Lịch pháp và Thiên văn học
- Sáng tạo ra lịch. Một năm có 365 ngày được chia thành 12 tháng.
- Biết tính chu kì thời gian bằng năm, tháng, tuần, ngày và mùa gồm mùa mưa, mùa khô, mùa gieo trồng đất bãi.
- Biết đo thời gian bằng ánh sáng mặt trời và tính được mỗi ngày có 24 giờ.
* Chữ viết
- Ban đầu là chữ tượng hình, sau đó là chữ tượng ý.
- Nguyên liệu được dùng để viết: vỏ cây papirút (Ai Cập), những tấm đất sét (Lưỡng Hà); thẻ tre, mai rùa, lụa (Trung Quốc)
* Toán học
- Người Ai Cập cổ đại rất giỏi hình học.
- Người Lưỡng Hà giỏi về số học.
- Người Ấn Độ sáng tạo ra 10 chữ số từ 0-10
* Kiến trúc
- Nghệ thuật kiến trúc phát triển rất phong phú.
- Như Kim tự tháp ở Ai Cập, những khu đền tháp ở Ấn Độ, thành Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà,...
+ Chữ viết: Sử dụng chữ tượng hình; Chữ được viết trên giấy làm từ thân của cây Papirut
Tham khảo
– Những thành tựu văn hóa chủ yếu của Ai Cập:
Phát minh ra giấy: Người Ai Cập đã dùng thân cây Pa pi-rut để tạo giấy. Từ”paper” (giấy viết trong tiếng Anh) có gốc từ “Papyrus”. Người Lưỡng Hà dùng những vật nhọn có hình tam giác làm “bút” rồi viết lên tấm đất sét ướt tạo thành chữ giống hình cái nêm nên gọi là chữ hình nêm.Chữ viết: Người Ai Cập dùng hình vẽ thực để biểu đạt ý niệm gọi là chữ tượng hình (hình 1, tr.29).Toán học: Người Ai Cập đã biết làm các phép tính theo hệ đếm thập phân.Phát minh ra lịch: Họ cũng biết làm lịch, một năm có 12 tháng, một tháng có 29 hoặc 30 ngày.Kỹ thuật ướp xác của người Ai Cập cũng còn nhiều điều bí ẩn mà ngày nay các nhà Khoa học đang tìm lời giải đáp.Kiến trúc: Kim tự tháp và tượng Nhân sư– Những thành tựu văn hóa chủ yếu của Lưỡng Hà:
Chữ viết: Người Lưỡng Hà dùng chữ hình nêm. Đó là loại chữ cổ nhất thế giớiToán học: Người Lưỡng Hà thì theo hệ đếm 60, từ đó, người Lưỡng Hà phân chia 1 giờ thành 60 phút và 1 phút gồm 60 giây, tính được diện tích các hìnhKiến trúc: Vườn treo Ba-bi-lon