Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Trân Nguyễn Huyền

Pháp luật nước ta có những quy định như thế nào là quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

Linh Phương
24 tháng 4 2017 lúc 6:32

- Điều 22 Luật Hiến pháp năm 2013 quy định

1. Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp.

2. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.

3. Việc khám xét chỗ ở do luật định.

Điều 46 bộ luật dân sự năm 2005 cũng có quy định cụ thể về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân như sau

Cá nhân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

- Việc vào chỗ ở của một người phải được người đó đồng ý.Chỉ trong trường hợp được pháp luật quy định và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được tiến hành khám xét chỗ ở của một người; việc khám xét phải theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.

- Trong trường hợp chủ thể có hành vi xâm phạm chỗ ở hợp pháp của người khác thì sẽ chịu gánh chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Thảo Phương
24 tháng 4 2017 lúc 17:30

Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở là một quyền Hiến định được quy định tại Điều 22 Hiến pháp năm 2013: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý. Việc khám xét chỗ ở do luật định”.

Điều 12 Luật cư trú hiện hành diễn giải khái niệm về chỗ ở hợp pháp của công dân như sau: “Chỗ ở hợp pháp là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú. Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật”.

Như vậy, chỗ ở của một người là nơi người đó sống đời sống riêng thường ngày, cũng là nơi “ẩn chứa” những bí mật của cá nhân, của gia đình (bí mật đời tư). Vì vậy, mỗi cá nhân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, được toàn quyền cho phép hoặc không cho phép người khác vào nơi ở của mình. Điều 46 Bộ luật dân sự hiện hành quy định: “Việc vào chỗ ở của một người phải được người đó đồng ý. Chỉ trong trường hợp được pháp luật quy định và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được tiến hành khám xét chỗ ở của một người; việc khám xét phải theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.

Theo quy định tạo Điều 140 Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành về căn cứ khám người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm, đồ vật, thư tín, điện tín, bưu điện, bưu phẩm thì việc khám chỗ ở chỉ được tiến hành khi có căn cứ để nhận định trong chỗ ở của một người có công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án. Việc khám chỗ ở cũng được tiến hành khi cần phát hiện người đang bị truy nã. (Tất nhiên việc khám chỗ ở phải theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định).

Như vậy, quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân không phải là quyền tuyệt đối. Nhà nước chỉ bảo hộ quyền đó của công dân để chống lại sự xâm phạm bất hợp pháp của những cá nhân, tổ chức khác đối với chỗ ở hợp pháp của công dân; còn khi công dân lợi dụng quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở để che giấu hoặc có những hành vi vi phạm pháp luật thì quyền này không còn được pháp luật bảo vệ.


Các câu hỏi tương tự
Huân Đào Công
Xem chi tiết
Thanh Hong Bui
Xem chi tiết
Nguyễn Kỳ Duyên
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Lê Hoàng Bảo Phúc
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Macadamias
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết