Soạn ngữ văn lớp 6

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
đỗ thị thu giang

soạn giúp mình bài ĐỘNG TỪ với

cảm ơn trước nhaaaaahihi

Cửu vĩ linh hồ Kurama
22 tháng 12 2016 lúc 20:14

( Tham khảo nha bạn,cái này có đầy trên mạng mà!)

Soạn bài: Động từ

I. Đặc điểm của động từ

Câu 1: Các động từ:

a. đi, đến, ra, hỏi

b. lấy, làm, lễ

c. treo, có, xem, cười, bảo, bán, phải, đề

Câu 2: Các động từ có đặc điểm giống nhau về nghĩa là: chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.

Câu 3:

Động từ có khả năng kết hợp với các từ sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng ở phía trước để tạo thành cụm động từ.

Động từ thường làm vị ngữ trong câu. Khi làm chủ ngữ động từ thường đi kèm với từ "là" và chúng mất khả năng kết hợp với các từ sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng.

Ví dụ: Viết là việc học sinh phải luyện tập thường xuyên.

II. Các loại động từ chính

Câu 1: Bảng phân loại:

Động từ đòi hỏi động từ khác đi kèm phía sauĐộng từ không đòi hỏi động từ khác đi kèm phía sau

Trả lời câu hỏi Làm gì?đi, chạy, cười, đọc, hỏi, ngồi, đứng

Trả lời các câu hỏi Làm sao? Thế nào?dám, toan, địnhbuồn, gãy, ghét, đau, nhức, nứt, vui, yêu

Câu 2: Có thể tìm thêm:

Động từ tình thái: Cần, nên, phải, có thể, không thể.

Động từ chỉ hành động (trả lời câu hỏi làm gì?): Đánh, cho, biếu, nhà, suy nghĩ…

Động từ chỉ trạng thái (trả lời câu hỏi Làm sao? Thế nào?): Vỡ, bẻ, mòn, nhức nhối, bị, được

III. Luyện tập

Câu 1: Tìm và phân loại động từ trong truyện Lợn cưới, áo mới.

Động từ chỉ hoạt động: may, mặc, đem, đi, hỏi, chạy, giơ, bảo,...

Động từ chỉ trạng thái: thấy, tức tối, tất tưởi, ...

Động từ tình thái: đem, hay, ...

Câu 2:

Các động từ: có, đi, qua, khát, bèn, cúi, lấy, vục, quá, ...

Động từ đưacầm đều là động từ chỉ hành động nhưng đối lập nhau về nghĩa:đưa nghĩa là trao cái gì đó cho người khác; còn cầm là nhận, giữ cái gì đó của người khác.

Tính cách tham lam, keo kiệt của anh nhà giàu bộc lộ rõ nét qua phản ứng của anh ta trước hai từ đưacầm. Anh nhà giàu chỉ quen cầm của người khác mà không quen đưa cho người khác, nên cả khi sắp chết đuối anh ta cũng không đưa, dù chỉ là đưa tay mình cho người ta cứu.

Linh Phương
23 tháng 12 2016 lúc 21:05
1. Động từ có những đặc điểm gì?a) Tìm động từ trong các câu dưới đây:(1) Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra câu đố oái oăm để hỏi mọi người.(Em bé thông minh)(2) Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo. [...] Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương.(Bánh chưng, bánh giầy)(3) Biển vừa treo lên, có người qua đường xem, cười bảo:- Nhà này xưa quen bán cá ươn hay sao mà bây giờ phải đề biển là cá "tươi"?(Treo biển)Gợi ý:Các động từ: đi, đến, ra, hỏi (1); lấy, làm, lễ (2); treo, có, xem, cười, bảo, bán, phải, đề (3)b) Các động từ vừa tìm được có gì giống nhau về ý nghĩa?Các động từ có đặc điểm giống nhau về nghĩa là: chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.c) Hãy rút ra đặc điểm về khả năng kết hợp của động từ.Động từ có khả năng kết hợp với các từ sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng ở phía trước để tạo thành cụm động từ.Nhận xét về chức vụ của các động từ trong các ví dụ (1), (2), (3).Gợi ý: Phân tích thành phần câu để xác định chức vụ ngữ pháp của động từ. Động từ thường làm vị ngữ trong câu. Khi làm chủ ngữ động từ thường đi kèm với từ "là" và chúng mất khả năng kết hợp với các từ sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng. Ví dụ: Viết là việc học sinh phải luyện tập thường xuyên.2. Phân loại động từa) Hãy xếp những động từ sau vào bảng phân loại: buồn, chạy, cười, dám, đau, đi,định, đọc, đứng, gãy, ghét, hỏi, ngồi, nhức, nứt, toan, vui, yêu. 

 

Động từ đòi hỏi động từ khác đi kèm phía sauĐộng từ không đòi hỏi động từ khác đi kèm phía sauTrả lời câu hỏiLàm gì? đi, chạy, cười, đọc, hỏi, ngồi, đứngTrả lời các câu hỏiLàm sao?, Thế nào?dám, toan, địnhbuồn, gãy, ghét, đau, nhức, nứt, vui, yêub) Loại động từ nào không đòi hỏi động từ khác đi kèm phía sau?Gợi ý: Nhận xét về nghĩa khái quát của các động từ đi, chạy, cười, đọc, hỏi, ngồi, đứng;buồn, gãy, ghét, đau, nhức, nứt, vui, yêu. Đây là những động từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật.c) Những động từ luôn đòi hỏi có động từ khác đi kèm phía sau có ý nghĩa khái quát như thế nào?Gợi ý: Nhận xét về nghĩa khái quát của các động từ dám, toan, định. Loại động từ này được gọi là động từ tình thái.d) Như vậy, động từ có những loại chính nào? (xem lại phần ghi nhớ trong bài học).

