Kanzaki Mizuki
1. Khi nào cần viết đơn?
a) Đọc các ví dụ sau đây và trả lời câu hỏi:
(1) Khi em có nguyện vọng gia nhập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, em viết đơn gửi Ban Chấp hành Đoàn trường.
(2) Em bị ốm nên không đến lớp được. Em viết đơn gửi cô giáo chủ nhiệm xin phép được nghỉ học.
(3) Do hoàn cảnh gia đình gặp khó khăn, em viết đơn gửi Ban Giám hiệu nhà trường xin được miễn giảm học phí.
(4) Do sơ suất, em bị mất giấy chứng nhận tốt nghiệp Tiểu học. Em viết đơn xin cấp lại.
– Trong những trường hợp nào thì cần viết đơn?
– Viết đơn để gửi đến đâu, để làm gì?
Gợi ý trả lời:
Ba trường hợp đầu không cần phải viết đơn nhưng trường hợp thứ 4 thì có thể viết đơn. Những trường hợp cần viết đơn đó là khi có ý kiến kiến nghị hay yêu cầu nào đó với cấp trên và cần được giải quyết. Bởi khi viết đơn thể hiện được tính khoa học, ngắn gọn và thể hiện được mục đích cần yêu cầu.
2. Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào cần phải viết đơn? Đơn ấy gửi đến đâu?
– Các bạn đến học nhóm tại nhà em, do sơ suất, kẻ gian đã lấy mất chiếc xe đạp của một bạn.
– Em rất muốn theo học lớp học ngoại khoá nhạc, hoạ ở trường.
– Trong giờ học toán, em đã mất trật tự khiến thầy giáo không hài lòng.
– Gia đình em chuyển đến chỗ ở mới, em muốn được học tiếp lớp 6 ở trường nơi mới đến.
Gợi ý trả lời: Các trường hợp phải viết đơn đó là:
– Trường hợp mất xe đạp: báo công an.
– Trường hợp xin học lớp ngoại khoá nhạc, hoạ, gửi Ban Giám hiệu nhà trường.
– Trường hợp xin chuyển trường thì làm đơn gửi Ban giám hiệu trường cũ xác nhận rồi mới được chấp nhận.
3. Các loại đơn và những nội dung nhất thiết phải có trong đơn
a. Có hai loại đơn
– Đơn theo mẫu (thường là in sẵn)
– Đơn không theo mẫu.
b. Qua hai mẫu đơn đã cho ta thấy được hai lá đơn có điểm giống và khác nhau:
– Giống nhau ở chỗ chúng cùng được trình bày theo một thứ tự của đơn cơ bản
– Ngoài ra đối với đơn theo mẫu thì có những phần chi tiết hơn đó là: Dân tộc, trình độ văn hóa, trình độ ngoại ngữ.
– Những phần quan trọng trong một đơn cần chú ý đó là phải có:
+ Quốc hiệu
+ Tên đơn
+ Nơi gửi đơn
+ Họ tên thông tin của người viết đơn
+ Lý do, nguyện vọng trình bày
+ Lời cảm ơn, ngày tháng năm
+ Ký tên
4. Cách thức viết đơn
a) Viết đơn theo mẫu:
Người viết cần điền những thông tin cụ thể đúng theo những mục có sẵn.
b) Viết đơn không theo mẫu
Viết đơn không theo mẫu vẫn phải trình bày theo một thứ tự nhất định. Người ta thường viết đơn theo các mục sau:
– Quốc hiệu, tiêu ngữ: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
– Địa điểm làm đơn và ngày…tháng…năm…
– Tên đơn: Đơn xin…
– Nơi gửi: Kính gửi…
– Họ tên, nơi công tác hoặc nơi ở của người viết đơn.
– Trình bày sự việc, lí do và nguyện vọng (đề nghị).
– Cam đoan và cảm ơn.
– Ký tên.
Câu 1: Viết đơn khi:
- Có một nguyện vọng, một yêu cầu nào đó muốn được giải quyết.
- Viết đơn gửi đến cơ quan, tổ chức hay cá nhân có trách nhiệm và quyền hạn để được giải quyết.
Câu 2
- Đơn trình báo
- Đơn xin tham gia câu lạc bộ
- Bản tự kiểm điểm
- Đơn xin chuyển trường
II. Các loại đơn và những nội dung không thể thiếu trong đơnCâu 2
- Cả 2 đơn đề được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, khoa học.
- Giống: Đều có phần mở đầu, kết thúc, thứ tự sắp xếp các mục.
- Khác:
+ Đơn theo mẫu: đầy đủ thông tin cá nhân, phần nội dung ghi nguyện vọng, không ghi lý do.
+ Đơn không theo mẫu: Không ghi thông tin đầy đủ cá nhân, nội dung đơn thì đủ hai nội dung gửi đơn, vì sao gửi đơn.
- Những phần quan trọng không thể thiếu:
+ Quốc hiệu, tiêu ngữ, địa điểm, tên đơn, nơi gửi, họ tên người gửi, trình bày sự việc, lí do và nguyện vọng, cam đoan, kí tên.
III. Cách thức viết đơn1. Viết theo mẫu
2. Viết không theo mẫu
http://hoctotnguvan.net/soan-bai-viet-don-22-740.html
http://tuthienbao.com/forum/showthread.php?p=341111#.WQCdXZCg_IU