Buổi học cuối cùng - An-phông-xơ Đô-đê

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
lê ngọc linh

Soạn bài : Buổi học cuối cùng

Tóc Em Rối Rồi Kìa
22 tháng 1 2018 lúc 22:24

Trang:thuộc về 5 Tự động thu/phóng Kích thước thực Độ vừa của trang Chiều rộng trang 99.41% 50% 75% 100% 125% 150% 200% 300% 400% Soạn bài Buổi học cuối cùng I. VỀ TÁC GIẢ An-phông-xơ Đô-đê (1840- 1897) là nhà văn hiện thực và nhân đạo chủ nghĩa lớn của nước Pháp ở nửa cuối thế kỉ XIX. Ông sinh tại Nim, tỉnh Lăng-gơ-đốc thuộc miền nam nước Pháp, trong một gia đình kinh doanh tơ lụa. Khi người cha bị phá sản, gia đình ông phải dời đến thành phố Li-ông. Cậu bé Đô-đê là một học sinh thông minh, rất ham mê đọc sách. Mười lăm tuổi, Đô-đê bắt đầu làm thơ và viết tiểu thuyết. Tác phẩm đã xuất bản: Chú nhóc (1886); Những lá thư viết từ cối xay gió (1869); Tác-ta-ranh xứ Ta-rax-công (1872), Tác- ta-ranh trên núi An-pơ (1885), Cảng Ta-rax-công (1890). Tác phẩm của An-phông-xơ Đô-đê thấm đẫm tinh thần nhân đạo và tinh tế, giàu chất thơ, nhiệt thành gửi gắm niềm tin vào phẩm chất tốt đẹp của con người. II. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Câu chuyện được kể diễn ra tại lớp học ở một xã thuộc vùng An-dát của nước Pháp. Thời gian sau cuộc chiến tranh Pháp - Phổ nước Pháp thua trận phải cắt vùng An-dát cho nước Phổ. Theo lệnh của chính quyền Phổ, trường học ở đây không được dạy tiếng Pháp nữa. "Buổi học cuối cùng" là buổi học bằng tiếng Pháp cuối cùng, chứ không phải là buổi học kết thúc niên học. 2. Truyện được kể theo lời nhân vật chú bé Phrăng, thuộc ngôi thứ nhất. Truyện còn có các nhân vật khác như bác Phó rèn Oát-stơ cùng cậu học việc, cụ già Hô-de, bác phát thư, những người dân làng, thầy giáo Ha-men, người em gái của thầy giáo, các em học sinh. Người gây ấn tượng nổi bật nhất là thầy giáo Ha-men, người đã phụng sự đất nước bốn mươi năm bằng nghề dạy học, người đã thể hiện sâu sắc tình yêu nước Pháp bằng cả tấm lòng. 3. Vào sáng hôm diễn ra buổi học cuối cùng, chú bé Phrăng đã nhìn thấy những điều khác lạ. Trên đường đến trường: có nhiều người đứng trước bảng dán cáo thị. Trường học không ồn ào với những âm thanh quen thuộc mà "Bình lặng như một buổi sáng chủ nhật". Trong lớp không khí trang trọng, thầy Hamen mặc lễ phục, thầy dịu dàng chứ không giận dữ. Có thêm cụ Hôde, bác phát thư và nhiều người dân làng ngồi ở cuối lớp. Những điều đó báo hiệu đây là buổi học bằng tiếng Pháp cuối cùng như là điều được niêm yết ở trụ sở xã. 4. Đối với việc học tiếng Pháp, Phrăng rất ngại. Cậu thích rong chơi hơn là học những quy tắc phân từ. Khi không thuộc bài, Phrăng rất ân hận. Cậu bé mong ước có thể đọc được tiếng Pháp "thật to, thật dõng dạc, không phạm một lỗi nào". Từ không thích, cậu bỗng cảm thấy thân thiết với các cuốn sách tiếng Pháp như "người bạn cố tri". Và Phrăng thấy bài giảng của thầy rất dễ hiểu. Cậu thấy yêu mến người thầy giáo nghiêm khắc Hamen. Từ việc ngại, sợ tiếng Pháp và thầy giáo, Phrăng chăm chú, thích thú, cố gắng học tiếng Pháp một cách tự giác. 5. Nhân vật thầy giáo Hamen trong buổi học cuối cùng - Thầy ăn mặc bộ lễ phục chỉ dùng vào những ngày đặc biệt khi có thanh tra hoặc phát thưởng: áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục diềm lá sen gấp nếp mịn và đội mũ tròn bằng lụa đen thêu. - Thầy nói năng với