* Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời đã sinh ra hiện tượng mùa và hiện tượng ngày đêm dài, ngắn theo mùa và theo vĩ độ
* Giải thích hiện tượng mùa:
- Do trục TĐ nghiêng và không đổi hướng trong khi chuyển động trên quỹ đạo nên có lúc ngả nửa cầu Bắc, có lúc ngả nửa cầu Nam về phía Mặt Trời
- Nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời thì có góc chiếu lớn, nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt. Lúc ấy là mùa nóng của nửa cầu đó. Nửa cầu nào không ngả về phía Mặt Trời thì có góc chiếu nhỏ, nhận được ít ánh sáng và nhiệt. Lúc ấy là mùa lạnh của nửa cầu đó.
- Vào ngày 21-3 và 23-9, hai bán cầu có góc chiếu của Mặt Trời như nhau, nhận được một lượng nhiệt và ánh sáng như nhau. Đó là lúc chuyển tiếp giữa các mùa nóng và lạnh ở hai nửa cầu của Trái Đất.
Chúc em học tốt!
- Hướng chuyển động: từ Tây sang Đông
- Thời gian chuyển động: 365 ngày 6 giờ
- Quỹ đạo chuyển động: hình elip
- Trong khi chuyển động, trục Trái Đất vẫn giữ nguyên độ nghiêng và hướng nghiêng không đổi -> chuyển động tịnh tiến
- Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời làm sinh ra hiện tượng các mùa. Hiện tượng mùa ở 2 bán cầu có tính chất trái ngược nhau.
Mình sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này
Sự chuyển động của Trái Đất quay quanh Mặt Trời sinh ra hiện tượng các mùa ,hiện tượng ngày đêm dài ngắn ở các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất
Hiện tượng các mùa trên Trái Đất là do sự chuyển động của Trái Đất quay quanh Mặt Trời.
(câu trả lời của mình cũng hơi thiếu sót nên bạn tham khảo của các bạn khác nhé!)
Chúc bạn học ngày càng giỏi !
Đừng quên chọn câu trả lời của mình nha !
bạn tham khảo ở đây nha : Bài 8 : Sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời | Học trực tuyến
Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng từ Tây sang Đông trên quỹ đạo có hình elíp gần tròn .
-Trái Đất chuyển động một vòng quanh Mặt Trời trên quỹ đạo hết 365 ngày và 6 giờ.
-Trong khi chuyển động trên quỹ đạo quanh mặt trời, trục Trái Đất lúc nào cũng giữ nguyên độ nghiêng 66o33’ trên mặt phẳng quỹ đạo và hướng nghiêng của trục không đổi. Đó là sự chuyển động tịnh tiến.