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tìm và phân loại động từ trong truyện Lợn cưới, áo mới.Gợi ý:- Động từ chỉ hoạt động: may, mặc, đem, đi, hỏi, chạy, giơ, bảo,...- Động từ chỉ trạng thái: thấy, tức tối, tất tưởi, ...- Động từ tình thái: đem, hay, ...2. Đọc truyện Thói quen dùng từ và trả lời câu hỏi.a) Tìm các động từ.b) Động từ đưacầm khác nhau về ý nghĩa như thế nào?c) Câu chuyện buồn cười ở chỗ nào?Gợi ý:- Các động từ: có, đi, qua, khát, bèn, cúi, lấy, vục, quá,...- Động từ đưacầm đều là động từ chỉ hành động nhưng đối lập nhau về nghĩa: đưanghĩa là trao cái gì đó cho người khác; còn cầm là nhận, giữ cái gì đó của người khác.- Tính cách tham lam, keo kiệt của anh nhà giàu bộc lộ rõ nét qua phản ứng của anh ta trước hai từ đưacầm. Anh nhà giàu chỉ quen cầm của người khác mà không quen đưacho người khác, nên cả khi sắp chết đuối anh ta cũng không đưa, dù chỉ là đưa tay mình cho người ta cứu. 
Thảo Phương
24 tháng 12 2016 lúc 11:59

Câu 1:

Các từ ngữ in đậm là phụ ngữ của các động từ đi, ra:

đã, nhiều nơi bổ sung ý nghĩa cho động từ đi

cũng, những câu đố oái oăm để hỏi mọi người bổ sung ý nghĩa cho động từ ra

Câu 2:

- Lược bỏ các phụ ngữ, câu trên sẽ thành: Viên quan đi, đến đâu cũng ra.

- Với hình thức câu như thế, người đọc sẽ không thể hiểu được nội dung ý nghĩa mà người kể muốn biểu đạt. Như vậy, các từ ngữ bổ sung ý nghĩa cho động từ có một vai trò quan trọng, giúp biểu đạt trọn vẹn ý nghĩa.

Câu 3:

Cụm động từ đã đi nhiều nơi làm vị ngữ trong câu: Hồi còn trẻ, ông nội tôi đã đi nhiều nơi.

Cụm động từ làm chủ ngữ (không đi kèm phụ ngữ trước) trong câu: Đi nhiều nơi là đặc điểm của nghề phóng viên.

Các cụm động từ này đều có ý nghĩa đầy đủ hơn, và cấu tạo phức tạp hơn so với một động từ, nhưng hoạt động trong câu giống như một động từ.

II. Cấu tạo của cụm động từ

Mô hình cấu tạo của các cụm động từ trong câu ở phần I

Cụm động từ

III. Luyện tập

Câu 1: Các cụm động từ:

a. còn đang đùa nghịch ở sau nhà

b. yêu thương Mị Nương hết mực;muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.

c. đành tìm cách giữ sứ thần ở công quán để có thì giờ đi hỏi ý kiến em bé thông minh nọ.

Câu 2: Chép các cụm động từ trên vào mô hình cụm động từ:

Cụm động từ

Câu 3:

Phụ ngữ: chưa thể hiện sự lúng túng của người cha, đang loay hoay tìm cách trả lời.

Phụ ngữ: không thể hiện sự bối rối, không xử trí được tình huống của viên quan.

Cả hai từ chưakhông đều mang nghĩa phủ định, chỉ khác nhau về mức độ:

chưa có ý nghĩa phủ định điều gì đó tính đến thời điểm hiện tại

không hàm nghĩa phủ định hoàn toàn

Hai từ này có tác dụng tô đậm sự thông minh, nhanh trí của em bé: cha còn chưa nghĩ ra thì em đã đáp khiến viên quan không biết trả lời thế nào

Câu 4: Viết một câu trình bày ý nghĩa của truyện Treo biển. Chỉ ra các cụm động từ trong câu đó.

Treo biển mang ý nghĩa phê phán nhẹ nhàng những người thiếu chủ kiến khi làm việc, không suy xét kĩ khi nghe những ý kiến của bên ngoài.

Cụm động từ: mang ý nghĩa phê phán nhẹ nhàng. Trong đó phê phán là động từ trung tâm.

 

 
Nguyễn Thanh Nhàn
24 tháng 12 2016 lúc 16:40

Lên mạng ghi:ngữ văn 6 á bn zô full cả năm áhihi


Các câu hỏi tương tự
đỗ thị thu giang
Xem chi tiết
Tu Uyen Phan
Xem chi tiết
Le Hao
Xem chi tiết
heliooo
Xem chi tiết
Phạm Huy Khiêm
Xem chi tiết
Lương Khánh Huyền
Xem chi tiết
đỗ thị thu giang
Xem chi tiết
TUẤN 3D ĐỨC
Xem chi tiết
đỗ thị thu giang
Xem chi tiết