học sinh dịu dàng, không giận dữ quát mắng. Thầy kiên nhẫn giảng bài, chuẩn bị bài học rất chu đáo. - Thầy ca ngợi tiếng Pháp, tự phê bình mình và mọi người có lúc đã sao nhãng việc học tập và dạy tiếng Pháp. Thầy coi tiếng Pháp là vũ khí, là chìa khóa của chốn lao tù. - Buổi học kết thúc, thầy xúc động mạnh, người tái nhợt, nghẹn ngào, không nói được hết câu. Thầy đã viết thật to lên bảng: "Nước Pháp muôn năm". Thầy Hamen là người yêu nghề dạy học, yêu tiếng mẹ đẻ, và người yêu nước sâu sắc. 6. Một số câu văn có sử dụng phép so sánh - Thông thường, bắt đầu buổi học, tiếng ồn ào như vỡ chợ vang ra tận ngoài phố... - ... dân làng ngồi lặng lẽ giống như chúng tôi, cụ già Hê-de, trước đây là xã trưởng với cái mũ ba sừng, bác phát thư trước đây, và những người khác nữa. - Chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa của chốn lao tù. - Những tờ mẫu treo trước bàn học trông như những lá cờ nhỏ bay phấp phới khắp xung quanh lớp. - Chúng đang cặm cụi vạch những nét sổ với một tấm lòng, một ý thức như thể cái đó cũng là tiếng Pháp... Những so sánh này làm cho lời văn thêm tính hình tượng cụ thể, tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt, biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc. 7*. Câu nói của thầy Ha-men "... khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa của chốn lao tù...". Câu nói này khẳng định giá trị to lớn của tiếng nói dân tộc. Còn giữ vững được tiếng nói là còn phương tiện để đấu tranh giành lại độc lập tự do, thoát khỏi vòng nô lệ. Yêu quý, học tập, giữ gìn tiếng nói của dân tộc là biểu hiện sâu sắc của lòng yêu nước. III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG 1. Tóm tắt Câu chuyện kể về một buổi sáng - như thường lệ, cậu bé Phrăng đến lớp. Dọc đường cậu thấy có những điều khác hẳn mọi hôm. Phrăng vào lớp càng thấy ngạc nhiên hơn. Thầy Ha- men ăn mặc tề chỉnh như trong ngày lễ. Thầy không quở mắng mà còn nói với Phrăng bằng giọng dịu dàng. Không khí trong lớp trang trọng. Cuối lớp có cụ già Hô-de, bác phát thư và nhiều người khác. Hoá ra đó là buổi học tiếng Pháp cuối cùng. Phrăng ân hận vì mình đã không thuộc bài - nhất là khi thầy Ha-men giảng bài học cuối cùng thật xúc động. Kết thúc buổi học thầy Ha-men viết lên bảng dòng chữ thể hiện lòng yêu nước của mọi người: "Nước Pháp muôn năm". 2. Đọc (hoặc kể lại) Cần lưu ý giọng kể diễn cảm  đặc biệt là khi thể hiện lời nói, cử chỉ của thầy giáo Ha-men; đồng thời bộc lộ diễn biến tâm trạng của cậu bé Phrăng trong buổi học tiếng Pháp cuối cùng. 3. Viết một đoạn văn miêu tả thầy Ha-men hoặc chú bé Phrăng trong buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp. Gợi ý: Cần tập trung miêu tả các đặc điểm như: trang phục, giọng nói, thái độ,... của thầy Ha-men trong buổi lên lớp cuối cùng (nếu bài viết miêu tả thầy Ha-men). Hoặc miêu tả hành động, thái độ, những suy nghĩ,...của cậu bé Phrăng khi chứng kiến cảnh thầy Ha-men phải từ bỏ những giờ lên lớp (nếu là bài viết miêu tả cậu bé Phrăng). Đoạn văn cần miêu tả ngắn ngọn, chỉ nên chú ý và những nét tiêu biểu có khả năng làm nổi bật được tính cách của đối tượng. Trên đây chỉ là phần trích dẫn 10 trang đầu của tài liệu và có thế hiển thị lỗi font, bạn muốn xem đầy đủ tài liệu gốc thì ấn vào nút Tải về phía dưới.
Nguyễn Minh Phương
22 tháng 1 2018 lúc 22:44
Bố cục

