Phân tích tác dụng của phép tu từ có trong các đoạn trích sau:
a. Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghêng nghêng
Ca lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng...
(Tố hữu)
b. Trời cuối đông , vàng úa nhuộm màu buồn vô hạn. Một luồng gió lạnh thổi qua: mấy chiếc lá rụng
Mỗi chiếc lá rụng có một linh hồn riêng, một cảm giác riêng. Có chiếc tựa mũi tên nhọn, tự cành cây rơi cắp phập xuống đất như cho xong chuyện, cho xong một đời lạnh lùng , thản nhiên , không thương tiếc, không do dự vẩn vơ. Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không , rồi cố gượng ngoi đầu lên , hay giữ thăng bằng cho chậm tới cái giây nằm phơi trên mặt đất. Có chiếc lá nhẹ nhàng khoan khoái đùa bỡn , múa may với làn gió thoảng, như thầm bảo rằng sự đẹp của vạn vật chỉ ở hiện tại: cả một thời quá khứ dài dằng dặc của chiếc lá trên cành cây không bằng một vài giây bay lượn, nếu sự bay lượn ấy có vẻ đẹp nên thơ . Có chiếc lá như sợ hãi , ngần ngại rụt rè, rồi như gần tới mặt đất , còn cất mình muốn bay trở lại cành. Có chiếc lá đầy âu yếm rơi bám vào một bông hoa thơm, hay đến mơn trớn một ngọn cỏ xanh mềm mại
(Khái hưng)
c. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ , rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. Cây đước mọc dài theo bãi , theo từng lứa trái rụng , ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông , đắp từng bậc màu xanh lá mạ , màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... lòa nhòa ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai.
( đoạn trích trong bài sông nước cà mau của đoàn giỏi)
Các bn giúp mình với nhé. Không cần phải làm hết cả 3 đoạn . Các bn giúp mình đoạn nào cũng đc. Đc cả 3 đoạn thì càng tốt không cũng ko sao. Cảm ơn . Mình sẽ tick
a)=>sử dụng hàng loạt tính từ, từ láy và phép so sánh nhằm gợi tả hình ảnh chú bé Lượm trông thật hồn nhiên, vui tươi và lạc quan.
b)=>sử dụng phép so sánh ngang bằng cùng biện pháp nhân hóa để diễn tả sự ra đi nhẹ nhàng, êm ái của những chiếc lá. Tác giả như thổi hồn vào những chiếc lá, khiến chúng giống như con người, vẫn cố bám lấy sự sống mãnh liệt.
c)=>sử dụng biện pháp so sánh:rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.->diễn tả sự hùng vĩ, cao lớn của cánh rừng đước bạt ngàn nơi đây.
=>Cách miêu tả chi tiết nhằm giúp người đọc hình dung rõ về cảnh sắc hai bên bờ sông.
Mk tự nghĩ, nếu không đúng mong thông cảm nha!
a.
rong đoạn thơ trên, nhà thơ Tố Hữu đã sử dụng rất tinh tế biện pháp so sánh.
Chú bé Lượm, một chú bé “loắt choắt” với “cái xắc xinh xinh”, “cái chân thoăn thoắt”, “cái đầu nghênh nghênh”, “ca lô đội lệch”, “mồm huýt sáo vang”, khiến tác giả liên tưởng đến hình ảnh “con Chim Chích nhảy trên đường vàng”. Chim Chích là loài chim gần gũi với hình ảnh những làng quê Việt Nam. Chim Chích nhỏ nhưng nhanh nhẹn, rất đáng yêu. So sánh hình ảnh chú bé Lượm với hình ảnh con chim chích, nhà thơ đã gợi lên dáng vẻ nhỏ nhắn, hoạt bát, tinh nghịch của chú. Không chỉ vậy, đó còn là “con Chim Chích nhảy trên đường vàng”. Hình ảnh “đường vàng” gợi đến hình ảnh con đường đầy nắng vàng mà chú bé Lượm đang tiến bước. “Con đường vàng” ấy cũng chính là con đường vinh quang của cách mạng mà Lượm đang dũng cảm bước đi.
Hình ảnh chú bé Lượm trong những câu thơ trên đã được lặp lại ở cuối bài thơ, đó giống như những dòng hồi ức, những dòng tưởng niệm về người đồng chí nhỏ của tác giả. Hình ảnh chú bé hồn nhiên, đáng yêu ngân vang mãi trong những dòng thơ cuối bài như một lời nhắn nhủ: Lượm sẽ còn sống mãi trong trái tim mỗi chúng ta.
b.
b)=>sử dụng phép so sánh ngang bằng cùng biện pháp nhân hóa để diễn tả sự ra đi nhẹ nhàng, êm ái của những chiếc lá. Tác giả như thổi hồn vào những chiếc lá, khiến chúng giống như con người, vẫn cố bám lấy sự sống mãnh liệt.
c)=>sử dụng biện pháp so sánh:rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.->diễn tả sự hùng vĩ, cao lớn của cánh rừng đước bạt ngàn nơi đây.
=>Cách miêu tả chi tiết nhằm giúp người đọc hình dung rõ về cảnh sắc hai bên bờ sông.