Bánh chưng là biểu tượng không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền. Từ xa xưa đến nay, mỗi dịp Tết đến xuân về, người người nhà nhà lại chuẩn về những nồi bánh chưng rất to để đón Tết. Bởi trong tâm thức của mỗi người thì bánh chưng là món ăn mang ý nghĩa sum vầy, ý nghĩa đoàn viên bình dị nhưng ấm áp.
Người xưa vẫn lưu truyền rằng bánh chưng ngày Tết có từ rất lâu. Mọi người vẫn tin rằng bánh chưng bánh giầy có từ thời vua Hùng thứ 6, và cho đến ngày nay thì nó đã trở thành biểu tượng của Tết truyền thống tại Việt Nam. Người đời vẫn luôn cho rằng bánh chưng minh chứng cho sự tròn đầy của trời đất và sự sum vầy của gia đình sau một năm trời làm việc tất bật, vội vã.
THUYẾT MINH VỀ BÁNH CHƯNG NGÀY TẾT-VĂN LỚP 8
Cho dù là ở miền Bắc, Trung hay Nam thì bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết. Có thể nói đây là món ăn được chờ đợi nhiều nhất, vì ngày Tết mới đúng là ngày thưởng thức bánh chưng ngon và ấm áp nhất.
Về nguyên liệu, bánh chưng được làm từ những thứ rất đơn giản và dễ chuẩn bị; kết hợp với bàn tay khéo léo của người gói bánh. Nguyên liệu chủ yếu là nếp, lá dong, thịt, đậu xanh giã nhỏ. Mỗi nguyên liệu đều được chọn lọc thật kĩ để có thể tạo nên món ăn ngon và đậm đà nhất. Về phần nếp thì người ta chọn những hạt tròn lẳn, không bị mốc để khi nấu lên ngửi thấy mùi thơm lừng của nếp. Đậu xanh chọn loại đậu có màu vàng đẹp, nấu nhừ lên và giã nhuyễn làm nhân. Người ta sẽ chọn thịt ba chỉ hoặc thịt nạc, trộn với tiêu xay, hành băm nhuyễn. Một nguyên liệu khác không kém phần quan trọng chính là lá dong để gói bánh. Ở một số vùng khác người ta dùng lá chuối gói bánh nhưng phổ thông nhất vẫn là lá dong.
Lá dong cần có màu xanh đậm, có gân chắc, không bị héo và rách nát. Hoặc nếu những chiếc lá bị rách người ta có thể lót bên trong chiếc lá lành để gói. Khâu rửa lá dong, cắt phần cuống đi cũng rất quan trọng vì lá dong sạch mới đảm bảo vệ sinh cũng như tạo mùi thơm sau khi nấu bánh..
Sau khi đã chuẩn bị tất cả các nguyên vật liệu thì đến khâu gói bánh. Gói bánh chưng cần sự tẩn mẩn, tỉ mỉ và khéo léo để tạo nên chiếc bánh vuông vắn cúng viếng ông bà tổ tiên. Nhiều người cần phải có khuôn vuông để gói nhưng nhiều người thì không cần, chỉ cần gấp 4 góc của chiếc lá dong lại là có thể gói được. Bao bọc xung quanh nhân đậu và thịt là một lớp nếp dày. Chuẩn bị dây để gói, giữ cho phần ruột được chắc, không bị nhão ra trong quá trình nấu bánh.
Công đoạn nấu bánh được xem là khâu quan trọng. Thông thường mọi người nấu bánh bằng củi khô, nấu trong một nồi to, đổ đầy nước và nấu trong khoảng từ 8-12 tiếng. Thời gian nấu lâu như thế là vì để đảm bảo bánh chín đều và dẻo. Khi nước bánh sôi, mùi bánh chưng bốc lên nghi ngút. Lúc đó mọi người bắt đầu cảm nhận được không khí Tết đang bao trùm lấy căn nhà.
Bánh chưng sau khi chín được mang ra và lăn qua lăn lại để tạo sự săn chắc cho chiếc bánh khi cắt ra đĩa và có thể để được lâu hơn.
ĐỐi với mâm cơm ngày Tết thì đĩa bánh chưng là điều tuyệt vời không thể thiết. Cũng như trên bàn thờ ngày tết, một cặp bánh chưng cúng tổ tiên là phong tục lưu truyền từ bao đời nay. Bánh chưng tượng trưng cho sự trọn vẹn của trời đất, cho những gì phúc hậu và ấm áp nhất của lòng người.
Trong ngày Tết có rất nhiều lấy bánh chưng làm quà biếu, và đây chính là món quà ý nghĩa tượng trưng cho lòng thành, cho sự chúc phúc tròn đầy nhất.
Mỗi dịp Tết đến xuân về, bánh chưng bốc lên nghi ngút chính là báo hiệu cho sự ấm áp của gia đình. Bánh chưng là biểu tượng ngày Tết mà không có bất cứ loại bánh nào có thể thay thế được. Vì đây là truyền thống, là nét đẹp của con người Việt Nam, cần gìn giữ và tôn trọng từ quá khứ, hôm nay và cả ngày mai nữa.
Bài làm
Bánh chưng là biểu tượng không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền. Từ xa xưa đến nay, mỗi dịp Tết đến xuân về, người người nhà nhà lại chuẩn về những nồi bánh chưng rất to để đón Tết. Bởi trong tâm thức của mỗi người thì bánh chưng là món ăn mang ý nghĩa sum vầy, ý nghĩa đoàn viên bình dị nhưng ấm áp.
Người xưa vẫn lưu truyền rằng bánh chưng ngày Tết có từ rất lâu. Mọi người vẫn tin rằng bánh chưng bánh giầy có từ thời vua Hùng thứ 6, và cho đến ngày nay thì nó đã trở thành biểu tượng của Tết truyền thống tại Việt Nam. Người đời vẫn luôn cho rằng bánh chưng minh chứng cho sự tròn đầy của trời đất và sự sum vầy của gia đình sau một năm trời làm việc tất bật, vội vã.
Thuyết minh về bánh chưng ngày Tết-Văn lớp 8
Cho dù là ở miền Bắc, Trung hay Nam thì bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết. Có thể nói đây là món ăn được chờ đợi nhiều nhất, vì ngày Tết mới đúng là ngày thưởng thức bánh chưng ngon và ấm áp nhất.
Về nguyên liệu, bánh chưng được làm từ những thứ rất đơn giản và dễ chuẩn bị; kết hợp với bàn tay khéo léo của người gói bánh. Nguyên liệu chủ yếu là nếp, lá dong, thịt, đậu xanh giã nhỏ. Mỗi nguyên liệu đều được chọn lọc thật kĩ để có thể tạo nên món ăn ngon và đậm đà nhất. Về phần nếp thì người ta chọn những hạt tròn lẳn, không bị mốc để khi nấu lên ngửi thấy mùi thơm lừng của nếp. Đậu xanh chọn loại đậu có màu vàng đẹp, nấu nhừ lên và giã nhuyễn làm nhân. Người ta sẽ chọn thịt ba chỉ hoặc thịt nạc, trộn với tiêu xay, hành băm nhuyễn. Một nguyên liệu khác không kém phần quan trọng chính là lá dong để gói bánh. Ở một số vùng khác người ta dùng lá chuối gói bánh nhưng phổ thông nhất vẫn là lá dong.
Lá dong cần có màu xanh đậm, có gân chắc, không bị héo và rách nát. Hoặc nếu những chiếc lá bị rách người ta có thể lót bên trong chiếc lá lành để gói. Khâu rửa lá dong, cắt phần cuống đi cũng rất quan trọng vì lá dong sạch mới đảm bảo vệ sinh cũng như tạo mùi thơm sau khi nấu bánh..
Sau khi đã chuẩn bị tất cả các nguyên vật liệu thì đến khâu gói bánh. Gói bánh chưng cần sự tẩn mẩn, tỉ mỉ và khéo léo để tạo nên chiếc bánh vuông vắn cúng viếng ông bà tổ tiên. Nhiều người cần phải có khuôn vuông để gói nhưng nhiều người thì không cần, chỉ cần gấp 4 góc của chiếc lá dong lại là có thể gói được. Bao bọc xung quanh nhân đậu và thịt là một lớp nếp dày. Chuẩn bị dây để gói, giữ cho phần ruột được chắc, không bị nhão ra trong quá trình nấu bánh.
Công đoạn nấu bánh được xem là khâu quan trọng. Thông thường mọi người nấu bánh bằng củi khô, nấu trong một nồi to, đổ đầy nước và nấu trong khoảng từ 8-12 tiếng. Thời gian nấu lâu như thế là vì để đảm bảo bánh chín đều và dẻo. Khi nước bánh sôi, mùi bánh chưng bốc lên nghi ngút. Lúc đó mọi người bắt đầu cảm nhận được không khí Tết đang bao trùm lấy căn nhà.