Chia làm ba phần:

- Phần 1 (từ đầu đến "mà vắng mặt con"): Quang cảnh trên đường đến trường và cảnh ở trường qua sự quan sát của Phrăng.

- Phần 2 (tiếp tới "buổi học cuối cùng này"): Diễn biến của buổi học cuối cùng.

- Phần 3 (còn lại): Cảnh kết thúc buổi học cuối cùng

Câu 1 (trang 54 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Câu chuyện được kể diễn ra tại lớp học thuộc vùng An-dát ở nước Pháp, sau cuộc chiến tranh Pháp- Phổ, nước Pháp thua phải cắt vùng An-dat cho Phổ.

- Tên tác phẩm: có nghĩa là buổi học cuối cùng học bằng tiếng Pháp.

Câu 2 (trang 54 sgk ngữ văn 6 tập 2)

Truyện được kể theo lời nhân vật Phrang, ngôi thứ nhất

- Các nhân vật khác trong truyện: bác phó rèn Oát-sto, các cậu học việc, cụ già Hô-de, bác phát thư, người dân làng, thầy giáo Ha-men, người em gái thầy giáo, học sinh

- Nhân vật thầy giáo ấn tượng, nổi bật nhất, người đã dạy học suốt bốn mươi năm, người thể hiện tình yêu nước pháp bằng cả tấm lòng.

Câu 3 (trang 49 sgk ngữ văn 6 tập 2)

Vào sáng diễn ra buổi học cuối cùng, chú bé Phrang nhìn thấy điều khác lạ:

+ Có nhiều người đứng trước bảng dán cáo thị

+ Trường học không ồn ào như thường ngày mà “bình lặng”

+ Không khí trong lớp trang trọng, Ha-men mặc lễ phục, thầy dịu dàng không giận dữ

+ Có thêm cụ Hô-de, bác phát thư, và người dân làng ngồi trong lớp

=> Báo hiệu buổi học bằng tiếng Pháp cuối cùng, điều được niêm yết ở trụ sở xã

Câu 4 (trang 55 sgk ngữ văn 6 tập 2)

Đối với việc học tiếng Pháp, Phrang rất ngại, chú bé thích rong chơi hơn là học những quy tắc phân từ

- Khi không thuộc bài, Phrang rất ân hận

+ Cậu bé ước có thể đọc tiếng Pháp “thật to, dõng dạc, không vi phạm một lỗi nào”

+ Cậu cảm thấy cuốn sách tiếng Pháp như “người bạn cố tri”

+ Thấy bài giảng của thầy dễ hiểu, cậu yêu mến thầy nghiêm khắc Ha-men

=> Buổi học cuối cùng đã khiến cho Phrang thay đổi hoàn toàn thái độ, tình cảm và suy nghĩ: ham thích học tiếng Pháp hơn.

