năm nào đã cho tôi đi cùng, gánh mít đem bán. Một mùa mít chín nữa lại về, mẹ tôi đã mất, mỗi khi nhìn thấy những hình ảnh quen thuộc về người phụ nữ, trên hai vai quang gồng quang gánh, dăm ba quả mít chín, trên đôi thúng tre, mùi mít chín thơm lan tỏa khắp chợ. Trong lòng tôi lại dưng dưng, ngân ngấn nước mắt nhớ về dáng mẹ ngày xưa.
Mới đó thôi, những cây mít đã qua đi hơn ba thập kỷ, bằng số tuổi tôi hiện nay. Nhưng nhiều lúc ngồi buồn nhớ mẹ, tôi cảm thấy đời người còn ngắn hơn cả đời cây, sống trên đồi cao chon von chót vót đất càng đỏ càng khô bao nhiêu mít càng tăng tuổi thọ bấy nhiêu. Cây mít trong vườn ngoại, nếu theo lời mẹ kể thì cây mít đã sống trên 100 tuổi, được xếp diện "mít trưởng lão", còn những cây mít sau này thì xếp vào loại mít 50 tuổi thuộc lớp hậu sinh. Trong số những cây mít còn lại ở vườn mít nhà ngoại thì có 2 loại mít: mít mật và "mít dai". Ngoài ra còn có một cây mít khi chín múi trắng như mỡ mà mẹ tôi vẫn thường gọi tên cho nó là Cây Mít Mỡ.

Loại mít mật khi bổ ra ăn thường phải dùng đũa, vì trong mỗi múi mít ấy như những túi mật chảy ra rất nhiều, nó không khô ráo như mít dai, đối với "mít dai" chỉ cần gỡ hết lớp xơ nhỏ là cầm trên tay ăn vô tư. Sở thích ăn mít là tùy thuộc ở mỗi người, người thì thích ăn mít mật nhất, người thì lại thích ăn mít dai. Riêng bà xã nhà tôi, năm nào cũng phải nhắc đi nhắc lại bà chị tôi quản vườn mít để dành một quả mít dai to nhất, gai đều nhất, không bị sâu, không bị thối, không bị vẹo, để về thắp hương ông ngoại và cả mẹ tôi như khi mẹ tôi vẫn còn sống.

Trên khắp nước Việt Nam, quanh năm chúng ta được thưởng thức hoa trái, nhưng trong số những loại hoa quả ấy, tôi vẫn nhớ nhất mùa mít đến. Bởi cây mít đã gắn bó với gia đình ngoại tôi từ rất xưa, từ khi mẹ tôi còn bé, đến nay cả ông ngoại và mẹ đã mất, bản thân tôi đã gần bốn mươi tuổi đời, hẳn cây mít mãi là hình ảnh thân thương, gần gũi, bình dị trong vườn nhà ngoại.
Đạt Trần
28 tháng 7 2017 lúc 19:48

