1. Nội dung tấm biển nhà hàng đã treo lên có bốn yếu tố:
- “ở đây”: chỉ địa điểm.
- “Có bán”: chỉ hoạt động kinh doanh của nhà hàng.
- “Cá”: chỉ mặt hàng đang kinh doanh.
- “Tươi”: chỉ chất lượng, chủng loại mặt hàng, phân biệt với chủng loại khác (cá khô chẳng hạn).
2. Có bốn người góp ý về tấm biển:
- Người thứ nhất bình phẩm chữ “tươi” (Nhà này xưa nay quen bán cá ươn?)
Ý kiến này không thoả đáng. Như trên đã phân tích, chữ tươi ở đây ngoài ý nghĩa chỉ phẩm chất (tươi) còn có ý nghĩa chỉ chủng loại (không phải cá khô), nên chữ tươi là cần thiết.
- Người thứ hai bình phẩm hai chữ “ở đây” (Chẳng lẽ ra hàng hoa mua cá).
Ý kiến này thoạt nghe có vẻ có lí. Tuy nhiên, trong nghệ thuật quảng cáo, hai chữ “ở đây” không thừa. Chúng có ý nghĩa tác động, tạo sự chú ý cho khách hàng (Ví dụ: A! Đây rồi. Cầy tơ bảy món).
- Người thứ ba bàn về hai chữ “có bán”.
Có ý kiến cho rằng ý kiến này đúng một nửa (để chữ bán, bỏ chữ có). Chữ bán đúng là rất cần thiết, nó chỉ tính chất kinh doanh (bán chứ không mua) Không có chữ bán, e rằng khách hàng không biết nơi này bán cá (hãy đến mua) hay là mua cá (mang cá đến mà bán). Tuy nhiên, cũng như hai chữ “ở đây”, chữcó cũng không thừa. Nó có ý nghĩa khẳng định, nhấn mạnh hoạt động kinh doanh của nhà hàng. Nếu bỏ chữ có, tấm biển vẫn đủ ý nhưng sức tác động trong quảng cáo sẽ nhẹ đi rất nhiều (so sánh ở đây bán cá và ở đây có bán cá).