Câu 5 (trang 55 sgk ngữ văn 6 tập 2)

Nhân vật thầy giáo Ha-men được miêu tả:

+ Trang phục: mặc bộ lễ phục

+ Thái độ với học sinh: dịu dàng, ân cần

+ Những lời nói đối với việc học tiếng Pháp: ca ngợi tiếng Pháp (tiếng Pháp là vũ khí), tự phê bình mình và mọi người đã có lúc sao nhãng việc học tập và tiếng Pháp.

+ Hành động, cử chỉ lúc kết thúc buổi học: thầy xúc động mạnh, người tái nhợt, nghẹn ngào, không nói hết được câu. Thầy viết “ Nước Pháp muôn năm”

=> Thầy Ha-men là người yêu nghề dạy học, yêu tiếng mẹ đẻ, và là người yêu nước sâu sắc.

Câu 6 (trang 55 sgk ngữ văn 6 tập 2)

Một số câu văn trong truyện có sử dụng biện pháp so sánh:

+ Thông thường, bắt đầu buổi học, tiếng ồn ào... như vỡ chợ vang ra tận ngoài phố.

+ … dân làng ngồi lặng lẽ… và nhiều người khác nữa.

+…, chừng nào họ vẫn giữ tiếng nói… chìa khóa chốn lao tù.

+ Những tờ mẫu treo trước bàn học trông như những lá cờ nhỏ bay phấp phới khắp xung quanh lớp.

+…, chúng ta đang cặm cụi vạch… đó cũng là tiếng Pháp.

=> Những câu so sánh này khiến cho sự biểu đạt cụ thể, tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt tình cảm, tư tưởng sâu sắc của tác giả.

Câu 7 (trang 55 sgk ngữ văn 6 tập 2)

Trong truyện, thầy Ha-men có nói: “…khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ… chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù”

- Đây là câu nói của người yêu tiếng Pháp- tiếng mẹ đẻ như chính hơi thở, nguồn sống

- Khẳng định giá trị to lớn của tiếng nói dân tộc

- Còn giữ vững tiếng nói là còn hy vọng đấu tranh giành lại tự do

- Yêu quý, học tập, giữ gìn tiếng nói của dân tộc là biểu hiện rõ rệt, sâu sắc của lòng yêu nước.

Chúc bn học tốthihihihi

my yến
9 tháng 2 2018 lúc 19:15
Soạn bài: Buổi học cuối cùng

Bố cục:

- Đoạn 1 (Từ đầu ... vắng mặt con) : Điểm khác đầu tiên trước khi Phrăng đến lớp.

- Đoạn 2 (tiếp ... buổi học cuối cùng này) : buổi học cuối cùng và cảm xúc của tất cả mọi người.

- Đoạn 3 (còn lại) : kết thúc buổi học với dòng chữ “Nước Pháp muôn năm”.

Tóm tắt:

Câu chuyện về buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp đầy xúc động giữa thầy trò và người dân ở vùng đất bị quân Phổ chiếm đóng. Theo lời kể của cậu bé Phrăng ham chơi, không khí của buổi học hôm ấy thật khác lạ, thấm đẫm tình yêu tiếng nói dân tộc.

Đọc hiểu văn bản

Câu 1 (trang 54 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

Câu chuyện kể về lớp học vùng An-dát của nước Pháp vì thua trận phải cắt cho quân Phổ. Từ đây, quân Phổ ra lệnh không cho phép dạy tiếng Pháp – tiếng mẹ đẻ nữa, thay vào đó là tiếng Đức. Buổi học cuối cùng ở đây có nghĩa là buổi dạy và học cuối được học tiếng mẹ đẻ của những người thầy yêu nước và những học sinh

. Câu 2 (trang 55 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

- Truyện được kể theo lời nhân vật Phrăng, ngôi thứ nhất.

- Truyện có những nhân vật : phó rèn Oát-stơ và cậu học việc, cụ già Hô-de, bác phát thư, dân làng, thầy Ha-men, các học sinh.

