Sóng thần là một loạt các đợt sóng biển cao và mạnh, tạo nên khi một thể tích lớn nước đại dương bị chuyển dịch nhanh chóng, với nguyên nhân là động đầt, lở đất hoặc núi lửa phun trào dưới đáy biển hoặc sự rơi của những thiên thạch lớn (hiếm và không mạnh). Sóng thần chỉ gây thiệt hại ở những vùng ven biển, đại dương.
Sóng thần: Là sóng thường có chiều cao 20- 40m, truyền theo chiều ngang với tốc độ 400 – 800km/h.
. Nguyên nhân: do động đất, núi lửa phun ngầm dưới đáy biển, bão.
là một loạt các đợt sóng tạo nên khi một thể tích lớn của nước đại dương bị chuyển dịch chớp nhoáng trên một quy mô lớn. Động đất cùng những dịch chuyển địa chất lớn bên trên hoặc bên dưới mặt nước, núi lửa phun và va chạm thiên thạch đều có khả năng gây ra sóng thần. Hậu quả tai hại của sóng thần có thể ở mức cực lớn, giết chết bằng nhấn chìm trong nước đến hàng trăm ngàn người trong vài giờ.
Thuật ngữ tsunami (sóng thần) bắt nguồn từ tiếng Nhật có nghĩa "bến" (津 tsu, âm Hán Việt: "tân") và "sóng" (波 nami, "ba"). Thuật ngữ này do các ngư dân đặt ra dù lúc đó họ không biết nguyên do là sóng xuất phát ở ngoài xa khơi. Cơn sóng thần khởi phát từ dưới đáy biển sâu; khi còn ngoài xa khơi, sóng có biên độ (chiều cao sóng) khá nhỏ nhưng chiều dài của cơn sóng lên đến hàng trăm kilômét. Vì vậy khi ở xa bờ chúng ta khó nhận diện ra nó, mà chỉ cảm nhận là một cơn sóng cồn trải dài.
Ở Tây phương sóng thần trước kia từng được coi là sóng thuỷ triều (tiếng Anh: tidal wave) vì khi tiến vào bờ, sóng tác động như một đợt thuỷ triều mạnh dâng lên, khác hẳn loại sóng thường gặp ngoài biển tạo bởi gió. Tuy nhiên, vì không đúng với thực tế cho nên thuật ngữ này không còn dùng nữa.