Bánh chưng sau khi chín được mang ra và lăn qua lăn lại để tạo sự săn chắc cho chiếc bánh khi cắt ra đĩa và có thể để được lâu hơn.
ĐỐi với mâm cơm ngày Tết thì đĩa bánh chưng là điều tuyệt vời không thể thiết. Cũng như trên bàn thờ ngày tết, một cặp bánh chưng cúng tổ tiên là phong tục lưu truyền từ bao đời nay. Bánh chưng tượng trưng cho sự trọn vẹn của trời đất, cho những gì phúc hậu và ấm áp nhất của lòng người.
Trong ngày Tết có rất nhiều lấy bánh chưng làm quà biếu, và đây chính là món quà ý nghĩa tượng trưng cho lòng thành, cho sự chúc phúc tròn đầy nhất.
Mỗi dịp Tết đến xuân về, bánh chưng bốc lên nghi ngút chính là báo hiệu cho sự ấm áp của gia đình. Bánh chưng là biểu tượng ngày Tết mà không có bất cứ loại bánh nào có thể thay thế được. Vì đây là truyền thống, là nét đẹp của con người Việt Nam, cần gìn giữ và tôn trọng từ quá khứ, hôm nay và cả ngày mai nữa.
Tôi vẫn còn nhớ như in những ngày cuối năm ấy, khi tôi đang học lớp 9 trường làng. Buổi trưa tan tầm, mẹ đi chợ về mua bao nhiêu là thứ đồ dùng chuẩn bị cho ngày Tết nguyên đán. Thôi thì đủ cả, từ măng khô, miến dong riềng, đậu tằm, mộc nhĩ, thịt heo, cá tươi để nướng… Nhưng cái làm tôi chú ý nhất là hai bó lá dong xanh mướt mà. Đây là loại lá dong nếp, được lấy từ vùng miền núi Kim Bôi, Hòa Bình rồi theo tư thương mang xuống bán ở chợ Đình quê tôi. Lá dong là đặc trưng của những phiên chợ áp Tết vì bình thường ít khi mọi người dùng tới nó. Nhìn bề ngoài, chúng chẳng khác lá dong riềng có hoa màu đỏ tía hay mọc ở những bờ dậu rào quê tôi là bao. Nhưng nghe mẹ nói, đây là lá dong nếp, lấy ở trên rừng chứ lá dong tẻ thì khô giòn, dễ gãy nên không dùng gói bánh chưng được.
Sau khi mẹ mua về, ba đem ngâm bó lá dong vào trong bể nước mưa ở góc sân rồi nhìn tôi cười vui vẻ nói, ngày mai nhà mình gói bánh chưng, chuẩn bị đi để mai ba dạy cách gói, từ nay về sau cứ thế mà làm. Nghe ba nói tôi mừng rơn. Với tôi ngày ấy, được gói những chiếc bánh chưng xanh vuông vức cho cả gia đình trong dịp Tết là một việc làm hết sức to lớn và có ý nghĩa vô cùng lớn lao. Ôi những chiếc bánh chưng xanh có đậu tằm, có gạo nếp, thịt heo và cả chiếc lạt giang màu hồng rất đẹp đẽ buộc thắt ngang.
Với tôi ngày ấy, đó là công việc vô cùng thích thú.
Hôm sau, tôi dậy từ sáng sớm, chả buồn ăn sáng mà chỉ chăm chú vào việc chuẩn bị gói bánh chưng. Nhà tôi hồi ấy có năm người, gồm bà nội, bố mẹ và hai anh em tôi nên ba nói sẽ gói hai mươi cái. Đầu tiên là chuẩn bị lá dong. Sau khi đo đạc cẩn thận từng chiếc lá sao cho khớp với khuôn bánh, tôi dùng dao sắc cắt vuông vắn những chiếc lá xếp trên cái nong to tướng đặt ngay giữa sân. Trời mùa xuân hanh hao và se sẽ lạnh, chú mèo con không hiểu sao bữa nay cứ quấn lấy chân tôi không dời làm tôi suýt cáu lên.
Sau đó là gạo nếp và đậu tằm được mẹ ngâm từ đêm hôm trước rồi đem vo kỹ cho vào hai cái rá to để ráo nước. Ba tôi ngồi trên hè vừa chẻ lạt giang vừa hướng dẫn tôi cách gấp lá và gói bánh. Bà nội ngồi bên cạnh nhai trầu rồi kể chuyện ngày xưa, chuyện chàng Lang Liêu gói bánh dâng vua… Mọi người đều quây quần bên chiếc nong đựng đồ để gói bánh chưng, không khí gia đình sao mà đầm ấm và thân thương quá đỗi.