- Ấn tượng nhất là thầy Ha-men : tình yêu to lớn với nghề giáo - truyền bá tiếng nói dân tộc tới các thế hệ.

Câu 3 (trang 55 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

- Sáng ngày diễn ra buổi học, trên đường đến trường : nhiều người đứng trước bảng nhãn cáo thị, lời nói kỳ lạ của bác phó rèn. Quang cảnh ở trường : bình lặng. Trong lớp : thầy mặc lễ phục trang trọng, không mắng giận ai cả, có những người dân ngồi cuối lớp.

- Báo hiệu một điều đáng buồn sẽ đến : sẽ không còn được học tiếng Pháp nữa.

Câu 4 (trang 55 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

- Trước khi biết đó là buổi học cuối : cậu bé Phrăng ham chơi, lười học.

- Nghe thầy thông báo : thấy tiếc nuối, ân hận vì mình đã lười học.

- Thầy gọi lên đọc : xấu hổ, ân hận, ước mình có thể đọc to rõ, không bị lỗi.

- Kết thúc buổi học : buồn bã, xúc động trước thầy giáo. Thêm tình yêu tiếng Pháp.

Câu 5 (trang 55 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2): Nhân vật thầy Ha-men :

- Trang phục : nghiêm chỉnh, trang trọng với chiếc áo rơ - đanh – gốt xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn, mũ tròn bằng lụa đen.

- Thái độ với học sinh : nhẹ nhàng, không quát mắng, kiên nhẫn.

- Lời nói về việc học tiếng Pháp : ca ngợi, coi tiếng Pháp là chìa khóa chốn lao tù để vượt ngục nô lệ.

- Lúc buổi học kết thúc : thầy xúc động mạnh, người tái nhợt, nghẹn ngào, dồn hết tình yêu vào dòng chữ “Nước Pháp muôn năm”.

Câu 6 (trang 55 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2): Câu văn so sánh :

- tiếng ồn ào như vỡ chợ vang ra tận ngoài phố.

- dân làng ngồi lặng lẽ giống như chúng tôi.

- ... chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù.

- Những tờ mẫu ... như những lá cờ nhỏ ...

- ... một ý thức, như thể cái đó cũng là tiếng Pháp.

* Tác dụng : tạo hình tượng, sự sinh động, tăng sức gợi hình gợi cảm để thể hiện tình cảm của tác giả.

Câu 7* (trang 55 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

“... khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù ...”. Khẳng định sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc, yêu quý, học tập tiếng nói dân tộc là góp phần mở cửa tù lao thoát khỏi ách áp bức.

Luyện tập

Câu 1 (trang 56 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2): (xem phần trên).

Câu 2 (trang 56 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

- Miêu tả thầy Ha-men : chú ý về trang phục, lời nói, thái độ, hành động mọi ngày và trong buổi học cuối.

- Chú bé Phrăng : suy nghĩ, tâm trạng của cậu trước khi đến lớp, khi ngồi học, quan sát thầy và tưởng tượng...

