Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển đông
=> Sử dụng biện pháp tu từ so sánh
=> Ý nghĩa: Nói lên công lao to lớn của cha mẹ
=> Tác dụng; Làm cho câu thơ hay hơn, hấp dẫn người đọc.
“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông”
Câu thứ nhất nói về “công cha”. Công cha đã từng được so sánh với núi Thái Sơn, ở đây công cha lại được ví với “núi ngất trời", núi hùng vĩ, núi cao chót vót ,cao đến mấy tầng mây xanh, núi chọc trời. Câu thứ hai nói về “nghĩa mẹ”’ nghĩa mẹ bao la, mênh mông, không thể nào kể xiết. Nghĩa mẹ được so sánh với nước ở ngoài biển Đông. Nghệ thuật so sánh và đối xứng đã tạo nên hai hình ảnh kì vĩ, vừa cụ thể hóa, hình tượng hóa, vừa ca ngợi nghĩa mẹ cha với tình yêu sâu nặng. Tiếng thơ dân gian khẽ nhắc mỗi chúng ta hãy ngước lên nhìn núi cao, trời cao, hãy nhìn xa ra ngoài biển Đông, lắng tai nghe sóng reo sóng hát, thủy triều vỗ mà suy ngẫm về công cha nghĩa mẹ Thấm thía và rung động biết bao...
Trong câu ca dao trên có sử dụng biện pháp so sánh: công cha được so sánh với núi ngất trời ; nghĩa mẹ được so sánh với nước ở biển Đông. Qua đây, biện pháp so sánh cho ta thấy công lao nghĩa tình của cha mẹ đối với con cái vô cùng vĩ đại, thiêng liêng: công lao của cha vời vời, không thể đo hết ; lòng mẹ yêu con không khi nào vơi cạn. Qua đây, ta cảm nhận công cha nghĩa mẹ vĩnh hằng, bất biến: như núi như biển đã có mặt và tồn tại trên trái đất và sẽ còn mãi. Tất cả cho thấy so sánh công cha nghĩa mẹ với núi cao biển sâu là một sự so sánh chính xác. Bởi vì chỉ có những hình ảnh cao lớn không cùng và vĩnh hằng như núi cao biển rộng mới xứng đáng để tả công lao dưỡng dục của cha mẹ-thứ công lao không thể đo tính được bằng những giá trị vật chất ; thứ công lao bất tử có thời gian năm tháng.
Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Công lao to lớn của cha mẹ đã được khẳng định qua hình ảnh so sánh giàu ý nghĩa tượng trưng:
" Công cha như núi Thái Sơn" và "Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra".
Qua việc sử dụng nghệ thuật so sánh trên, chúng ta đã hình dung và cảm nhận được rất rõ về:
Công sinh thành, dưỡng dục con cái của người cha: lớn lao, vĩ đại như ngọn núi Thái Sơn cao nổi tiếng của Trung Quốc.
Tình thương của mẹ dành cho các con : vô hạn như dòng nước trong nguồn bất tận, chảy không bao giờ cạn.
" Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con".
Đạo con là đạo đức, trách nhiệm làm con. Bổn phận của con cái là phải bày tỏ lòng biết ơn và thái độ kính mến, chăm sóc cha mẹ lúc tuổi già yếu.Tình cảm đối với cha mẹ phải chân thành và được thể hiện qua những thái độ, hành động xứng đáng với đạo làm con.
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông”
Trong câu ca dao trên có sử dụng biện pháp so sánh: công cha được so sánh với núi ngất trời ; nghĩa mẹ được so sánh với nước ở biển Đông. Qua đây, biện pháp so sánh cho ta thấy công lao nghĩa tình của cha mẹ đối với con cái vô cùng vĩ đại, thiêng liêng: công lao của cha vời vời, không thể đo hết ; lòng mẹ yêu con không khi nào vơi cạn.Nghệ thuật so sánh và đối xứng đã tạo nên hai hình ảnh kì vĩ, vừa cụ thể hóa, hình tượng hóa, vừa ca ngợi nghĩa mẹ cha với tình yêu sâu nặng. Tiếng thơ dân gian khẽ nhắc mỗi chúng ta hãy ngước lên nhìn núi cao, trời cao, hãy nhìn xa ra ngoài biển Đông, lắng tai nghe sóng reo sóng hát, thủy triều vỗ mà suy ngẫm về công cha nghĩa mẹ Thấm thía và rung động biết bao...