Qua mấy chiếc đầu còn bỡ ngỡ, đôi bàn tay nhỏ bé của tôi cũng bắt đầu quen với những chiếc bánh. Công việc khó nhất là đặt lá sao cho vuông góc với khuôn bánh và phải buộc lạt sao cho vừa chặt lại vừa không khít quá nếu không khi luộc xong bánh nở ra sẽ là đứt dây lạt.
Thế rồi đến lúc tan tầm tôi cũng gói xong hai mươi cái bánh, còn thừa một ít gạo nếp và đậu tằm nên tôi gói một cái bánh ống, nhỏ hơn để tối hai anh em ăn trước trong lúc canh nồi bánh chưng.
Cuối cùng khi ba nhóm lửa thì tôi và mẹ cẩn thận xếp bánh vào nồi. Khi xếp không quên đặt dưới đáy nồi những cuống của lá dong để lửa khỏi bén vào bánh. Khi mùi khói thơm thơm cay nồng bốc lên thì trời cũng sâm sẩm tối. Cả nhà lại quây quần bên bếp lửa hồng nghe nồi bánh chưng sôi ùng ục với một nỗi lòng vui vui khó tả. Trong lúc luộc bánh, mẹ tôi không bao giờ quên cái dim cá. Đó là những con cá trắm to mẹ mua về thái khúc rồi nướng khi nấu bánh. Món cá nướng cũng là một đặc sản của nhiều người dân quê tôi trong những ngày Tết nguyên đán này.
Có lẽ cái cảm giác thức đêm ngồi canh nồi bánh chưng là cảm giác hạnh phúc nhất của tôi trong những năm tháng ấu thơ. Mặc dù buồn ngủ nhíu cả mắt nhưng hai anh em chúng tôi đều không chịu đi ngủ. Và dù nội có dỗ dành là cứ ngủ một chút đi rồi đến lúc vớt bánh là nội gọi dậy thì hai anh cũng cố căng mắt nhìn nồi bánh sôi ùng ục trên ngọn lửa hồng ấm áp. Năm nào cũng thế, chuẩn bị đến Giao thừa là nhà tôi bắt đầu vớt bánh chưng ra khỏi nồi. Ba chọn những chiếc bánh đẹp nhất đặt lên ban thờ, còn hai anh em chúng tôi háo hức ăn chiếc bánh ống nhỏ hơn.
Những năm sau, ngoài việc gói bánh chưng cho nhà mình tôi còn phải gói banh chưng cho nhà cô Dung và bác Mẫn hàng xóm nữa. Cứ sắp đến Tết là cái Thảo, con út bác Mẫn lại sang nhờ tôi qua gói hộ bánh. Những lúc như thế tôi tự hào lắm, cái cảm giác mình được người khác cần đến cứ làm tôi bâng lâng mãi. Lần nào tôi ngồi gói bánh, cái Thảo cũng đứng bên cạnh nhìn chăm chú rồi ước, giá mà em biết gói bánh như anh thì ba mẹ đỡ phải nhờ…rồi lại khúc khích cười khen tôi khéo tay.
Thế là năm ấy tôi lại được hàng xóm đem cho một cái bánh chưng mà tôi đã gói, thường tôi ít khi ăn luôn mà để dành tới tận ra giêng. Cùng với bộ quần áo mới và tiền ngày Tết thì những chiếc bánh chưng xanh là niềm mong đợi nhất của tôi vào dịp cuối năm. Những chiếc bánh chưng xanh không chỉ gợi lên không khí ấm cúng gia đình hay đậm đà tình làng nghĩa xóm trong những ngày Tết mà nó còn theo tôi suốt những năm tháng tuổi ấu thơ tươi đẹp ngày ấy.
Rồi tôi cũng xa nhà, xa cái làng quê nhỏ bé của xứ Đoài ấy để vào Nam đi học. Và bây giờ, sau mười bốn năm kể từ lần đầu tiên đôi bàn tay thơ dại của mình biết xoáy chiếc lạt giang màu hồng ấy tôi phải ăn Tết xa nhà.