Nguyễn Đàm Linh
9 tháng 2 2018 lúc 20:54
BUỔI HỌC CUỐI CÙNG (An-phông-xơ Đô-đê) I. VỀ TÁC GIẢ An-phông-xơ Đô-đê (1840- 1897) là nhà văn hiện thực và nhân đạo chủ nghĩa lớn của nước Pháp ở nửa cuối thế kỉ XIX. Ông sinh tại Nim, tỉnh Lăng-gơ-đốc thuộc miền nam nước Pháp, trong một gia đình kinh doanh tơ lụa. Khi người cha bị phá sản, gia đình ông phải dời đến thành phố Li-ông. Cậu bé Đô-đê là một học sinh thông minh, rất ham mê đọc sách. Mười lăm tuổi, Đô-đê bắt đầu làm thơ và viết tiểu thuyết. Tác phẩm đã xuất bản: Chú nhóc (1886); Những lá thư viết từ cối xay gió (1869); Tác-ta-ranh xứ Ta-rax-công (1872), Tác-ta-ranh trên núi An-pơ (1885), Cảng Ta-rax-công(1890). Tác phẩm của An-phông-xơ Đô-đê thấm đẫm tinh thần nhân đạo và tinh tế, giàu chất thơ, nhiệt thành gửi gắm niềm tin vào phẩm chất tốt đẹp của con người. II. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Câu chuyện được kể diễn ra tại lớp học ở một xã thuộc vùng An-dát của nước Pháp. Thời gian sau cuộc chiến tranh Pháp - Phổ nước Pháp thua trận phải cắt vùng An-dát cho nước Phổ. Theo lệnh của chính quyền Phổ, trường học ở đây không được dạy tiếng Pháp nữa. "Buổi học cuối cùng" là buổi học bằng tiếng Pháp cuối cùng, chứ không phải là buổi học kết thúc niên học. 2. Truyện được kể theo lời nhân vật chú bé Phrăng, thuộc ngôi thứ nhất. Truyện còn có các nhân vật khác như bác Phó rèn Oát-stơ cùng cậu học việc, cụ già Hô-de, bác phát thư, những người dân làng, thầy giáo Ha-men, người em gái của thầy giáo, các em học sinh. Người gây ấn tượng nổi bật nhất là thầy giáo Ha-men, người đã phụng sự đất nước bốn mươi năm bằng nghề dạy học, người đã thể hiện sâu sắc tình yêu nước Pháp bằng cả tấm lòng. 3. Vào sáng hôm diễn ra buổi học cuối cùng, chú bé Phrăng đã nhìn thấy những điều khác lạ. Trên đường đến trường: có nhiều người đứng trước bảng dán cáo thị. Trường học không ồn ào với những âm thanh quen thuộc mà "Bình lặng như một buổi sáng chủ nhật". Trong lớp không khí trang trọng, thầy Hamen mặc lễ phục, thầy dịu dàng chứ không giận dữ. Có thêm cụ Hôde, bác phát thư và nhiều người dân làng ngồi ở cuối lớp. Những điều đó báo hiệu đây là buổi học bằng tiếng Pháp cuối cùng như là điều được niêm yết ở trụ sở xã. 4. Đối với việc học tiếng Pháp, Phrăng rất ngại. Cậu thích rong chơi hơn là học những quy tắc phân từ. Khi không thuộc bài, Phrăng rất ân hận. Cậu bé mong ước có thể đọc được tiếng Pháp "thật to, thật dõng dạc, không phạm một lỗi nào". Từ không thích, cậu bỗng cảm thấy thân thiết với các cuốn sách tiếng Pháp như "người bạn cố tri". Và Phrăng thấy bài giảng của thầy rất dễ hiểu. Cậu thấy yêu mến người thầy giáo nghiêm khắc Hamen. Từ việc ngại, sợ tiếng Pháp và thầy giáo, Phrăng chăm chú, thích thú, cố gắng học tiếng Pháp một cách tự giác. 5. Nhân vật thầy giáo Hamen trong buổi học cuối cùng - Thầy ăn mặc bộ lễ phục chỉ dùng vào những ngày đặc biệt khi có thanh tra hoặc phát thưởng: áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục diềm lá sen gấp nếp mịn và đội mũ tròn bằng lụa đen thêu. - Thầy nói năng với học sinh dịu dàng, không giận dữ quát mắng. Thầy kiên nhẫn giảng bài, chuẩn bị bài học rất chu đáo. - Thầy ca ngợi tiếng Pháp, tự phê bình mình và mọi