Nếu ai đó muốn vẽ một bức tranh đẹp về làng quê Việt Nam, hẵn sẽ không quên vài nét chấm phá
cho một hàng tre, một khóm trúc.Thật vậy, có thể nói ” cây tre ” là biểu trưng cho làng quê Đất Việt,
từ Bắc chí Nam.
Kế Môn quê tôi cũng là một làng quê Việt Nam, mà màu xanh của tre hầu như chiếm lĩnh cả thảm
thực vật. Ở đây tre mọc khắp nơi : tre mọc thành hàng ở hai bên đường Xóm, ngọn tre đan vào nhau
thành vòm, tre vươn lên từng khóm ở góc vườn, tre ôm ấp mái nhà tranh còn vương vấn khói màu lam.
Nhớ ngày xưa ai đó đã mở đầu bài tập làm văn tả cảnh bằng câu ” Làng tôi có lũy tre bao bọc…”
Lũy tre xanh,khóm tre, vòm tre… là những từ nghe thật êm tai, thật gần gủi và mang nhiều âm vang xào
xạc của tiếng gió …
Nếu bạn là nhà thơ, thì cảnh trăng lên sau hàng tre thưa một đêm hè gió nhẹ là có cả một bài thơ
tuyệt vời. Nhưng nếu bạn từng chứng kiến cảnh nhìn lên những ngọn tre già đang cúi rạp mình trong
giông bão, hẵn sẽ là một nỗi ám ảnh về sức chịu đựng của thiên nhiên.
Tre là loài thực vật luôn vươn thẳng lên cao và sống thật mạnh mẽ, dù trong điều kiện nghèo nàn
của thổ nhưỡng như ở dãi đất duyên hải miền Trung. Chỉ cần một gốc tre khiêm tốn lúc ban đầu, qua
một thời gian ngắn, tre sẽ phát triển thành khóm, và nếu không khống chế,khóm tre sẽ bành trướng
không ngừng và không giới hạn. Hình ảnh thường thấy nhất là bên cạnh những gốc tre già bạn sẽ thấy
xuất hiện vài ” búp măng non “.Đó là tính ” kế tục “, một quá trình kế tục không ngừng để vươn lên và phát triển.
Quê Viêt Nam có nhiều giống tre, nhưng ở làng tôi chỉ có hai loại phổ biến, đó là tre gai và tre tầm
vông ( dân làng tôi gọi là tre hàng giáo ) . Tre gai có thể cao trên mười mét, thân có nhiều đốt , đường
kính gốc có thể lên đến 12 cm,cành tre có nhiều gai, lõi tre đặc chứ không rỗng như loại tre lồ ô. Tre
tầm vông nhỏ hơn, cây cao nhất cũng chỉ đến sáu mét, đ ường kính thân nhỏ chỉ chừng từ năm đến
sáu cm, đặc biệt rất dễ uốn.
Măng tre là món thích hợp nhất để xáo với thịt các loài họ chim cũng như gà, vịt. Gà xáo măng, vịt
xáo măng là món không thể thiếu ở quê tôi trong những bữa cúng giỗ. Đó là món quà đầu tiên của tre
tặng cho dân làng.
Nhưng đó chỉ là món quà nhỏ, rất nhỏ. Qùa của cây tre dành cho con người, nhất là người nông
dân Việt Nam ngày xưa còn lớn hơn gấp bội.
Ta đều biết trước đây, khi các loại vật liệu xây dựng còn thô sơ và lạc hậu, tre là loại vật liệu chủ
đạo để xây nên nhà cửa, đặc biệt là ở miền đồng bằng,nơi không có nhiều gỗ từ cây rừng. Từ cột
nhà cho đến kèo, đòn tay, rui mè đều sử dụng tre gai. Vách cũng đan bằng tre trước khi phủ lên một
lớp bùn nhào với rơm rạ. Nông dân đều biết, nếu là tre già được ngâm lâu trong bùn, khi đem ra sử
dụng sẽ là loại ” gỗ ” không còn loại mối mọt nào đục phá được.
Vì vậy có một thời, người ta đã dùng tre để đóng cọc làm móng ( thay cho cừ tràm như ở miền
Nam hiện nay ) , thậm chí có nơi còn dùng thân tre như cốt lõi để ép bê-tông đà kiềng cho những
căn nhà tương đối nhỏ.Chưa kể thời Pháp thuộc, những biệt thự ( mà một số còn tồn tại đến ngày
nay) thường dùng tre đan trét vôi vữa để làm trần nhà. Trần phẳng và đẹp khiến thoạt nhìn lên có
người cứ ngỡ đó là trần bê-tông hay thạch cao ngày nay vậy.
Về nông và ngư cụ, làng Kế Môn quê tôi ngày xưa là làng nông nghiệp chính hiệu, trong đó hạt
lúa làm nên tất cả. Mà để có hạt lúa hạt gạo,củ khoai,củ sắn thì ngoài sức người, các phương tiện
sản xuất đóng góp phần chủ lực : gầu tát nước, xuồng nhỏ, các loại thúng, mủng đựng lúa, sàng, dần
nốn ( hay nia ) đựng gạo,…rỗ,rá, đúa đựng khoai sắn,…tất cả đều làm bằng tre đan. Cả đến đòn xóc,
đòn gánh để gánh lúa gánh gạo, cho đến cái cán cuốc,cán cào, cán rựa…tất cả đều làm từ cây tre.
Chưa nói đến cái cối xay lúa mà phần thân phải đan bằng loại tre già.
Ngoài hạt gạo để chi cho đủ mọi thứ, nhiều lúc còn không đủ, bà con dân làng từ già đến trẻ,còn
phải tận dụng khai thác các con sông,dòng khe, dòng hói,các đầm, bàu để đánh bắt tôm cá nhằm
cải thiện bữa ăn hàng ngày. Muốn vậy thì các phương tiện đánh bắt ( ngư cụ ) không thể thiếu :
chơm ( hay nơm ) để nơm cá, đúa dậm để xúc cá, rồi lờ, oi đựng cá,cả đến cần câu các loại đều
phải nhờ đến cây tre.
Đó là chưa kể hết những món linh tinh như cái quạt tre chẳng hạn vân vân và vân vân mà không
ai có thể kể hết.

Qủa thật đối với người nông dân Việt Nam ngày xưa, không có gì đa dụng và hữu ích bằng cây
tre làng. Có thể nói tre là người bạn đã san sẻ khó nhọc với người nông dân một nắng hai sương.
Người nông dân nói riêng và xã hội nói chung cần phải xem cây tre như là ân nhân của mình vậy.

Nhưng đó lại là câu chuyện ngày xưa.
Hơn nửa thế kỷ qua đi đã mang lại nhiều thay đổi. Khoa học tiến bộ đã khai sinh ra nhiều chất
liệu để thay thế dần cây tre trong xây dựng cũng như trong sản xuất nông ngư nghiệp. Vì thế vai
trò của cây tre ngày càng giảm đi. Mặt khác, vai trò che chắn,bao bọc của những hàng tre, khóm
tre,lũy tre đối với làng xóm như những bức tường tự nhiên ngăn gió ngăn bão,che nắng che mưa,
cũng đang dần dần bị loại bỏ.
Ngày nay, bước vào trong xóm, hai bên không còn là hai hàng tre sánh đôi và ngọn tre giao nhau
thành vòm như xưa mà nó đang dần dần được thay thế bằng những hàng rào xi măng cứng nhắc và
có phần vô cảm. Những con đường làng, đường xóm quê tôi ngày càng tiện dụng nhưng trống trải
và xa lạ hơn.Không khí mùa hè ngày càng trở nên oi bức trong khi mùa đông gió bấc thì không gian
ngày càng tê buốt lạnh lẽo.
Nhiều lúc tôi hình dung đến một ngày nào đó,cảnh quan kiến trúc của làng tôi , theo đà phát triển,
sẽ mang dáng dấp của một ” thị trấn ” với những dãy ” nhà phố ” bên những con đường không còn
bóng mát của cây cỏ ! Điều gì sẽ xảy ra ? Chỉ biết có một điều chắc chắn rằng lúc ấy, bóng dáng cây
tre sẽ chỉ còn lại trong ký ức và hoài niệm của mỗi người với bao tiếc nuối không thể nào nguôi …

nguyễn thu trang
11 tháng 3 2018 lúc 20:27

hihi

Văn Nhu Trịnh
2 tháng 4 2018 lúc 21:22
https://i.imgur.com/cr5IQmr.jpg

Các câu hỏi tương tự
Trần Minh Hùng
Xem chi tiết
阮芳邵族
Xem chi tiết
Lan Lê
Xem chi tiết
Đinh Diễm Quỳnh
Xem chi tiết
Bạn bè
Xem chi tiết
Dii thánh thiện
Xem chi tiết
Shadow gaming tv
Xem chi tiết
Cường Trần
Xem chi tiết
Trọng Nghĩa Nguyễn
Xem chi tiết