Đâu còn hình ảnh cả nhà ngồi bên nồi bánh chưng bập bùng lửa đỏ đêm Giao thừa hay nụ cười cô bé hàng xóm bên những chiếc lá dong xanh nuốt nà cứ làm tôi xao xuyến mãi. Có lẽ giờ này mẹ cũng đi chợ Tết rồi. Và tôi buâng khuâng tự hỏi, năm nay con không về còn nội đã đi xa mãi mãi, nơi quê nhà ba sẽ gói bao nhiêu chiếc bánh chưng xanh?
ết đến, xuân về, khắp mọi nẻo đường mọi người tấp nập đi mua sắm nào đào, quất, bánh kẹo và không quên chuẩn bị nguyên liệu để làm món bánh chưng – món bánh truyền thông của dân tộc.
Đã từ lâu, bánh chưng là thứ không thể thiếu vào ngày Tết của mỗi gia đình. Từ xa xưa, trong câu chuyện về các vua Hùng, bánh chưng được coi là thứ tượng trưng cho đất, thể hiện sự biết ơn của con người gửi tới tổ tiên, các vị thần với ước mong mùa màng bội thu. Nguyên liệu để làm bánh chưng cũng khá đơn giản: gạo nếp, đỗ xanh, thịt mỡ, lá dong và lạt để buộc. Tuy nhiên, để gói được một chiếc bánh chưng ngon, đẹp mắt thì không đơn giản chút nào. Gạo để làm bánh chưng phải là gạo nếp ngon, hạt to và dẻo, thông thường người ta thường làm bằng gạo nếp Điện Biên, đó là loại gạo ngon đặc trưng. Gạo được đãi qua nước, sau đó để ráo và chúng ta trộn thêm vài hạt muối để khi bánh chín có vị đậm đà. Chúng ta chọn đỗ xanh là nguyên liệu để làm nhân bánh cùng với thịt lợn. Đỗ xanh cũng phải được làm rất cẩn thận để không lẫn các viên sạn, còn thịt lợn thì chúng ta chọn thịt ba chỉ có cả mỡ và nạc sẽ mang lại vị béo cho nhân bánh. Riêng thịt để làm nhân bánh chúng ta thường thái miếng dài và ướp thêm gia vị: nước mắm, hạt tiêu để thêm vị đậm đà và thơm ngon. Điều đặc biệt của bánh chưng là được gói bằng lá dong, trước khi gói lá phải được rửa sạch và để ráo nước. Sau đó chúng ta cắt bỏ cuống lá và sống lưng để lá bớt cứng và dễ gói. Lạt buộc bánh chưng thường dùng từ ống cây giang. Lạt có thể được ngâm muối hay hấp cho mềm trước khi gói.
Giới thiệu về chiếc bánh chưng ngày tết
Khi làm bánh, chúng ta cần chuẩn bị nguyên liệu một cách cẩn thận và kỹ lưỡng. Ta đặt lạt xuống trước, sau đó xếp lá dong lên, tùy người gói mà chúng ta dùng 2,3 lá hoặc nhiều hơn, có người dùng khuôn để bánh vuông hơn và các nguyên liệu hòa quyện với nhau hơn, nhưng có người thì chỉ cần dùng tay để gói bánh cũng vẫn đẹp mắt và ngon. Khi trải lá dong ra, chúng ta lần lượt cho các nguyên liệu vào, dưới cùng là lớp gạo sau đó là lớp đỗ xanh, thịt lợn và trên cùng lại là một lớp gạo. Lượng nguyên liệu gói bánh cũng phụ thuộc vào từng người gói. Tuy nhiên, lượng gạo phải đủ để phủ kín nhân bên trong. Sau khi cho đầy đủ các nguyên liệu, chúng ta dùng lạt buộc lại chắc chắn. Như vậy là chúng ta đã tự tay gói được một chiếc bánh chưng hoàn chỉnh. Công đoạn cuối cùng là luộc bánh. Thời gian luộc bánh phụ thuộc vào số lượng bánh nhiều hay ít nhưng thông thường từ 8 – 12 tiếng. Lửa nấu bánh không nên cháy to quá, vì như vậy bánh sẽ chín không đều, ta nên đun với lượng nhiệt vừa phải.
Bánh chưng là biểu tượng của ngày Tết cổ truyền, chúng ta dùng bánh chưng để thắp hương cho tổ tiên như một truyền thống “uống nước nhớ nguồn”. Khoảnh khắc cả gia đình ngồi quây quần bên nồi bánh chưng thật đầm ấm và quây quần. Dù cuộc sống có hiện đại, con người thích thưởng thức những món ăn lạ nhưng sẽ không ai quên được những món ăn truyền thông, đậm đà bản sắc dân tộc và mang lại không khí gia đình ấm áp đặc biệt là những dịp lễ, Tết.