người có lúc đã sao nhãng việc học tập và dạy tiếng Pháp. Thầy coi tiếng Pháp là vũ khí, là chìa khóa của chốn lao tù. - Buổi học kết thúc, thầy xúc động mạnh, người tái nhợt, nghẹn ngào, không nói được hết câu. Thầy đã viết thật to lên bảng: "Nước Pháp muôn năm". Thầy Hamen là người yêu nghề dạy học, yêu tiếng mẹ đẻ, và người yêu nước sâu sắc. 6. Một số câu văn có sử dụng phép so sánh - Thông thường, bắt đầu buổi học, tiếng ồn ào như vỡ chợ vang ra tận ngoài phố... - ... dân làng ngồi lặng lẽ giống như chúng tôi, cụ già Hê-de, trước đây là xã trưởng với cái mũ ba sừng, bác phát thư trước đây, và những người khác nữa. - Chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa của chốn lao tù. - Những tờ mẫu treo trước bàn học trông như những lá cờ nhỏ bay phấp phới khắp xung quanh lớp. - Chúng đang cặm cụi vạch những nét sổ với một tấm lòng, một ý thức như thể cái đó cũng là tiếng Pháp... Những so sánh này làm cho lời văn thêm tính hình tượng cụ thể, tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt, biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc. 7*. Câu nói của thầy Ha-men "... khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa của chốn lao tù...". Câu nói này khẳng định giá trị to lớn của tiếng nói dân tộc. Còn giữ vững được tiếng nói là còn phương tiện để đấu tranh giành lại độc lập tự do, thoát khỏi vòng nô lệ. Yêu quý, học tập, giữ gìn tiếng nói của dân tộc là biểu hiện sâu sắc của lòng yêu nước. III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG 1. Tóm tắt Câu chuyện kể về một buổi sáng - như thường lệ, cậu bé Phrăng đến lớp. Dọc đường cậu thấy có những điều khác hẳn mọi hôm. Phrăng vào lớp càng thấy ngạc nhiên hơn. Thầy Ha-men ăn mặc tề chỉnh như trong ngày lễ. Thầy không quở mắng mà còn nói với Phrăng bằng giọng dịu dàng. Không khí trong lớp trang trọng. Cuối lớp có cụ già Hô-de, bác phát thư và nhiều người khác. Hoá ra đó là buổi học tiếng Pháp cuối cùng. Phrăng ân hận vì mình đã không thuộc bài - nhất là khi thầy Ha-men giảng bài học cuối cùng thật xúc động. Kết thúc buổi học thầy Ha-men viết lên bảng dòng chữ thể hiện lòng yêu nước của mọi người: "Nước Pháp muôn năm". 2. Đọc (hoặc kể lại) Cần lưu ý giọng kể diễn cảm - đặc biệt là khi thể hiện lời nói, cử chỉ của thầy giáo Ha-men; đồng thời bộc lộ diễn biến tâm trạng của cậu bé Phrăng trong buổi học tiếng Pháp cuối cùng. 3. Viết một đoạn văn miêu tả thầy Ha-men hoặc chú bé Phrăng trong buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp. Gợi ý: Cần tập trung miêu tả các đặc điểm như: trang phục, giọng nói, thái độ,… của thầy Ha-men trong buổi lên lớp cuối cùng (nếu bài viết miêu tả thầy Ha-men). Hoặc miêu tả hành động, thái độ, những suy nghĩ,…của cậu bé Phrăng khi chứng kiến cảnh thầy Ha-men phải từ bỏ những giờ lên lớp (nếu là bài viết miêu tả cậu bé Phrăng). Đoạn văn cần miêu tả ngắn ngọn, chỉ nên chú ý và những nét tiêu biểu có khả năng làm nổi bật được tính cách của đối tượng.

Các câu hỏi tương tự
Nhân Văn
Xem chi tiết
Luchia
Xem chi tiết
Luchia
Xem chi tiết
Nguyễn Bích Hà
Xem chi tiết
Trần Thị Đào
Xem chi tiết
phù thủy cô độc
Xem chi tiết
happy  girl
Xem chi tiết
Chibi Hoàng Yến
Xem chi tiết
Nguyễn Nà Ní
Xem chi tiết