Tết Nguyên Đán ở Việt Nam là cái Tết cổ truyền đã có tự ngàn xưa với: Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ. Tục đó được lưu truyền tới tận ngày nay. Hàng năm vào mỗi dịp tết đến, nhà nào cũng có bánh chưng để ăn tết được trọn vẹn hơn.
Nhìn chiếc bánh chưng, ta thấy mộc mạc, giản dị vô cùng, nhưng để làm ra nó lại tốn không ít công phu. Bà em phải lo đi chợ mua lá dong cùng với mấy bó lạt giang. Và lá dong phải to bản, lành lặn, Thường là lá dong bánh tẻ, không già, không non thì gói bánh mới đẹp. Nhất là lạt giang chẻ sẵn phải mỏng và mềm, màu vàng ngà, rất ăn ý với lá dong xanh.
Chuẩn bị gạo nếp cái hoa vàng vừa dẻo vừa thơm , được ngâm từ đêm trước, đem xả rồi xóc cho ráo nước. Nguyên liệu thứ 2 là đậu xanh đãi sạch vỏ từ trước.Thịt lợn xắt miếng to cỡ nửa bàn tay gớp muối, tiêu, hành chó thấm. Lá dong đã được cắt cuống, rửa sạch, lau khô… Tất cả bày sẵn ra chiếc nong, chờ người gói.
Cả nhà quây quần quanh bà. Bà trải lá ra mâm, đong một bát gạo đổ vào, dàn đều rồi đổ nửa bát đỗ, xếp hai miếng thịt, lại thêm nửa bát đỗ, một bát gạo nữa. Bà khéo léo đãi gạo che kín đỗ và thịt rồi nhẹ nhàng bẻ bốn góc lá cho vuông vức, sau đó xiết chặt từng chiếc lạt. Chẳng mấy chốc, chiếc bánh chưng đã được gói xong. Suốt một buổi sáng cặm cụi, bận rộn, bà đã gói hết thúng gạo. Bố tôi buộc hai cái thành một cặp rồi xếp vào chiếc nồi thật lớn, chuyên dùng để luộc bánh. Đám trẻ chúng tôi được bà gói cho mỗi đứa một chiếc bánh chưng be bé. Chùm bánh ấy để ở trên cùng và sẽ vớt ra trước nhất.
Phía góc sân, bốp lửa đã cháy đều. Những gộc tre, gộc củi khô tích trữ quanh năm giờ được đem ra đun. Ngọn lửa nhảy nhót réo ù ù, tàn than tí tách bắn ra xung quanh những chấm đỏ rực trông thật vui mắt. ông tôi bảo phải đun cho lửa cháy thật đều thì bánh mới rền, không bị hấy. Anh em tôi xúm xít bên ông, vừa hơ tay cho khỏi cóng, vừa nghe ông kể chuyện ngày xửa ngày xưa. Đến những đoạn thú vị, ông cười khà khà, rung cả chòm râu bạc.
Khoảng tám giờ tối thì bố tôi dỡ bánh, xếp rải ra trên chiếc chõng tre ngoài hiên. Hơi nóng từ bánh bốc lên nghi ngút, toả ra một mùi thơm ngậy, nồng nàn. Bố tôi đã chuẩn bị hai tấm ván gỗ và chiếc cối đá để nén bánh.
Khó có thể tả nổi niềm sung sướng, hân hoan của lũ trẻ chúng tôi khi được nếm chiếc bánh chưng nhỏ xỉnh, nóng hổi. Nếp dẻo, đỗ bùi, thịt béo… ngon quá là ngon! Tưởng chừng như chẳng có thứ bánh nào ngon hơn thế!
Chiều ba mươi Tết, trên bàn thờ đèn nến sáng trưng, hương trầm nghi ngút, những cặp bánh chưng xanh được trân trọng bày bêh cạnh đĩa ngũ quả, hộp trà, hộp mứt, chai rượu… và mâm cỗ tất niên để cúng trời đất, tổ tiên, đón các cụ về ăn Tết cùng con cháu. Không tả hết được nỗi xúc động rưng rưng trong lòng mỗi người. Không khí thiêng liêng của ngày Tết thực sự bắt đầu. Tôi rất yêu cái tết cổ truyền của đất nước mình!